2019: Trung cộng sẽ xâm chiếm Đài Loan?

Cac Bai Khac

No sub-categories

2019: Trung cộng sẽ xâm chiếm Đài Loan?
Đỗ Thành (Danlambao) – Giới thạo tin tức quốc tế đang nhận thấy rằng bước đi sắp đến của ông Tập Cận Bình là cực kỳ khó khăn và nguy hiểm bởi liên tiếp bị Mỹ và phương Tây dồn vào đường cùng và chiếu bí trên nhiều mặt trận ngoại giao, bắt đầu bằng cuộc chiến thương mại từ đầu năm 2018 đến nay.
Các cuộc tập trận hải quân hôm 18/04/2018 tại eo biển Đài Loan, nơi có bề rộng khoảng 180 kilomet chia cách Hoa lục với đảo quốc được tổ chức lần đầu tiên trong khu vực này. Tuy Trung Quốc vẫn giữ một khoảng cách so với bờ biển Đài Loan, nhưng thông điệp rất rõ ràng cho Đài Bắc và Washington về sự chuẩn bị này.
Sự cương quyết đưa đảo quốc đi đến độc lập của bà Thái Anh Văn trước khi hết nhiệm kỳ năm 2020 sẽ là một lý do khác để ông Tập quyết định đưa quân vượt qua eo biển trong năm 2019. Ông Tập đang dần nhận ra rằng phương cách đột phá ra biển lớn cho chiến lược Một vành đai một con đường bằng cách nuốt trọn biển Đông đã không còn dễ dàng như dự tính ban đầu hơn 10 năm về trước (hãy xem bài: Biển đông 2019 và hàng không mẫu hạm đồng minh) , ông Tập đang chuyển đổi để nhắm vào mắt xích yếu nhất là Đài Loan trong chuỗi đảo bao vây Trung quốc, từ phía đông bắc với Hàn quốc, Nhật bản và phía đông nam với Đài Loan, phía cực nam thì kẹt cứng với lực lượng hải quân hùng hậu của các hạm đội của Mỹ và đồng minh thuộc trục Kim cương và phương tây gồm có Anh quốc và Pháp quốc, thì tấn công Đài Loan xem ra dễ nhất và mau lẹ nhất và chính danh nhất.
Ông Tập và quân đội của Tàu đang tính toán gì khi ngày 01/01/2019, qua thông điệp đầu năm, ông Tập Cận Bình đã lớn tiếng kêu gọi Đài Loan về với Trung Quốc như Macao hay Hong Kong, chấp nhận mô hình một đất nước, hai chế độ, đồng thời ông Tập cũng ra lệnh cho quân đội chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ lực toàn diện với đảo quốc Đài Loan.
Về phía Đài Loan thì bà Thái Anh Văn, hôm 5/1 cũng đã trả lời và lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ ở trong nước cũng như quốc tế đối với độc lập của Đài Loan khỏi Trung Quốc dưới sự dẫn dắt cương quyết của đảng Dân Tiến, đảng của bà Thái Anh Văn.
Chuyên gia Bonnie Glaser nhấn mạnh: “Nguy cơ Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan là có thật. Nhưng Đài Bắc rất thận trọng, ít khi tạo cớ cho Bắc Kinh có thể gây sự, nên hiện nay khả năng này ở mức thấp”. Còn theo một số nhà nghiên cứu khác, một cuộc tấn công của Trung Quốc, rất có thể sẽ dẫn đến việc Washington can thiệp quân sự, trong thời điểm hiện nay sẽ mang lại nhiều rủi ro cho Bắc Kinh.
Nhưng nếu nổ súng tấn công Đài Loan trong lúc này sẽ giúp ông Tập tái tạo và có lại niềm tin của dân vào đảng cộng sản tàu, cũng như có được tính chính danh thông qua tuyên truyền của đảng về cái gọi là “chiến dịch thống nhất đất nước Trung hoa”, niềm mơ ước, nổi đau chia cắt từ đệ nhị thế chiến của toàn dân Trung hoa lục địa và Đài Loan.
Cũng nên nhắc lại là trước 1975, người dân miền bắc Việt Nam cũng bị tuyên truyền không khác mấy về cái gọi là giải phóng miền nam để thống nhất đất nước.
Người dân Việt và Hoa trước nay sống trong bưng bít thông tin, loa phường láo toét, nghèo khổ, họ tin đảng cộng sản rất đễ dàng; nhưng ngày nay, người Trung hoa lục địa, tương đối tiến bộ và trở nên khá giàu có, còn có được niềm tin vào một cuộc chiến tranh mạo hiểm như thế nữa hay không?
Cái giá phải trả sẽ không hề rẻ vì Đàì Loan không dễ nuốt về quân sự, không dễ thực hiện một cuộc xâm chiếm thần tốc như phác họa của một vài vị tướng diều hâu của Giải phóng quân Trung quốc nhưng cũng nên biết là chênh lệch lực lượng của hai bên eo biển thật là lớn nếu không có sự can thiệp của Mỹ thì đảo quốc khó mà chống cự lâu dài hơn 30 ngày với một tổn thất khủng khiếp về nhân sự cho cả hai bên.
Chuyên gia Antoine Bondaz nhận xét: “Bắc Kinh chuyên áp dụng chính sách chuyện đã rồi, tìm cách dần dà thay đổi hiện trạng một cách có lợi cho mình, mà không bị cộng đồng quốc tế đáp trả mạnh mẽ”.
Phản ứng mà ông Tập dự đoán và chờ đợi là thế giới còn lại, thông qua tiếng nói của Liên hiệp quốc, là những giải pháp thường thì bất khả thi, không hiệu quả và mất thời gian, Trung quốc sẽ bỏ tiền mua chuộc thế giới rằng đó chỉ là việc “nội bộ” của đất nước Trung hoa và cũng sẽ đứng yên mà nhìn như việc tương tự đã xảy ra gần đây khi Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukrainia.
Cuộc cờ địa chính trị đầy biến động cho châu Á Thái Bình Dương trong năm 2019, nơi một mặt thì Trung quốc muốn tạo ra một trật tự mới với địa vị một cường quốc biển trong khi đó thì Đài Loan chỉ muốn giữ nguyên hiện trạng.
Cũng nên biết là đã từ rất lâu, Hoa Kỳ đã dễ dàng chấp nhận giải pháp “Một quốc gia, hai chế độ” cho vấn đề Đài Loan thì rất có thể sẽ tiếp tục nhượng bộ tại eo biển Đài Loan thông qua thương lượng đổi chác một quyền lợi nào đó để tránh một xung đột quân sự giữa hai cường quốc. Xin đừng quên là vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ vốn là một thương gia mà bàn cờ chính trị chẳng qua cũng chỉ là bàn cờ thương mại mà thôi.
Sẽ là một tát tai vào trật tự thế giới nếu Liên Hiệp Quốc, phương Tây và nước Mỹ không thể phản ứng để bảo vệ sự an toàn của đảo quốc Đài Loan, nơi mà quyền lợi riêng của từng nước sẽ được đong đo cân nhắc kỹ lưỡng.
Người dân Đài Loan hình như đang đếm từng ngày tự do còn sót lại của đất nước mình trước sự thờ ơ vô cảm của toàn thế giới.
12.01.2019