Phải làm gì nữa?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phải làm gì nữa?

Hình ảnh bế mạc Đại hội toàn quốc đảng CSVN lần thứ XI ngày 19/1/2011

Theo VOA – Bùi Tín – 14.08.2014

Chế độ toàn trị độc đảng rất sợ các tổ chức độc lập và đối lập. Độc lập với đảng Cộng sản; đối lập với đảng Cộng sản. Vì họ muốn độc quyền lãnh đạo, một mình một chiếu, nắm trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thêm cả quyền lực thứ tư là quyền tự do ngôn luận.

Hiện nay Bộ Chính trị đã bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng CS. Ban Chấp hành Trung ương đảng đã cử ra ban dự thảo văn kiện đại hội, trong đó quan trọng nhất là bản Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Nếu như có chế độ đa nguyên, đa đảng như các nước dân chủ, chuyện chuẩn bị như trên hoàn toàn là chuyện nội bộ của mỗi đảng, nhưng ở Việt Nam nhân dân cần theo dõi sát sao các hoạt động của đảng CS vì họ tự nhận là lực lượng lãnh đạo duy nhất của đất nước, do đó cương lĩnh, chính sách của đảng CS tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân, mỗi gia đình, đến vận mệnh của mỗi con người và toàn dân tộc.

Từ đầu thế kỷ XX ở VN đã có nhiều tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp giành độc lập bị chính quyền thực dân đàn áp tàn khốc như các tổ chức Duy Tân, Việt Nam Quốc Dân đảng. Sau khi đảng CS mang danh nghĩa Việt Minh cướp chính quyền tháng 8/1945, họ loại bỏ rồi đi đến tận diệt mọi tổ chức yêu nước đó, vu cáo cho họ là Việt gian, để nắm độc quyền lãnh đạo cho đến nay.

Bộ Chính trị đảng CS chủ trương tại Đại hội XIII sẽ tổng kết công cuộc Đổi mới trong 30 năm qua. Họ sẽ cố che dấu thất bại nổi bật của đổi mới là đã đổi mới nửa vời, khập khiễng, đổi mới về kinh tế mà bất động về chính trị, vẫn giữ nguyên chế độ toàn trị độc đảng, vẫn một mực không trả lại cho toàn dân quyền tự do lựa chọn người đại diện cho mình.

Không có gì phi lý bằng việc Bộ Chính trị 16 người nắm toàn quyền cai trị đất nước, đóng vai Ông Vua tập thể tự phong, tự cho có quyền hành không giới hạn,  không hề được bầu bởi lá phiếu cử tri trong xã hội. Tự mình Tổng Bí thư đảng CS tuyên bố Hiến pháp của đất nước phải phụ thuộc và nằm trong khuôn khổ Cương lĩnh của đảng. Ai bắt buộc đất nước phải nằm dưới sự cai trị của đảng CS? Ai cho phép đảng CS đứng trên Quốc hội dù Quốc hội do đảng CS dựng nên?

Trước Đại hội đảng lần thứ XI cuối năm 2010, một nhóm gần 30 trí thức đã góp ý thẳng thắn, tâm huyết, và bác bỏ bằng lý lẽ chặt chẽ chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội mác xít, chế độ độc đảng phi dân chủ, nền kinh tế lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo. Nhưng lãnh đạo của đảng không chấp nhận một ý kiến nào của các trí thức tinh hoa trung thực ấy, cũng không trả lời một câu nào cho những ý kiến phản biện rất có giá trị ấy, trái lại họ vẫn cưỡng ép Đại hội XII kiên định 4 sai lầm chết người trên đây, thách thức lẽ phải, thách thức trí thức và toàn dân. Ngay sau Đại hội XII, nhóm trí thức nói trên lại họp để khẳng định chính kiến của mình, tiếp tục bác bỏ nội dung nguy hiểm của các văn kiện được Đại hội XII thông qua, nhưng những ý kiến tâm huyết này vẫn bị lãnh đạo coi là vô giá trị, với thái độ cao ngạo trịch thượng cố hữu.

Trong quá trình dự thảo bản Hiến pháp 2013, tập thể 72 trí thức nước ta lại ra Tuyên bố bác bỏ hoàn toàn bản dự thảo do Quốc hội thông qua, và đưa ra một dự thảo khác để toàn dân xem xét. Ngay sau đó bản Tuyên bố được 14.785 người ký tên tán đồng, nhưng không một ý kiến nào được chấp nhận. Bản dự thảo Hiến pháp 2013 cũ vẫn được Quốc hội bỏ phiếu với tỷ lệ 486/488 (2 phiếu trắng, không phiếu chống) sau khi đã được một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng CS thông qua. Lại một thái độ độc đoán, ngang ngược, áp đặt.

Gần đây lại có Thư ngỏ của 61 đảng viên kỳ cựu, cũng đều là trí thức loại xuất sắc của đảng, từng là giáo sư, viện trưởng, viện sỹ, chuyên viên bậc cao, cố vấn cho chính phủ, cho thủ tướng … nhắc lại những yêu cầu đã hoàn toàn chín muồi là từ bỏ hệ thống độc đảng toàn trị để chuyển hẳn sang hệ thống dân chủ pháp quyền, thực thi nền dân chủ đa đảng phổ cập, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, đồng thời đòi công khai hóa những thỏa thuận bí mật với Trung Quốc ở Thành Đô vào tháng 9 năm 1990, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải bằng cách đưa cuộc khủng hoảng biển Đông ra luật pháp quốc tế và mở rộng quan hệ hợp tác liên minh với các nước bạn bè thân thiết không hề có dã tâm bành trướng.

Đang có một phong trào hưởng ứng Thư ngỏ (TN 61) trên đây, đi cùng với phong trào Thoát Trung (thoát khỏi bọn bành trướng Trung Quốc) và Thoát Đảng (thoát ra khỏi Đảng CS vì đảng đã thoái hóa tự biến thành tay sai của ngoại bang, phản bội lại dân tộc và nhân dân).

Nhưng cũng có những ý kiến không mấy mặn mà với TN 61, cho rằng việc ký tuyên bố, kiến nghị, tuyên ngôn, thư ngỏ…vẫn chỉ là theo kiểu xin – cho, bị lãnh đạo khinh thị, ném vào sọt rác, không thèm đọc, chỉ là đấu tranh nửa vời, không có tác dụng, hoài công vô ích.

Có bài viết cho rằng dù cho có hàng chục thư ngỏ, tuyên bố với hàng vạn chữ ký thì đến Dại hội XII, đường họ họ vẫn đi, Hiến pháp 2013 tệ hại vẫn tồn tại, chủ nghĩa Mác – Lê vẫn ngự trị, chủ nghĩa xã hội ảo ảnh vẫn là mục tiêu, Bộ Chính trị đảng CS vẫn là Ông Vua tập thể, nạn tham nhũng vẫn hoành hành hung hãn hơn; ta làm gì được nào? Mọi sự sẽ vẫn như cũ. Bế tắc vẫn hoàn bế tắc.

Có ý kiến cho rằng tình hình cực kỳ khó khăn nhưng không thể bó tay tuyệt vọng. Việc nên làm đầu tiên là thức tỉnh đông đảo nhân dân Việt Nam về nguy cơ thật sự nghiêm trọng của đất nước. Làm sao cho mỗi người Việt Nam nhận rõ là đất nước lâm nguy, thảm họa đến từ 2 hướng, bên ngoài thì bọn bành trướng hoành hành ngay ở cửa ngỏ, còn thâm nhập sâu vào mọi ngóc ngách, cho tay chân thân tín thâm nhập lên đến chức phó thủ tướng đầy quyền lực; bên trong thì lãnh đạo CS thoái hóa không phương cứu chữa, đảng CS muốn tồn tại phải thay đổi tận gốc, về học thuyết, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, từ bỏ nền độc đảng toàn trị phản dân chủ, thật sự diệt tham nhũng từ « hổ đến ruồi » , thu hồi vô vàn tài sản bất minh trả về cho công quỹ.

Đồng thời cần công khai thách thức Bộ Chính trị xem họ có dám nhận tổ chức những cuộc trưng cầu dân ý công khai, công bằng trong toàn quốc có quan sát quốc tế về một số vấn đề cơ bản như :

  • Có nên tiếp tục coi học thuyết Mác-Lênin là cơ sở lý luận chính trị cho nước ta không?
  • Nước ta nên mang tên Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghia Việt Nam hay Nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam?
  • Nước ta nên thực hiện nền chuyên chính của một đảng CS hay nền cai trị dân chủ của nhiều đảng bình đẳng theo luật pháp ?
  • Nước ta có nên thực hiện hợp tác chiến lược toàn diện, liên minh với các nước tôn trọng nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của nước ta hay không?

Nếu họ không chấp nhận quyền lực tối cao của nhân dân qua các cuộc trưng cầu ý dân trên đây, còn ghi những điều phi lý trên vào các văn kiện chính thức của Nhà nước và của Đại hội XII, có nghĩa là họ sợ chính kiến của đông đảo nhân dân là bác bỏ đường lối chính sách của đảng CS, thì họ sẽ tự phơi bày bản chất xa dân, quay lưng lại với dân, tự phủ định bản chất chính đáng, chính danh của đảng CS.

Đến lúc ấy gần 20 tổ chức của xã hội dân sự, trong đó có hơn một chục blogger tự do, cùng với Văn Đoàn Độc lập VN, Hội Nhà báo Độc lập VN, 61 đảng viên CS kỳ cựu cùng với hàng vạn, hàng chục vạn hay hơn nữa đảng viên yêu nước thương dân đã phản tỉnh, hoàn toàn có lý để bắt tay nhau mở Hội nghị Diên Hồng của thế kỷ XXI, thành lập một tổ chức chính trị mới để tranh đua, đọ sức, theo ý dân có thể thay thế cho đảng CS tham gia lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước, lấy lá phiếu tự do của cử tri làm trọng tài tối cao.

Lúc ấy một sự kiện lịch sử sẽ xuất hiện, dựa vào quyền lập hội được các văn kiện quốc tế và hiến pháp công nhận, một Tổ chức chính trị cứu nước mang tên ví dụ như «Tập họp Dân chủ Việt Nam», hay như «Mặt trận Dân chủ Việt Nam», hay có thể là «Liên minh Dân tộc Dân chủ» sẽ đứng ra tham gia lãnh đạo đất nước.

Các đảng viên CS thật lòng yêu nước, thương dân, không bị nạn tham nhũng làm hư hỏng, sẽ hân hoan trả thẻ đảng CS, sung sướng đứng về phía nhân dân, tự hào ghi tên vào Tổ chức mới thân thiết của mình, cống hiến thực sự vào sự nghiệp cứu nước, phát triển đất nước phồn vinh, hòa nhập với thế giới dân chủ. Cả thế giới dân chủ sẽ hoan nghênh và hỗ trợ cao trào dân chủ của VN; cao trào dân chủ ở Trung Quốc với gần 100 triệu thành viên Pháp Luân Công sẽ bừng dậy đặt chế độ CS ở Trung quốc vào thế phòng ngự và suy yếu rõ rệt.

Tổ chức chính trị cứu nước mới sẽ có một dàn nhân sự hơn hẳn Bộ Chính trị, hơn hẳn Ban Chấp hành Trung ương đảng CS, hơn hẳn Quốc hội hiện tại, sẽ có hẳn một lực lượng cố vấn dày dạn, am hiểu nội tình và thế giới, một dàn nhân lực cầm quyền có trí tuệ, tâm huyết, có đạo đức, nghĩa là vừa có tâm vừa có tầm để nhân dân lựa chọn. Đảng CS muốn tồn tại buộc phải sửa mình cho trong sạch.

Cuộc thay đổi hoành tráng mà ôn hòa, sâu sắc không đổ máu sẽ đẩy bầy quan chức CS bất tài tham nhũng các cấp vào tình trạng vỡ tổ, vỡ ổ, run sợ sự vạch mặt, tố cáo của nhân dân. Lực lượng đàn áp trong tay họ sẽ buộc phải chuyển hướng theo nhân dân, chí ít cũng đứng trung lập để giữ mình, tránh bị nhân dân chỉ mặt là chống nhân dân, phản dân hại nước.

Không thể hài lòng dừng lại ở Thư Ngỏ 61 cũng như ở Tuyên bố về Hiến pháp 2013 có đến 14.785 chữ ký. Nhiều nhà bình luận cho rằng nếu dừng lại ở tuyên bố, kiến nghị, thư ngỏ như thế là rơi vào bẫy của thế lực cầm quyền ù lỳ, thối nát, giả câm giả điếc, là đấu tranh ấu trĩ, nửa vời, không có tác dụng, vô hiệu. Phải làm gì nữa ? Khi thời cơ lịch sử đến. Khi thời đại vẫy gọi. Nhân dân đang chờ đợi.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại hội đại biểu toàn quốc là Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ 5 năm một lần. Đại biểu dự đại hội gồm các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

Ðại biểu chính thức dự Đại hội đạii biểu toàn quốc gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu; Ðại biểu dự Đại hội phải được Đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận.

Đại hội Đại biểu toàn quốc bất thường có thể được triệu tập khi Ban Chấp hành Trung ương thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số Cấp ủy trực thuộc yêu cầu. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.

Ở các cấp, cơ quan lãnh đạo cao nhất là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên, với đại biểu tham dự gồm các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

Nhiệm vụ

  • Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua;
  • Quyết định đường lối, chính sách của đảng nhiệm kỳ tới;
  • Bầu Ban Chấp hành Trung ương; Số lượng Ủy viên Trung ương chính thức và Ủy viên Trung ương dự khuyết do Ðại hội quyết định;
  • Bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần.

Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc

Đại hội đại biểu toàn quốc Thời gian Địa điểm Số đại biểu Số đảng viên Sự kiện
Lần thứ nhất 28 – 31/3/1935 Ma Cao (Trung Quốc) 13 600
Lần thứ hai 11 – 19/2/1951 Tuyên Quang 158 (53 dự khuyết) 766.349 Khởi xướng Cải cách ruộng đất
Lần thứ ba 5 – 12/9/1960 Hà Nội 525 (51 dự khuyết) 500.000 Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, tiến hành Cách mạng Dân tộc Dân chủ ở miền Nam
Lần thứ tư 14 – 20/12/1976 Hà Nội 1008 1.550.000 Đại hội đầu tiên sau thống nhất
Lần thứ năm 27 – 31/3/1982 Hà Nội 1033 1.727.000
Lần thứ sáu 15 – 18/12/1986 Hà Nội 1129 2.109.613 Khởi xướng chính sách đổi mới
Lần thứ bảy 24 – 27/6/1991 Hà Nội 1176 2.155.022
Lần thứ tám 28/6 – 1/7/1996 Hà Nội 1198 2.130.000
Lần thứ chín 19/4 – 22/4/2001 Hà Nội 1168
Lần thứ mười 18/4 – 25/4/2006 Hà Nội 1176 3,1 triệu Đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân
Lần thứ mười một 12/1 – 19/1/2011 Hà Nội 1377 3,6 triệu


Cờ của Việt Nam Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam Communist Party of Vietnam flag.svg
1935 | 1951 | 1960 | 1976 | 1982 | 1986 | 1991 | 1996 | 2001 | 2006 | 2011| 2016|

Các kỳ Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam Từ Đại Hội I Đến Đại Hội X

Các kỳ Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam Từ Đại Hội I Đến Đại Hội X

1. Đại Hội I:

Diễn ra từ ngày 27-31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc) do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Đại hội có 13 đại biểu đại diện cho các tổ chức cơ sở Đảng trong nước và ngoài nước. ĐH bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. (Đến tháng 10/1936 TƯ Đảng được tổ chức lại, đồng chí Hà Huy Tập làm TBT; tháng 3/1938 BCH TƯ Đảng họp Hội nghị toàn thể, bầu Nguyễn Văn Cừ làm TBT; tháng 11/1940, Hội Nghị TƯ 7, Trường Chinh được phân công làm quyền TBT; tại Hội nghị Trung ương VIII (5/1941), đồng chí Trường Chinh được bầu làm TBT). 2. Đại Hội II

Diễn ra từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 73 vạn đảng viên. Đồng chí Tôn Đức Thắng đọc diễn văn khai mạc ĐH. ĐH thông qua báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, báo cáo “Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới CNXH” của đồng chí Trường Chinh. ĐH còn thông qua Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên này). Chính cương xác định mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ là tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa, xác định đối tượng chính của CM VN là CNĐQ xâm lược Pháp và can thiệp Mĩ, ngoài ra còn có bọn phong kiến phản CM. Chính cương nêu ra nhiệm vụ của CMVN là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế dộ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH; chính cương còn nêu ra 15 chính sách lớn của Đảng. Đh bầu ra BCH TƯ gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. BCHTƯ đã bầu Bộ chính trị có 7 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Đh bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, bầu đc Trường Chinh làm TBT. 3. Đại Hội III

Diễn ra từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội. Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước.

Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “ĐH lần này là ĐH xây dựng CNXh ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”

ĐH thông qua Nghị quyết về “Nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới” đó là đẩy mạnh CM XHCN ở miền Bắc và tiến hành CM Dân tộc dân chủ nhân dân (DTDCND) ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

ĐH xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược CM ở mỗi miền: CMXHCN ở MB giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng VN và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. CMDTDCND ở MN giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành CMDTDCND trong cả nước. ĐH đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc nước ta là : “Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống của nhân dân ta và đoàn kết với các nước XHCN đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố MB trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”

ĐH bầu ra BCHTƯ gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. BCHTU đã bầu ra Bộ chính trị gồm 11 ủy viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng. Đc Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng.

4. Đại Hội IV

Diễn ra từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà Nội. Dự Đh có 1008 đại biểu thay mặt cho hơn 1.5 triệu đảng viên trong cả nước. ĐH thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976-1980, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng.

ĐH quyết định đổi tên Đảng Lao Động VN thành Đảng CSVN.

ĐH xác định đường lối chung của CMMN trong thời gian tới: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành dồng thời 3 cuộc CM: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới XHCN; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc VN hòa bình, độc lập, thống nhất và CNXH; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. ĐH xác định đường lối xây dựng kinh tế là đẩy mạnh CNH, ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đưa VN trở thành một nước công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và Khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.

ĐH còn bổ sung Điều lệ Đảng, thay chức danh Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng là TBT ĐH bầu BCH TƯ gồm 101 ủy viên chính thức, BCT gồm 14 ủy viên.

Đc Lê Duẩn được bầu làm TBT.

Đây là ĐH toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên CNXH.

5. Đại Hội V

Diễn ra từ ngày 27-31/3/1982 tại Hà Nội. Dự Đh có 1033 đại biểu thay mặt cho hơn 1.7 triệu đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở.

ĐH thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80, Báo cáo về xây dựng Đảng.

ĐH xác định nhiệm vụ của Đảng là xây dựng thành công CNXH, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.

ĐH xác định nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng lúc này là tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, một Đảng thật sự trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng.

ĐH bầu BCH TƯ gồm 116 ủy viên chính thức, 36 ủy viên dự khuyết. Bộ chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết, Ban bí thư gồm 10 đc, đc Lê Duẩn được bầu lại giữ chức vụ TBT.

ĐH V đã có những bước tìm tòi bước đi trên con đường quá độ lên CNXH, trước hết là về mặt kinh tế.

6. Đại Hội VI

Diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 tại Hà Nội. Có 1129 đc tham dự, thay mặt cho gần 1.9 triệu Đảng viên cả nước. Tinh thần của ĐH là “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. ĐH khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị của Đảng nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành ĐH. Báo cáo chính trị của ĐH rút ra 4 bài học kinh nghiệm của thời kỳ trước: Một là, trong toàn bộ hoạt động của Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”; Hai là Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế , tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; Ba là kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; Bốn là chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc CMXHCN. ĐH xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo.

ĐH xác định mục tiêu cụ thể về KTXH cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng 3 chương trình kinh tế lớn là: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng và hoàn thiện một bước QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội, việc làm, chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương phép nước; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng – an ninh.

ĐH nêu ra 5 phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế xã hội và đề ra hệ thống giải pháp để thực hiện mục tiêu như: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN; sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế (coi kinh tế có nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ); đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương hướng hạch toán kinh doanh XHCN; phát huy động lực của khoa học kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại.

ĐH đưa ra thực hiện khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

BCH TƯ được bầu mới gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. BCH TƯ bầu Bộ chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 dự khuyết. Ban bí thư gồm 13 đc, đc Nguyễn Văn Linh được bầu làm TBT.

ĐH VI là ĐH kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết để tiến lên. ĐH có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên CNXH và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cuộc CMVN.

7. Đại Hội VII

Diễn ra từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1176 đại biểu thay mặt cho trên 2 triệu đảng viên trong cả nước. Nhiệm vụ của ĐH là phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

ĐH thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị, Báo cáo xây dựng Đảng là sửa đổi Điều Lệ Đảng, kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH TƯ VI.

Cương lĩnh chỉ ra 6 đặc trưng của CNXH: một là XH XHCN là XH do nhân dân lao động làm chủ; hai là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba là có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bốn là con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công; làm theo năng lực, hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; năm là các dân tộc trong nước cùng bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; sáu là có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Cương lĩnh vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: một là xây dựng NN XHCN, NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hai là phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện; ba là thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, đa dạng về hình thức sở hữu và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất; bốn là tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa; năm là thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; sáu là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược của CMVN; bảy là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. ĐH xác định quá độ là một quá trình lầu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là thông qua đổi mới toàn diện, XH đạt trạng thái ổn định, vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau. ĐH xác định ĐCSVN là đội tiên phong của GCCN VN, đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tu tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược các định hướng về chính sách và chủ trương công tác…Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

ĐH bầu ra BCH TƯ gồm 146 ủy viên, Bộ chính trị gồm 13 đc, Ban bí thư gồm 9 đc. Đc Đỗ Mười được bầu làm TBT. Các đc Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao trọng trách làm cố vấn BCH TƯ.

ĐH VII là “ĐH của trí tuệ – đổi mới – dân chủ – kỷ cương – đoàn kết”.

8. Đại Hội VIII

Diễn ra từ ngày 28/6-1/7/1996 tại Hà Nội. Dự Đh có 1198 đại biểu thay mặt cho 2.130.000 đảng viên trong cả nước. ĐH thông qua Báo cáo chính trị, Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996-2000), Điều lệ Đảng (sửa đổi, bổ sung).

ĐH phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

ĐH chủ trương xây dựng nền kinh tế mở; lấy việc phát huy con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

ĐH xác định khoa học – công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

ĐH bầu BCHTƯ gồm 170 ủy viên. Bộ Chính trị gồm 19 ủy viên. Đc Đỗ Mười tiếp tục được bầu làm TBT. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công tiếp tục làm BCV TƯ.

ĐH đánh dấu bước ngoặt chuyển đát nước ta sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nước VN độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng XHCN, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. ĐH có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.

9. Đại Hội IX:

Diễn ra từ ngày19-22/4/2001 tại Hà Nội. Dự ĐH có 1168 đại biểu thay mặt cho 2.479.719 đảng viên trong cả nước. Chủ đề của ĐH là “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc VN XHCN”.

ĐH thông qua Báo cáo chính trị, chiến lược phát triển kinh tế XH 2001-2010, Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển KTXH 2001-2005, Báo cáo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; báo cáo kiểm điểm của BCH TƯ khóa VIII, Báo cáo tình hình Nghị quyết TƯ 6 (lần 2).

ĐH rút ra 4 bài học kinh nghiệm từ ĐH VI-VIII: một là trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; hai là đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn và luôn sáng tạo; ba là đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; bốn là đường lối đổi mới của Đảng là nhân tố quyết đinh thành công của sự nghiệp đổi mới. ĐH đưa ra định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh : “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CM VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc…”

ĐH xác định mục tiêu chung của CMVN là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.

ĐH xác định nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong bối cảnh mới hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng XH, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xâ dựng, bảo vệ Tổ quốc.

ĐH xác định động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cở sở liên minh giữ công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội.

ĐH xác định đường lối kinh tế là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN. ĐH xác định kinh tế nhiều thành phần ở nước ta gồm (6 thành phần): kinh tế NN, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể-tiểu chủ, kinh tế Tư bản tư nhân, kinh tế Tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (mới bổ sung tại ĐH này).

ĐH bầu BCH TƯ gồm 150 ủy viên, Bộ chính trị 15 đc. Đc Nông Đức Mạnh được bầu làm TBT. ĐH IX là ĐH của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc trong thời điểm lịch sử trọng đại bước vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới.

10. Đại Hội X:

Diễn ra từ ngày 18-25/4/2006 tại Hà Nội. Dự ĐH có 1176 đại biểu thay mặt cho 3.1 triệu đảng viên trong cả nước. Chủ đề của ĐH: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. ĐH xác định: “XH XHCN mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

ĐH xác định mục tiêu: đến năm 2010 GDP tăng gấp 2.1 lần so với năm 2000; trong 5 năm

2006-2010: mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7.5-8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. Cơ cấu ngành trong GDP: nông nghiệp: 15-16%, công nghiệp và xây dựng: 43-44%, dịch vụ: 40-41%; tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5% vào 2010 và tỷ lệ hộ nghèo giảm 10-11% năm 2010. ĐH xác định nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu trên: Tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với nền kinh tế tri thức; giải quyết các vấn đề XH, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.

ĐH bầu BCH TƯ gồm 160 ủy viên chính thức, 21 dự khuyết. Bộ chính trị gồm 14 ủy viên, Ban bí thư gồm 8 đc. Đc Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm TBT.

 

DANH SÁCH CÁC TỔNG BÍ THƯ ĐCSVN

1. Trần Phú: được bầu làm TBT vào tháng 10/1930.

2. Lê Hồng Phong: bầu tại ĐH I.

3. Hà Huy Tập: 10/1936.

4. Nguyễn Văn Cừ: 3/1938.

5. Trường Chinh: 11/1940,  chính thức tại HN trung ương VIII (5/1941) ĐH II

6. Lê Duẩn: ĐH III (9/1960, ĐH IV (12/1976, ĐH V (3/1982), (14/7/1986: qua đời)

7. Nguyễn Văn Linh: ĐH VI (12/1986).

8. Đỗ Mười: ĐH VII (6/1991), ĐH VIII (6/1996).

9. Lê Khả Phiêu: tại HN TƯ lần thứ IV (12/1997)

10. Nông Đức Mạnh: ĐH IX (4/2001), ĐH X (4/2006).