Bình luận Chính trị – Kinh tế – Xã hội (tiếp theo)
Tân Bí thư thành ủy Tp HCM Đinh La Thăng. Ảnh: Reuters.
Các bài dưới đây đươc đăng để rộng đường thông tin và bình luận đa chiều. Nội dung những bài viết này không phản ảnh quan điểm hay lập trường của Website. BBT
Chém, chọi, cướp và thề
Posted by adminbasam on 22/02/2016
Blog RFA – CanhCo – 22-2-2016
Mỗi năm có ba chữ C to đùng vào những ngày tháng Giêng, khi người Việt vẫn mang nặng tâm lý là tháng ăn chơi, tháng lễ hội và cờ bạc mà trong những trò ăn chơi ấy lộ rõ tính cách người Việt, hay ít ra một bộ phận rất lớn người Việt một cách thảm hại.
Chém. Tại sao vẫn còn lễ tục dã man này trong xã hội văn minh khi nhà nước vẫn một hai cho rằng cả nước đang hòa mình vào thế giới phẳng, nơi mà cuộc sống của từng người bên này bán cầu cũng được nhín ngắm, sờ mó, thậm chí rình rập của người khác ở phía bên kia.
Chém lợn ở làng Ném Thượng năm nay xem ra thiếu ầm ỉ, đám rước ông “lợn” lèo tèo vài trăm người với hình bác to đùng đi trước. Vài người theo sau với lộng, cán, trống cùng với phướn và ông lợn nằm trên xe cây coi bộ buồn rầu ủ rũ lạ. Lễ hội chém lợn được đông đảo người trẻ tham gia, không biết nếu có dịp ra nước ngoài du học các em trả lời sao khi bạn bè ngoại quốc hỏi các em nghĩ sao về hình ảnh dã man này? Đọc tiếp »
Một hội nghị thượng đỉnh vô vị đã diễn ra ở Sunnylands
Posted by adminbasam on 22/02/2016
Cuộc gặp mặt thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và 10 nước ASEAN tại một nơi đọc lên đã thấy có nhiều ánh nắng mặt trời, đã kết thúc một cách… vô “mầu sắc”, “vô mùi vị” và ít được truyền thông thế giới chú ý (thậm chí bị dè bỉu). Cũng chả hiểu nắng mặt trời vùng Nam California này nó nóng đến độ nào mà tất cả các vị đứng đầu đều phải bỏ cà vạt ở nhà nghỉ, hay… bỏ vào túi mà nhiều ký giả đều phán đoán là tính chất cuộc gặp này chắc chắn là “thiếu tính chính thức”, sẽ chẳng đi đến đâu và nó càng rõ ràng là nó đề cập có 2 vấn đề kinh tế và an ninh biển Đông nhưng chẳng có gì ký kết cụ thể, chính thức mà toàn là những điều “hứa hẹn”, “quan tâm”, những “sẽ”, những “cần phải”, “ghi nhận” khi bản “Tuyên bố cuối cùng 17 điểm” được phổ biến sau hai ngày làm việc ngắn ngủi.
Ngay cái điều mong ước của một số nước đang bị Trung Cộng “chơi cha” cũng như một số nước đang muốn tránh đụng tới hai chữ Trung Quốc để khỏi phải công khai tỏ thái độ “chống kẻ đang giúp mình cả tỷ tỷ USD”… cũng được lờ tịt đi, không một lần dám “phạm húy”!Đọc tiếp »
Việt Nam không có dân cử, dân bầu – Chỉ có Đảng cử, Đảng bầu
Posted by adminbasam on 22/02/2016
BĐLB VOA – Thiện Ý – 22-2-2016
Trong buổi họp báo ngày kết thúc Đại hội XII của đảng CSVN Tổng Bí thư tái cử Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của đảng CSVN. Theo ông, đó là một chế độ “dân chủ tập trung” do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, «dân chủ hơn hẳn» một số nước có tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu ra những người lãnh đạo cao nhất nước “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.
Nhưng sự thật là như thế nào?
I/- Việt Nam không có dân cử, dân bầu Đọc tiếp »
CSVN Đi Với Mỹ: Đừng Mong
Posted by adminbasam on 22/02/2016
Việt Báo – Vi Anh – 22-2-2016
Một thoáng thời sự về tình hình mới của tương quan của Mỹ đối với Đảng Nhà Nước CSVN. Tin cho hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một người Nam mới 66 tuổi gần 2 nhiệm kỳ thủ tướng chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần Mỹ để giải toả áp lực của TC về kinh tế và xâm lấn biển đảo của VN, bị Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng giữ chức này từ 2007, gốc CS Bắc Việt, rất thân cận với TC, 71 tuổi, dùng trò phù thuỷ bầu cử kiểu CS độc diễn tái đắc cử, loại TT Dũng về vườn, hết làm thủ tướng vào tháng 5/2016.
Lẽ ra còn 3 tháng nữa mới hết nhiệm kỳ thủ tướng, thì Ô. Dũng đương nhiên đi dự Thượng đĩnh Mỹ-ASEAN. Nhưng ban đầu, tin tức BBC tiếng Việt và các trang mạng xã hội trong nước cho biết O. Dũng sẽ không dự hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Asean ở Cali. Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh vừa mới được vào Bộ Chánh trị sẽ cầm đầu phái đoàn đi dự. Nhưng đến cuối ngày thứ Sáu 12/2, các nguồn tin tiết lộ Việt Nam thông báo cho phía Hoa Kỳ rằng, Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn đầu đoàn. Và đài VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ cũng loan tin này. Đọc tiếp »
Chính Trị Và Luật Pháp Trên Biển Đông, Nhà Chiến Lược, Luật Gia và Biển Đông — Để Hiểu Rõ Luật Pháp và Chính Trị Trên Vùng Biển Tranh Chấp
Posted by adminbasam on 22/02/2016
Việt Báo – Tác giả: Kerry Lynn Nankivell – Dịch giả: Huỳnh Kim Quang
Độc giả của The Diplomat gần đây đã được cống hiến sự trao đổi giữa 2 chuyên gia hàng đầu trong những tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tiến Sĩ Sam Bateman, thiếu tướng Hải Quân về hưu của Hải Quân Hoàng Gia Úc (RAN), đã viết về các vấn đề chiến lược liên quan tới Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ (FON OPS) trên Biển Đông. Bateman cảnh báo Hoa Kỳ “quân sự hóa” một khu vực nhạy cảm và “quay ngược kim đồng hồ” luật quốc tế. Phản ứng với các tuyên bố này, Chỉ Huy Trưởng Jonathan Odom, chánh án tối cao tòa án quân sự của Lục Quân Hoa Kỳ (JAG), cựu cố vấn chính sách biển trong Văn Phòng của Bộ Quốc Phòng, và hiện là giáo sư quân sự tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, bảo vệ Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ bằng việc giải thích những nền tảng sai lầm pháp luật trong tuyên bố của Bateman. Đọc tiếp »
Phiếm và Biếm: Bà Đầm Xòe phỏng vấn Phùng Quang Thanh
Posted by adminbasam on 22/02/2016
Bà Đầm Xòe – Trương Cừ ghi – 22-2-2016
Tuần này Bà Đầm Xòe (BĐX) được phép phỏng vấn Đại tướng Phùng Quang Thanh (PQT) bộ trưởng bộ quốc phòng. Đại tướng dáng vẫn còn mệt mỏi sau cơn trọng bệnh. Khác với dự đoán ông tỏ ra khá thân thiện với dân lề trái …
BĐX: Xin chúc mừng đại tướng qua cơn bệnh hiểm nghèo. Đại tướng có thể cho biết sức khỏe hiện tại ra sao, có thể dự hội nghị không ngủ gật được chưa?
PĐT: (cười) Nước Nga có một tướng tài Kutuzov, chuyên ngủ trong các cuộc họp như ta, vậy mà đánh tan được Napoleon.
BĐX: Xin đại tướng cho biết, hiện đại tướng có bao nhiêu quân sĩ?
PĐT: (cười) Các anh lề trái cứ hay thích hỏi khó! Thời bình điều đáng quan tâm là quân đội làm ăn kinh tế ra sao. Nhiều tiền quan trọng hơn nhiều binh sĩ. Quân đội thời gian cuối ăn nên làm gia nên ta đã có thể tấn phong hàng loạt các tướng sĩ, ai nấy đều được chia phần sòng phẳng bạch nhật, không có là kiểu bao bì chuyền ngược chạy xuôi như bên chính phủ của Ba Dũng. Đọc tiếp »
Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?
Posted by adminbasam on 22/02/2016
Đại Sự ký Biển Đông – Tác giả: Alexander L. Vuving – Biên dịch: Huệ Việt (Với sự hiệu đính của tác giả)
Bài viết được hoàn thành năm 2015.
21-2-2016
Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.[1]
Vậy kết cục của cuộc chơi xây dựng đảo này sẽ là gì? Vai trò của các hòn đảo nhân tạo này trong thời kỳ chiến tranh và ở phương diện luật biển rất đáng hoài nghi. Những hòn đảo này quá nhỏ và quá cô lập để có thể chống đỡ các cuộc tấn công lớn, chúng có thể dễ dàng trở thành gánh nặng trong thời gian chiến tranh. Chỉ là đảo nhân tạo, những thực thể địa lý này sẽ không thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vậy tại sao Trung Quốc lại đầu tư những nguồn lực khổng lồ để tạo ra những hòn đảo này? Trung Quốc cần những đảo này làm gì? Đọc tiếp
Blog VOA – Cao Huy Huân – 21-2-2016
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày tờ trình của Chính phủ xin rút dự án Luật biểu tình ra khỏi chương trình nghị sự trong kỳ họp tới của Quốc hội. Không ít người theo dõi quá trình xem xét và thiết lập luật biểu tình tại Việt Nam nghe tin này mà cảm thấy thất vọng, hụt hẫng ít nhiều.
Không làm được hay không chịu làm?
Luật biểu tình là cụm từ người dân Việt Nam đã được nghe từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Có người bảo các ngành chức năng liên quan giống như đang chơi trò cù cưa, tức đưa vào rồi lại rút ra khỏi các kỳ họp Quốc hội mà không cho biết vì sao, họa chăng cũng có nêu lý do này lý do kia nhưng tất cả nghe qua đều thấy không mấy thuyết phục, trong khi nhu cầu từ thực tế là có thật. Báo chí Việt Nam dẫn lại cho biết nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề nghị rút dự luật biểu tình. Chính Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khẳng định rằng cần đảm bảo thời gian trình Luật biểu tình. “Quyền biểu tình là quyền cơ bản của công dân, đã được đề cập từ năm 1945 rồi, cứ lùi đi lùi lại mãi, bây giờ lùi đến bao giờ? Đây là vấn đề, nếu chúng ta cứ lùi mãi thì hoàn toàn không có lợi về mặt chính trị”, vị này bày tỏ bức xúc. Đọc tiếp »
Ba cuộc cách mạng biến đổi một xã hội
Posted by adminbasam on 21/02/2016
Nguyễn Hồng Hải, Canada, 21-2-2016
Người Việt Nam luôn mong muốn đất nước phát triển để sánh vai cùng với những nước tiến tiến, phát triển trên thế giới. Nghiên cứu sự phát triển của các quốc gia khác nhau để tìm ra một con đường cho Việt Nam là điều cần thiết. Trong bài viết này, tôi đưa ra một số nhận định về sự phát triển của các quốc gia mà chúng ta nên có những nghiên cứu và học tập. Mỗi quốc gia muốn phát triển vượt bậc đều cần có ít nhất một trong ba cuộc cách mạng. Cách mạng về khoa học kỹ thuật, cách mạng về văn hóa, cách mạng về thể chế chính trị.
1- Cách mạng về khoa học kỹ thuật:
Nếu lấy Trung Quốc là một ví dụ điển hình để nghiên cứu. Họ có thể chế chính trị tương đối giống Việt Nam và lấy xuất phát điểm kể từ năm 1979 khi mà 2 nước nổ ra cuộc chiến tranh biên giới thì Trung Quốc và Việt Nam không khác nhau nhiều về trình độ khoa học kỹ thuật. Trung Quốc trong chiến tranh vẫn phải sử dụng chiến thuật “biển người” để tấn công, chứ không dùng sức mạnh khoa học công nghệ. Đọc tiếp »