30/04/1975: Trên toàn cầu Hoa Kỳ ‘đã không thất bại trong cuộc chiến Việt Nam’.

Cac Bai Khac

No sub-categories

30/04/1975: Trên toàn cầu Hoa Kỳ ‘đã không thất bại trong cuộc chiến Việt Nam’.
  • Joaquin Nguyễn Hòa
  • Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ San Jose, California, Hoa Kỳ

1 tháng 5 2023

Nguồn hình ảnh, Nguyen Tien HungMột
trong những cuộc họp Mỹ – Việt cuối cùng trong Dinh Độc Lập. Tác
giả Nguyễn Tiến Hưng (bìa phải), ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên. Tại
cuộc gặp mặt hôm 29/04/2023 tại San Jose, có người nói TT Nguyễn Văn
Thiệu (cuối bàn trong hình) phải chịu trách nhiệm một phần về sự sụp
đổ của Sài Gòn năm 1975

Sáng ngày 29/4/2023, Viet Museum (còn gọi là Bảo tàng thuyền nhân) ở thành phố San Jose, California, tổ chức một buổi lễ tưởng niệm ngày Sài Gòn sụp đổ, kết thúc chiến tranh Việt Nam, 30/4/1975.

Buổi tưởng niệm diễn ra tại một hội trường trong trụ sở của quận hạt Santa Clara. Ngoài phần nghi lễ, kéo dài hơn 30 phút, còn có sự tham gia của ba diễn giả nói về cuộc chiến Việt Nam.

Giáo sư Vũ Tường, trưởng khoa Chính trị học, đại học Oregon. Ông Tường là người nghiên cứu nhiều về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyển sách công phu nhất của ông là Cách mạng cộng sản Việt Nam (Vietnam’s Communist Revolution). Các quyển sách gần đây của ông, cùng với một số tác giả khác nói về những tư tưởng cộng hòa tại Việt Nam, cũng như nhà nước Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, từng làm Tổng trưởng kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa, tác giả hai quyển sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam là: Khi đồng minh tháo chạy, Hồ sơ Dinh Độc Lập, nói về những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.

Ông Jay Veith, từng là đại úy trong quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, tác giả quyển Tháng tư đen, sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, 1973-1975 (The Black April, the Fall of South Vietnam, 1973-1975).

Có khoảng 100 người tham dự, toàn bộ là người Việt. Thời gian dành cho các diễn giả nói và trả lời các câu hỏi là khá dài (một tiếng rưỡi), nhưng một số người tham gia, thay vì đặt câu hỏi, lại muốn lấy diễn đàn để phát biểu quan điểm, hay nằng nặc muốn thảo luận “riêng” với các diễn giả,… làm cho ban tổ chức phải rất vất vả điều khiển cuộc trao đổi.

Một vị tự xưng là “tổng thống của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lưu vong”, không đồng ý khi các điều hợp viên cắt lời ông ta, viện cớ rằng ông ta có quyền nói vì … tự do ngôn luận.

Tuy vậy các diễn giả cũng nêu được một số luận điểm về cuộc chiến Việt Nam cũng như công việc họ đã, hay đang làm.

Tư tưởng cộng hòa và cộng sản đối nghịch

image.png

Giáo sư Vũ Tường, trưởng khoa Chính trị học, đại học Oregon cầm micro
phát biểu. Bên trái ông là cựu Bộ trưởng Nguyễn Tiến Hưng và sau là ông
Jay Veith- hình của tác giả bài viết.

Theo giáo sư Tường thì những tư tưởng cộng hòa, đối nghịch với ý thức hệ cộng sản, đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, và được đại diện bởi nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Như vậy, giáo sư Tường nói thêm, là nhà nước Việt Nam Cộng hòa là một thực thể tồn tại trên những giá trị cộng hòa đối lập với cộng sản, chứ không phải là một nhà nước hoàn toàn do Mỹ lập ra.

Ông nói rằng ông và các đồng nghiệp người Mỹ gốc Việt, đang nỗ lực đưa quan điểm đó vào các trường học Mỹ, hầu thay đổi cái nhìn một chiều về cuộc chiến Việt Nam trong giới học thuật Mỹ nói riêng, xã hội Mỹ nói chung.

Có một câu hỏi do một người từ Pháp đặt ra là tại sao tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001), không ở lại Sài Gòn để chiến đấu mà bỏ đi ra nước ngoài, trong những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ.

Ông Nguyễn Tiến Hưng trả lời rằng ông Thiệu không muốn ra đi, nhưng ông bị áp lực từ các đồng sự phải ra đi để cho Việt Nam Cộng hòa có cơ hội đàm phán với phía cộng sản. Ông Vũ Văn Lộc, giám đốc Viet Museum không đồng ý với ông Hưng, cho rằng ông Thiệu chỉ vin vào những áp lực đó để bỏ đi.

Có một câu hỏi về nguyên nhân sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa, do người Mỹ, hay do chính Việt Nam Cộng hòa. Ông Vũ Tường và ông Jay Veith cho rằng nguyên nhân thất bại là cả hai. Ông Veith nói rằng một trong những thất bại quan trọng của Việt Nam Cộng hòa là không thuyết phục được dư luận xã hội Mỹ về cuộc chiến của chính mình, dẫn đến những phong trào phản chiến khắp nơi khi mà sự thiệt hại về nhân mạng của quân đội Mỹ lên cao.

Ông Vũ Tường nói thêm là xã hội miền Bắc Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, được tổ chức tốt hơn cho một cuộc chiến tranh, trong đó mọi công dân đều bị sung quân, quân đội cộng sản có kinh nghiệm chiến đấu hơn sau một thời gian dài đánh nhau với người Pháp, cách thức tuyên truyền về cuộc chiến cũng tốt hơn, không để những tin tức xấu lan về hậu phương gây ra tác động không tốt.

Có một câu hỏi khá lạ của vị khách tự xưng là “tổng thống chính phủ Việt Nam Cộng hòa lưu vong”, rằng ông thấy rằng Trung Cộng (Trung Quốc) sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào, thế thì người Mỹ có kế hoạch để đưa Việt Nam Cộng hòa trở lại Việt Nam?

尼克松访华常被认为是中美之间相互孤立时代的结束,但两个国家在未来半个世纪里跌宕起伏的关系才徐徐开始。

Richard Nixon và Chu Ân Lai nâng ly năm 1972 cho quan hệ ‘không còn là
kẻ thù’. Ba năm sau Hoa Kỳ bỏ Nam VN và gần hai thập niên sau, Liên Xô
tan rã

Ông
Jay Veith trả lời ngay lập tức rằng không. Ông Vũ Tường nói rằng ông
chẳng thấy có gì chứng tỏ rằng người Mỹ muốn đưa Việt Nam Cộng hòa trở
lại, mà ngược lại, người Mỹ đang tích cực làm việc với Hà Nội, với nước
Việt Nam hiện tại, trong những chính sách đối ngoại toàn cầu của họ.

Ông
Vũ Tường kết luận rằng, thực ra trên bình diện toàn cầu, nói rằng người
Mỹ thất bại cũng không đúng, mà họ đã thay đổi chiến lược, đánh sập cả
hệ thống cộng sản Liên Xô, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Joaquin Nguyễn Hòa.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-65444493