Tin khắp nơi – 21/10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 21/10/2020

Bầu cử Mỹ 2020: Cựu TT Obama tham gia mít tinh ủng hộ Joe Biden –  Thanh Phương

Hôm nay, 21/10/2020, cựu tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ tham gia một cuộc mít tinh ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden tại Pennsylvania, một trong những bang có vai trò chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Đây là bang mà vào năm 2016, ông Donald Trump chỉ thắng với tỷ lệ phiếu sát sao và tối qua ứng cử viên Cộng Hòa cũng đã đến đây, sau hai cuộc mít tinh tranh cử ở bang Arizona.

Vì lý do có dịch Covid-19, cuộc mít tinh ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ tại Pennsylvania sẽ diễn ra theo kiểu « drive-in », tức là các ủng hộ viên ngồi trong xe để dự mít tinh. Trong khi chỉ còn chưa tới hai tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống 03/11, ông Joe Biden vẫn vận động tranh cử từ xa, chứ không xuất hiện trước công chúng, trong khi tổng thống Trump, từng bị nhiễm Covid-19 đi hết bang này đến bang khác để gặp trực tiếp các ủng hộ viên.

Chưa biết kết quả bầu cử sẽ ra sao, nhưng cho đến nay, số người đi bỏ phiếu trước đã phá kỷ lục, như tường trình của thông tín viên Anne Corpet từ Washington :

Những hình ảnh cử tri xếp hàng dài trước các phòng phiếu được nhìn thấy tại toàn bộ các bang cho phép đi bầu trước. Tại bang Georgia, một số cử tri đã phải chờ đến 11 tiếng đồng hồ mới bỏ được lá phiếu vào các thùng phiếu.

Tại Florida, một bang có vai trò chủ chốt quyết định thắng bại, 3 triệu người đã đi bầu từ hôm thứ Hai tuần này, tức là 30% số cử tri đã đi bỏ phiếu cách đây 4 năm. Wisconsin, một bang khác cũng có vai trò trọng yếu, hôm qua đã mở cửa các phòng phiếu và cũng thông báo số lượng cử tri đi bầu đông chưa từng có.

Mức tham gia kỷ lục này chủ yếu là do tình hình đại dịch virus corona. Người dân Mỹ muốn tránh tình trạng tập trung quá đông vào ngày bầu tổng thống. Nhưng lý do khác, quan trọng hơn, đó là họ rất muốn tham gia vào cuộc bầu cử này. Cả hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden đều xem đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ .

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201021-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-2020-obama-tham-gia-m%C3%ADt-tinh-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-job-biden

Bầu cử Mỹ 2020 : Vì sao bỏ phiếu qua bưu điện trở nên phức tạp

Anh Vũ

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 diễn ra trong bối cảnh Covid 19 hoành hành dữ dội. Để thích ứng với các quy định y tế phòng dịch, bỏ phiếu qua bưu điện có lẽ là một giải pháp hợp lý cho cử tri Mỹ. Thế nhưng hình thức này gây phản đối gay gắt trong phe Cộng Hòa trong khi phía Dân Chủ thì khuyến khích.

Hình thức bầu cử qua thư đã được triển khai ở Mỹ từ nhiều năm qua, nhưng lần này lại gây nhiều tranh cãi. Thực ra rất đông người Mỹ đã quen với hình thức bỏ phiếu qua bưu điện. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2016, đã có 33 triệu cử tri gửi lá phiếu của mình qua đường bưu điện, tức là khoảng gần 1/4 số cử tri.

Vậy tại sao bầu cử qua thư tín lại trở thành vấn đề trong kỳ bầu cử tổng thống ngày 03/11/2020 ?

Tại Hoa Kỳ, bỏ phiếu qua đường thư tín được quy định chặt chẽ. Các phiếu bầu được in trên loại giấy đặc biệt. Phiếu phải được ký tên và niêm phong trong một bì thư riêng. Sau khi cử tri đã lựa chọn, phiếu bầu được gửi đi. Người gửi hoặc trực tiếp đến bưu điện, hoặc bỏ phong bì vào một hộp thư an toàn. Ngày bầu cử, các phiếu bầu này sẽ được tập hợp, đối chiếu với danh sách cử tri và kiểm.

Điều mà ông Donald Trump lo ngại là cử trị ồ ạt bỏ phiếu qua bưu điện. Theo ông chính điều đó sẽ khuyến khích gian lận. Ông Trump không ngừng tuyên bố : « Bầu qua bưu điện sẽ gây ra gian lận khủng khiếp. Sẽ có vô số gian lận. Quý vị không thể gửi hàng triệu, triệu lá phiếu đi tứ tung khắp nơi”.

Thế nhưng nhìn chung, gian lận trong bầu cử là một hiện tượng hãn hữu ở Hoa Kỳ. Theo cơ quan tư vấn The Heritage Fondation, một tổ chức có tiếng là bảo thủ, trong khoảng từ 1979 đến 2020, trong tất cả các cuộc bầu cử tại Mỹ, người ta chỉ ghi nhận chưa đầy 1300 trường hợp gian lận. Thậm chí công ty tư vấn Brenann Center for Justice còn ví von “ một người Mỹ dễ bị sét đánh hơn là gian lận bầu cử”.

Bà Julie Wise – Giám đốc cơ quan tổ chức bầu cử, hạt King, bang Washigton cho biết: “Nếu xem xét gian lận trong bỏ phiếu qua thư thì thấy tỷ lệ này rất thấp. Người ta không thấy có gian lận ồ ạt với việc bỏ phiếu qua thư ”.

Lấy trường hợp Oregon làm ví dụ. Đa số người dân của bang này từ năm 1998 bỏ phiếu qua bưu điện. Đến năm 2019, đã có hơn 15 triệu phiếu bầu theo phương thức qua đường thư và chỉ có 14 trường hợp gian lận được ghi nhận.

Có lý do thứ 2, tế nhị hơn, khiến Donald Trump cố gắng hạ thấp bầu cử qua bưu điện. Ông cho rằng hình thức bỏ phiếu này có lợi cho đối thủ đảng Dân Chủ, vốn vẫn cổ vũ nhiệt tình cho hình thức bầu cử này. “Phe Dân Chủ thích bầu qua bưu điện. Nếu ta chấp nhận sẽ không có một người bên đảng Cộng Hòa nào được bầu ở đất nước này hết”, ông Trump tuyên bố.

Bầu cử qua bưu điện không có thiên vị đảng phái

Theo một thăm dò dư luận của Monmouth University, thực hiện tháng 8/2020 thì có tới 90% phe Dân Chủ ủng hộ việc mở rộng hình thức bỏ phiếu qua thư , trong khi Cộng Hòa chỉ có 20%. Nhưng hình thức bầu cử này có thực sự là bất lợi cho phe Cộng Hòa?

Trước hết cần ghi nhận chính phe bảo thủ đã được bầu bởi hình thức bỏ phiếu này. Thí dụ như ở bang Utah, 2 thượng nghị sĩ của bang là người của đảng Cộng Hòa. Ngoài những thí dụ còn có những nghiên cứu phân tích rộng hơn. Các nghiên cứu nhằm giải đáp thắc mắc liệu việc bầu cử đại trà qua bưu điện ở một số bang có tạo lợi thế cho một đảng phái hay không?

Một nghiên cứu sàng lọc trong kết quả bầu cử ở 3 bang trong quãng thời gian 22 năm từ 1996 -2018. Một nghiên cứu khác tập trung vào 40 triệu phiếu bầu ở 2 bang trong vòng 26 năm  từ 1992-2018. Kết luận của các nghiên cứu này đều giống nhau: Bầu cử qua bưu điện không tạo thuận lợi cho một phe chính trị nào.

Jake Grumbach – phó giáo sư khoa học chính trị – Đại học Washington khẳng định: “Nhìn chung các số liệu thống kê cho thấy việc bỏ phiếu qua đường thư tín không tạo lợi thế cho một đảng phái nào. Cách thức bầu cử này chỉ tạo thuận lợi cho bỏ phiếu, một việc làm tốt trong một nền dân chủ như Hoa Kỳ ”.

Quả thực người ta quan sát thấy việc phổ cập bầu cử qua đường bưu điện tạo điều kiện tăng tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu, thêm khoảng 2%, theo một nghiên cứu của Standford. Bầu cử qua đường thư tín như vậy là hình thức chắc chắn và trung lập. Nhưng nó rất khó được tiến hành rộng rãi trong kỳ bầu cử tổng thống 2020. Tại sao?

Triển khai rộng rãi bầu qua bưu điện

Bởi vì Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang. Quy định về bầu cử qua bưu điện ở mỗi bang khác nhau tùy theo tiêu chí của từng nơi. Tại 9 bang, việc bỏ phiếu qua bưu điện được tạo điều kiện rất dễ dàng. Tất cả các lá phiếu bầu đều có thể gửi qua bưu điện. Tại 36 bang khác, tất cả cử tri đều có thể tham gia bầu cử qua bưu điện, với điều kiện phải có đề nghị trước. Có 5 bang ra điều kiện khá khắt khe: Việc bỏ phiếu qua bưu điện chỉ dành cho những người không thể có mặt trực tiếp đi bầu, như quân nhân đang làm nhiệm vụ hay người tàn tật.

Tổng số có 84% cử tri Mỹ có thể tham gia bỏ phiếu qua bưu điện trong kỳ bầu cử tổng thống 2020. 58% cử tri Mỹ cho rằng cần phải đơn giản hóa hơn hình thức bầu cử này. Điều này cũng chưa nói lên được rằng bầu cử qua bưu điện đã có thể dễ dàng phổ cập.

Trước hết chỉ có 23 bang gần đây vì lý do dịch bệnh mới cho phép bỏ phiếu qua bưu điện một cách rộng rãi. Nhiều người vẫn lo ngại, số lượng lớn các phiếu đổ dồn cùng lúc sẽ làm rối loạn việc kiểm phiếu. Đó là trường hợp đã xảy ra ở New York trong cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ 2020. Người ta đã ghi nhận có 530 nghìn phiếu bầu không hợp lệ ở cuộc bầu cử sơ bộ đó. Số phiếu như vậy có thể tạo sự khác biệt trong kỳ bầu cử tổng thống tới.

Nhìn về tổng thể, tỷ lệ phiếu bầu qua bưu điện không được công nhận hơi nhỉnh hơn so với phiếu bầu trực tiếp. Trong cuộc bầu cử tổng thống 2016, có 1% phiếu bầu qua thư tín bị loại bỏ so với tỷ lệ 0,7% ở phiếu bầu trực tiếp. Ba lý do chính là : Chữ ký không đúng, không có chữ ký hoặc phiếu bầu đến quá muộn.

Khả năng phiếu đến chậm cũng là lý do gây lo ngại. Bưu điện Mỹ đang gặp khó khăn lớn về chuyển phát từ 06/2020. Nguyên do là chính sách cắt giảm chi phí của tân tổng giám đốc Bưu điện Mỹ Louis Dejoy. Các biện pháp đó đã gây phản đối dữ dội khiến cho có thể làm tê liệt các hoạt động chuyển phát thư tín bưu kiện.

Ông  Luis Dejoy là một nhà tài trợ hào phóng cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump, mối quan hệ của ông với Trump cũng bị công kích. Nhiều người phe Dân Chủ tố cáo Donald Trump làm suy yếu bưu điện thông qua Dejoy.

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng tố cáo : “Có những người trong chính quyền cố gắng tìm cách làm suy yếu Bưu điện trước bầu cử để cản trở những người muốn bỏ phiếu qua thư để tránh lây nhiễm dịch.”

Bị áp lực, ông Dejoy buộc phải thông báo ngừng chương trình cải cách bưu điện cho đến sau kỳ bầu cử tổng thống. Nhưng lo ngại phiếu bầu đến chậm vẫn còn. Nhiều chuyên gia nhận định việc kiểm phiếu sẽ kéo dài hơn nhiều so với bình thường, thậm chí kết quả bầu cử sẽ không thể có ngay sau ngày bỏ phiếu chính thức 3/11 và có nhiều khả năng gây tranh cãi về kết quả kiểm phiếu.

 (Tổng hợp từ Le Monde)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201021-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-2020-v%C3%AC-sao-b%E1%BB%8F-phi%E1%BA%BFu-qua-b%C6%B0u-%C4%91i%E1%BB%87n-tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p

Bầu cử Mỹ 2020: Sự ủng hộ khác nhau

 giữa các vùng và sức nặng cử tri gốc Việt

Võ Ngọc Ánh

Có sự ủng hộ khác nhau giữa các đô thị lớn và các thành phố nhỏ, vùng nông thôn, giữa các sắc dân, và đối với người Việt giữa lớp đầu và các thế hệ sinh ra tại Mỹ trong bầu cử năm 2020.

Trong khi các thành phố lớn, đô thị phát triển ở Mỹ thường bầu cho đảng Dân Chủ, thì tại các vùng ít dân cư có xu hướng bầu cho đảng Cộng Hòa.

‘Vùng sâu vùng xa’ muốn giữ Donald Trump

Mùa hè vừa rồi tôi cùng gia đình đi nghỉ ở Ocean Shores. Một vùng biển khá đẹp thuộc tiểu bang Washington.

Để đến đó, tôi lái xe qua các thành phố Aberdeen với khoảng 17 ngàn dân và thành phố Hoquiam với hơn 8 ngàn dân.

Trên đoạn đường qua hai thành phố này tôi thấy trước nhiều ngôi nhà có treo cờ, cắm bảng “Make America great again”, “Keep America great”, “Vote for Trump”, …

Đây là những tín hiệu ủng hộ đương kim Tổng thống Donald Trump.

Điều mà tôi rất khó thấy tại các vùng đô thị phát triển như ở Seattle, Bellevue, Tacoma, Olympia…

Thành phố Aberdeen và Hoquiam giống như những thị trấn thuộc “vùng sâu vùng xa” ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn những tòa nhà cũ lớn đang xuống cấp cho thấy những thành phố này khá nhộn nhịp trong quá khứ.

Tìm hiểu về lịch sử, tôi được biết trước đây hai thành phố này đã có nền kinh tế khá thịnh vượng với ngành khai thác, chế biến các sản phẩm từ gỗ và các tài nguyên thiên nhiên khác.

Nhưng từ nhiều chục năm nay cả hai đã chứng kiến nhiều nhà máy đóng cửa và dân số giảm dần.

Aberdeen từng là cảng nhà của con tàu Lady Washington. Bản sao của con tàu nhỏ hơn được sử dụng bởi thuyền trưởng Robert Grey trong bộ phim ăn khách phần Black Pearl (ra mắt vào năm 2003) của loạt phim Cướp biển vùng Caribe.

Bầu cử Mỹ 2020: Thế giới muốn Trump hay Biden?

Bầu cử Mỹ 2020: Trump và Biden cãi cọ về các chủ đề tranh luận

Trên đất Mỹ tôi thấy những vùng quê nhìn còn tiêu điều hơn. Nhiều ngôi nhà, công trình đổ nát do thiếu hơi người. Chỉ có vài ngôi nhà có biểu hiện ra bên ngoài vẫn còn có người sinh sống.

Điểm chung của các thành phố nhỏ, vùng quê thuộc ‘vùng sâu vùng xa” tôi cảm nhận được vắng nhà xưởng, doanh nghiệp hoạt động. Cư dân di chuyển đến nơi khác và sự phô trương ủng hộ đương kim Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Hai thành phố Aberdeen và Hoquiam khá tiêu biểu cho những ‘vùng sâu vùng xa’ ủng hộ Trump mà tôi có dịp chứng kiến qua những chuyến đi chơi, trong những lần lái xe đi làm việc đến nhiều vùng nông thôn, thành phố nhỏ.

Tôi nghĩ họ ủng hộ Trump vì hy vọng vào lời hứa đem việc làm trở lại. Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại theo điều họ từng có trong quá khứ.

Nhưng thật rất khó cho một chủ doanh nghiệp, người quyết định đầu tư mở hãng xưởng tại những nơi này trong thời đại toàn cầu đã giống như một cái làng.

Đảng Dân Chủ có ưu thế tại các thành phố lớn

Một bài báo của hãng tin Bloomberg đưa ra hồi năm 2016, các đô thị lớn của Mỹ chiếm 85% dân số và tạo ra 90% sản lượng kinh tế.

Trong cuộc bầu cử vào bốn năm trước, Hillary Clinton đã dành chiến thắng tại 88 trong tổng số 100 quận lớn nhất nước Mỹ.

Trước đó, lần bầu cử vào năm 2008 Barack Obama đã dành chiến thắng tại 88 trên tổng số 100 quận lớn nhất nước Mỹ. Bốn năm sau đó ông dành chiến thắng 86 trên tổng số 100.

Tại Mỹ bầu cử được tính theo đơn vị hành chính quận hạt (county). Một quận hạt gồm nhiều thành phố. Có thành phố dưới 10 ngàn dân, nhưng cũng có thành phố hằng trăm ngàn, hàng triệu cư dân.

Do đó bầu cử cấp địa phương có tính quyết định. Ngay cả bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện cũng được bầu từ cấp quận hạt với nhiệm kỳ hai năm bầu một lần. Nếu cử tri quận đó không ủng hộ bà Nancy cũng chỉ về nhà dắt chó đi dạo.

Các cuộc bầu cử ở Mỹ gần đây cho thấy tại các thành phố lớn đảng Dân Chủ thắng cho dù đó là tiểu bang ‘sân nhà’ của đảng Cộng Hòa.

Trong lần bầu cử vào năm 2016, ngay tại tiểu bang Texas, một thành trì của đảng Cộng Hòa thì các thành phố lớn như Austin phần thắng cũng thuộc về đảng Dân Chủ.

Hoặc như thành phố Atlanta, thuộc thiểu bang Georgia đảng Dân Chủ cũng dành chiến thắng.

Tại Raleigh, thành phố lớn thứ nhì tại tiểu bang North Carolina do đảng Cộng Hòa thống trị đảng Dân Chủ vẫn dành phần thắng. Miami thành phố lớn thứ hai thuộc tiểu bang Florida đảng Dân Chủ được đông đảo cử tri chọn.

Trong 10 thành phố lớn nhất nước Mỹ đảng Dân Chủ thắng 6.

Ngay cả chiến thắng của Donald Trump tại thành phố lớn của bang Texas là San Antonio và Houston có sự khác biệt không lớn với bà Hilary Clinton, lần lược là 48.4 và 47.2, 48.5% và 47.5%.

Chính sự cởi mở, dân cư trẻ, có học vấn, đa dạng về sắc tộc, nền kinh tế năng động là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đảng Dân Chủ.

Đảng có xu hướng cấp tiến, quan tâm nhiều đến các yêu tố về phúc lợi xã hội, y tế, môi trường, cởi mở hơn trong nhiều vấn đề của đạo đức, niềm tin đã có sức thu hút hơn với giới trẻ, người nhập cư.

Lá phiếu cử tri gốc Việt có ảnh hưởng ra sao?

Theo thống kê của chính phủ Mỹ, đến năm 2018, hiện nay có gần 2,163 triệu người gốc Việt tại Mỹ. Chiếm khoảng 4% trong tổng số gần 50 triệu người nhập cư ở Mỹ.

Đa số người gốc Việt sinh sống tại các vùng đô thị. Vì nơi tập trung đông các hãng xưởng, kinh doanh nhà hàng, tiệm nail… Tuy nhiên, người Việt lại là dân nhập cư có tỷ lệ ủng hộ Trump khá cao.

Trong những thăm dò gần đây trong cộng đồng gốc Á tại Mỹ, tỉ lệ ủng hộ Tổng Thống Trump cao nhất của người Việt có thể lên đến 48%, so với các sắc dân Á châu khác.

Tuy vậy, lá phiếu của cử tri gốc Việt không có nhiều ảnh hưởng vì không nằm trong các tiểu bang chiến địa. Cho dù người Việt ở Mỹ có khuynh hướng bầu cho đảng Cộng Hoà, nhưng không đã mất dần ảnh hưởng trong 20 năm qua.

Bầu cử 2020: Cuộc tranh cử sinh tồn của Nước Mỹ

Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

Trong mười quận có đông người Việt sinh sống nhất nước Mỹ gồm: Santa Clara (7.1%), Orange County (6.1%), Fairfax (2.7%) ở Virginia, King (2.0%) ở Washington, Los Angeles (0.9%), San Diego (1.4%), Alameda (2.0%) ở bang California, Harris (2.0%), Tarant (1.6%), Dallas (1.1%) ở Texas đã có sự thay đổi đáng kể qua năm mùa bầu cử vừa qua.

Nếu như đảng Dân Chủ chỉ thắng trong 4 trên 10 quận hạt có nhiều người Việt sinh sống trong cuộc bầu cử năm 2000. Con số này từ từ tăng dần lên tới 5 vào năm 2004, 8 vào năm 2008, và 9 trên mười quận (trừ Tarant) vào năm 2016. Quận Cam (Orange County) đã chuyển mầu xanh vào năm 2016. Quận Harris (nơi có thành phố Houston) đã xanh từ năm 2008.

Thêm vào đó, khác với thế hệ đầu đến Mỹ do tỵ nạn, hoặc đi theo diện HO. Người Việt thế hệ thứ hai tại Mỹ có xu hướng bầu cho đảng Dân Chủ nhiều hơn.

Thử phân tích, quận Santa Clara, ở Bắc California có tỉ lệ dân số người Việt cao nhất nước Mỹ hiện nay là 7% ở quận hạt. Trong đó có hơn một nửa có quyền bầu cử và đi bầu. Cho dù 80% dân Việt ủng hộ ông Trump, thì cũng cao lắm là được 3-4% số phiếu của toàn quận hạt.

Các quận khác người Việt ít hơn còn không khả quan như thế. Ngoài Santa Clara và Orange thì ở các quận hạt khác, người Việt chỉ chiếm 1-3%, không đáng kể. Nên có ủng hộ Trump hết mình người Việt cũng chẳng xi nhê.

Tuy nhiên, bầu cử không phải chỉ là chọn các ứng viên cấp tiểu bang hoặc liên bang. Lá phiếu của cử tri gốc Việt có ảnh hưởng nhiều với ứng viên cấp địa phương, từ dân biểu tiểu bang đến thị trưởng hoặc nghị viên thành phố. Điều này đã được chứng minh ở một vài thành phố ở California và Texas.

Mùa bầu cử năm 2000 này sẽ còn nhiều thú vị vì sẽ có sự khác biệt giữa lá phiếu của các cử tri vùng quê và các thành phố lớn, giữa các sắc dân, các thế hệ người Việt ở Mỹ.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Võ Ngọc Ánh từ thành phố Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54614694

Bầu cử Mỹ 2020: Trung Quốc thực sự muốn ai đắc cử?

John Sudworth

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ từ lâu đã là nguồn gốc của cả những tò mò thích thú cũng như sự bực tức đối với giới cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tự do bỏ phiếu, được cho là thực thi quan trọng nhất hành tinh của một thể chế dân chủ, các cuộc bầu cử luôn được quan chức chính phủ ở Bắc Kinh theo sát.

Nhưng vì e ngại những nhắc nhở, hay gợi ý, về việc 1,4 tỷ người dân ít có được lựa chọn cho tương lai chính trị của chính họ, việc đưa tin về bầu cử Mỹ trên các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, trong cuộc bầu cử được xác định bởi một đại dịch ở Mỹ vẫn đang giữa cơn xoáy, bối cảnh kinh tế tan vỡ và sự phân cực chính trị sâu sắc, Trung Quốc cảm thấy rằng có gì đó đã thay đổi.

Không phải chủ nghĩa chuyên chế của Trung Quốc, mà là nền dân chủ phương Tây đột nhiên dường như đang đối mặt với một khủng hoảng về tính hợp pháp.

Nền kinh tế tự do và giàu có nhất thế giới, từng được cho là có vị thế tốt hơn rất nhiều, để chống lại virus bằng các công cụ minh bạch và trách nhiệm giải trình, đã làm nhiều người thất vọng.

Trong khi đó Trung Quốc, mặc cho những che đậy ban đầu được cho là để không phơi bày những nhược điểm yếu cố hữu của mình, đã tiếp tục sử dụng sức mạnh bao trùm của một quốc gia có hệ thống giám sát đơn nhất, để kiểm tra và cách ly mọi người theo ý muốn, và mang lại hiệu quả lớn.

Các nhà máy, cửa hàng, quán ăn, trường học và trường đại học đều mở cửa, lượng hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng chỉ thấp hơn một chút so với mức trung bình và đây là nền kinh tế lớn duy nhất được kỳ vọng sẽ tăng trưởng thay vì thu hẹp trong năm nay.

Chụp lại video,

Tất cả điều này đã được thực hiện mà không có bất kỳ cuộc tranh luận công khai nào – trên thực tế, sự kiểm duyệt gắt gao đã đảm bảo điều ngược lại – và không ai được phép bỏ phiếu chống lại bất kỳ người ra quyết định nào, ở bất kỳ cấp chính quyền nào.

Nhận thức rằng một cái gì đó rất cơ bản đang thành hình, sự chênh lệch đang biểu hiện một cách rõ rệt, không phải những nhược điểm của các giá trị chính trị của Trung Quốc, mà là tính ưu việt của chúng, đã lên đến tận cùng.

Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa

Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu về virus corona

“Thành tựu chiến lược quan trọng đạt được từ việc khắc phục Covid-19 của Trung Quốc đã thể hiện rõ những lợi thế vượt trội sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tháng trước, tại một sự kiện ca ngợi các nhân viên y tế và những “anh hùng” của chiến thắng này.

Đó là một thông điệp được nhắm vào trong các bản tin truyền hình nhà nước, với đầy những thống kê u ám về thảm họa sức khỏe đang diễn ra tại Mỹ cùng với những hình ảnh về các cuộc biểu tình, bất đồng chính kiến và rối loạn chiến dịch bầu cử.

Bất kể ai đắc cử, ẩn ý như đọc được, là nền chính trị Hoa Kỳ đang bị ốm, giới hạn của thể chế chính trị bị lộ rõ, và quyền lực cũng như uy tín của nước này đang suy yếu trên thế giới.

Không phép ẩn dụ trực quan nào tốt hơn cho sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc vào hệ thống chuyên chế của mình, hơn là ánh đèn rực rỡ và chủ nghĩa tiêu dùng rối mắt của cuộc Triển lãm xe hơi Bắc Kinh diễn ra trong tháng này.

Đó cũng là một điểm thuận lợi để suy ngẫm về thời đại mà hợp tác kinh tế được cho là sẽ thay thế đối đầu ý thức hệ trong mối quan hệ với Mỹ.

Triển lãm xe hơi Bắc Kinh được tổ chức trong một khu phức hợp triển lãm rộng lớn, là triển lãm đầu tiên của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu, một minh chứng cho chiến thắng của Bắc Kinh trước virus.

Ngoài những chiếc khẩu trang, nó giống như một khung cảnh từ thời kỳ tiền virus.

Đa số người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ

Bầu cử Mỹ 2020: Thế giới muốn Trump hay Biden?

Những người dân ôm các món hàng tập trung quanh các quầy thương mại, tạo dáng chụp ảnh – trên thực tế, có lẽ nghĩ nhiều hơn về thời kỳ tiền đồ đá ở đây – những người mẫu mặc váy bó sát đứng cạnh xe hơi.

Nhưng nếu buổi biểu diễn là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có khả năng ngăn chặn làn sóng đại dịch, thì nó cũng là bằng chứng cho điều gì đó sâu sắc hơn và lâu dài hơn nhiều; khả năng dẫn các kênh thương mại toàn cầu về phía có lợi cho nó.

Một trong những chiếc xe đắt nhất được trưng bày là chiếc SUV hoàn toàn chạy điện màu xanh lá cây sáng – giá 550.000 Nhân dân tệ (80.000 đôla) – được sản xuất bởi Hongqi, một nhà sản xuất Trung Quốc từng nổi tiếng với những chiếc limousine theo kiểu của Nga.

”Chúng ta nên ủng hộ những thương hiệu mà đất nước chúng ta sản xuất,” một người đàn ông vừa nói với tôi vừa xem kỹ phần da bọc của ghế hành khách phía trước.

Đó là một biểu tượng mà tổng thống Mỹ Richard Nixon, người đã khởi động mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ với Trung Quốc, sẽ để ý.

Trong chuyến thăm lịch sử tới Bắc Kinh năm 1972, Richard Nixon đã được ngồi một chiếc Hongqi truyền thống dọc theo những con đường không có xe cộ qua lại – khởi đầu một hành trình gắn bó giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục kéo dài hơn bốn mươi năm.

Hầu hết mọi tổng thống Mỹ từ đó đều tin tưởng rằng sự gắn bó đó không chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc và các tập đoàn đa quốc gia thu lợi nhuận mà còn cho Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Người ta lập luận rằng điều đó không chỉ thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu nói chung mà còn đưa Trung Quốc vào trật tự toàn cầu của thế giới tự do và thậm chí khuyến khích nước này nắm lấy cơ hội để cải cách chính trị trong nước.

Trên thực tế, Trung Quốc có nhận định rất khác về điều này, và Bắc Kinh được thúc đẩy bởi mục tiêu duy nhất là giành lại vị trí xứng đáng của mình trên toàn cầu, theo các điều kiện của mình.

Vào thời điểm bầu cử năm 2016, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nhà xuất khẩu lớn nhất.

Tuy nhiên, nước này cũng bị cáo buộc về những vụ đánh cắp bí mật công nghiệp lớn nhất trong lịch sử nhân loại và vụ bắt giam hàng loạt lớn nhất với một nhóm sắc tộc, kể từ Thế chiến thứ Hai.

Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc

Video của người mẫu Uighur tiết lộ gì về trại cải tạo tập trung của TQ?

Chính trong chiến dịch tranh cử năm 2016 đó, đồng thuận vốn đã rạn nứt về sự khôn ngoan của thương mại và cam kết ngày càng gia tăng với Trung Quốc cuối cùng đã tan vỡ.

Tranh cử cho nhiệm kỳ đầu tiên của mình, thông điệp của Donald Trump với nhóm ủng hộ giới lao động then chốt của mình, là Trung Quốc theo chủ nghĩa bảo hộ quyết liệt, từ lâu đã gian dối trong các cam kết thương mại tự do, để biến mình thành một siêu cường kinh tế.

Ông lập luận rằng Mỹ mất công ăn việc làm về tay Trung Quốc, khiến hoàn cảnh người lao động Hoa Kỳ tồi tệ hơn chứ không tốt hơn.

Ông đã mang thông điệp đó vào Nhà Trắng và từ đó mọi sự không còn như cũ.

Cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng của tổng thống, vào thời cao điểm, đã khiến tổng cộng 362 tỷ đôla hàng hóa bị áp thuế trừng phạt.

Bên cạnh áp lực kinh tế, chính quyền của Trump đã ép thêm hàng loạt các biện pháp trừng phạt chính trị với việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

Trong bối cảnh một số người hưởng lợi từ chế độ độc đảng vẫn để mắt đến chiếc SUV màu xanh lá cây sáng bóng, sản xuất tại Trung Quốc, ở quầy thương mại Hongqi, tôi hỏi một người là anh muốn ứng cử viên nào đắc cử tổng thống.

“Có thể là Biden,” anh ta nói và thêm, “Tôi ghét Trump.”

“Bởi vì ông ta rất cứng rắn với Trung Quốc?” Tôi hỏi.

“Một chút,” anh trả lời, “và tôi nghĩ ông ta điên.”

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể có cảm giác ngày càng tăng rằng nền dân chủ Hoa Kỳ đã hết thời, nhưng nếu họ phải nói ra lựa chọn của mình, họ có thể vui mừng khi nhìn thấy lưng của Donald Trump?

Đó chắc chắn là đánh giá của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, với kết luận rằng sự khó đoán của ông Trump và những lời chỉ trích gay gắt của ông với Bắc Kinh, có nghĩa là ban lãnh đạo Đảng Cộng sản muốn ông thất cử.

Nhưng Giáo sư Yan Xuetong, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Tsinghua, Bắc Kinh không đồng ý.

“Nếu bạn hỏi tôi là lợi ích của Trung Quốc nằm ở đâu”, ông nói, “ưu tiên sẽ dành cho Trump hơn là Biden”.

“Không phải vì Trump sẽ gây thiệt hại ít hơn cho lợi ích của Trung Quốc so với Biden, mà bởi vì ông ấy chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho Mỹ nhiều hơn Biden.”

Đó là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đã xấu đi bao nhiêu so với ý tưởng ban đầu về các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn vì lợi ích chung.

Các nhà quan sát nổi tiếng của Trung Quốc hiện sẵn sàng để tuyên bố công khai rằng sự suy giảm của Mỹ, cả về kinh tế và chính trị, có lợi cho Trung Quốc với tư cách là một cường quốc đang lên.

Trong khi một số nhà quan sát cho rằng niềm tin của Trung Quốc vào việc chấm dứt sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ có trước cả virus và Tổng thống Trump, điều đã thay đổi là sự sẵn sàng để nói thẳng ra điều đó của họ.

Từ góc độ này, Donald Trump là lựa chọn tốt hơn, không phải vì ông ủng hộ các lý tưởng dân chủ, mà chính vì ông thường bị cho là bác bỏ hoặc làm suy yếu chúng.

Ví dụ, các cuộc tấn công của ông Trump vào báo chí tự do đã trở thành âm nhạc trong tai của một nhà nước Trung Quốc thù địch sâu sắc với sự giám sát độc lập và có ý định bẻ cong Internet hơn nữa theo ý muốn của mình.

Và trong khi chính quyền của ông ngày càng chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền, động cơ của chính ông dường như được thúc đẩy bởi những cân nhắc hẹp hơn nhiều về thương mại và lợi thế kinh tế.

Theo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, ông Trump từng nói với Tập Cận Bình rằng ông chấp thuận cuộc đàn áp hà khắc đối với người Duy Ngô Nhĩ, mặc dù Tổng thống đã bác bỏ tuyên bố này.

Trong khi Trump chế nhạo sự ủng hộ trước đây của Joe Biden đối với các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc, thì so sánh với ông, ông Biden có thể là người mà Bắc Kinh lo ngại sẽ làm nhiều hơn để bảo vệ các giá trị dân chủ.

Ông Biden cũng có vị trí tốt hơn nhiều so với người theo chủ nghĩa cô lập Trump trong việc sửa chữa những tương quan với các đồng minh dân chủ và xây dựng liên minh để gây áp lực đối với Trung Quốc về cách đối xử với người dân của mình.

Hai tuần nữa là bầu cử, Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Bầu cử 2020: Cuộc tranh cử sinh tồn của Nước Mỹ

Christian Ji là một trong những nạn nhân của điều mà một số học giả Hoa Kỳ coi là sự nghiêng về bài ngoại trong cách tiếp cận của Washington; mục tiêu là sinh viên Trung Quốc.

Ji là một sinh viên trao đổi đang theo học ngành khoa học máy tính ở Arizona, tháng trước đã bị thu hồi Visa do một phần của lệnh cấm nhập cảnh do Washington áp đặt đối với hàng trăm nhà nghiên cứu Trung Quốc từ các trường đại học có liên kết với quân đội.

Thị thực của anh ta sau đó đã được phục hồi vì việc ban hành, được soạn thảo để loại trừ sinh viên chưa tốt nghiệp, đã được áp dụng sai cho anh.

Nhưng mặc dù trải nghiệm đã khiến Ji nổi giận với Tổng thống Trump, nhưng nó không thay đổi quan điểm của anh về nước Mỹ.

“Tôi thực sự thích môi trường ở Mỹ,” anh nói khi chúng tôi gặp nhau trong một quán trà ở Bắc Kinh.

“Ô nhiễm ít hơn ở Trung Quốc, và nền giáo dục dựa trên suy nghĩ nhiều hơn. Ở Trung Quốc, nó tập trung nhiều hơn vào đúng hay sai.”

Đó là một lời nhắc nhở rằng bất chấp niềm tin ngày càng tăng của Trung Quốc rằng nền dân chủ phương Tây đang gặp khủng hoảng, các giá trị của Mỹ vẫn được nhiều người ở đây tôn trọng.

Nếu ngọn hải đăng của nền dân chủ thực sự đang mất dần ánh sáng, thì bạn có thể tự hỏi tại sao có 360.000 sinh viên Trung Quốc ở Mỹ vào năm 2018, nhiều hơn 30 lần so với số sinh viên Mỹ ở Trung Quốc?

Nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc nhằm miêu tả sự đánh bại của virus như một bằng chứng về những điểm ưu tiên của hệ thống của họ không nên bị xem thường.

Các nhà lãnh đạo của nước này biết rằng một số các nước dân chủ cũng đã thành công trong việc kiểm soát virus; Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, chẳng hạn.

Ngay cả đối với những nước đang gặp khó khăn, một số nhà quan sát tin rằng vẫn có lý do để lạc quan về khả năng học hỏi, thích nghi và sửa chữa của các xã hội mở.

Và trong khi việc bảo vệ các quyền cá nhân có thể khiến việc kiểm soát đại dịch trở nên khó khăn hơn nhiều, một hệ thống nơi mọi người có thể bị “còng tay vào nhà” khó có thể là điều không tưởng cho sức khỏe công cộng.

Vì vậy, niềm tin của Trung Quốc rằng virus đang giúp đẩy nhanh sự xuất hiện của một thế giới ‘đa cực’ – một thế giới trong đó các chuẩn mực chuyên chế được coi là có trọng lượng ngang bằng với các nền dân chủ – có thể là một suy nghĩ mơ mộng hơn là dự đoán lịch sử.

Trớ trêu thay, một Tổng thống Mỹ tái khẳng định niềm tin của mình vào trật tự thế giới tự do và quay trở lại sân khấu thế giới có thể tốt hơn nhiều cho Trung Quốc trong ngắn hạn.

Joe Biden có thể hứa hẹn sẽ thúc đẩy vấn đề nhân quyền và – trong một dấu hiệu cho thấy sự đồng thuận hiện đã thay đổi đến mức nào ở Washington – gọi Tập Cận Bình là “một tên côn đồ”.

Tuy nhiên, ông có thể sẽ có một đường lối mềm mại hơn về thuế quan và sẽ sẵn sàng tìm kiếm sự hợp tác hơn trong các vấn đề như biến đổi khí hậu, mà Trung Quốc có thể tận dụng và sử dụng để làm lợi thế cho mình.

Các nhà cầm quyền của Trung Quốc thật ra không suy nghĩ về các chu kỳ bầu cử, họ đang dự tính về sự kết thúc của một kỷ nguyên.

Và một nước Mỹ tự khẳng định mình là nhà vô địch của các giá trị phổ quát – sự xuất hiện trở lại của thành phố sáng chói trên một ngọn đồi – chính là điều giới lãnh đạo Trung Quốc sợ nhất.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54611008

Chuyên gia: 10 điểm cho thấy

một ‘chiến thắng bất ngờ’ của ông Trump đang tới gần

Phụng Minh

Mục lục bài viết          

Cử tri ghi danh Pennsylvania

Florida cũng vậy

Người Mỹ La-tinh ủng hộ Trump

Người Mỹ gốc Phi ủng hộ Trump

Tăng thuế

Các vấn đề về sự nhiệt tình

Bỏ phiếu sớm ở Michigan, Wisconsin và Ohio

Cử tri Hoa Kỳ hài lòng hơn vào năm 2020 so với năm 2016

Nhận dạng Đảng

Cử tri cho rằng Trump sẽ chiến thắng

Với việc các chương trình dự đoán và khảo sát dân ý đều cho thấy ông Biden đang dẫn đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, nhà bình luận Tom Del Beccarop hóm hỉnh khi cho rằng ông Trump sẽ lại “bất ngờ chiến thắng” lần nữa.

Ông đã phân tích trên Fox News về 10 lý do khiến Trump sẽ thắng trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2020.

Cử tri ghi danh Pennsylvania

Năm 2016, 20 phiếu bầu của Đại cử tri Đoàn là chìa khóa dẫn đến chiến thắng của Tổng thống Trump ở Pennsylvania. Năm đó, đảng Dân chủ có lợi thế đăng ký cử tri gần 900.000 so với đảng Cộng hòa. Còn năm nay, con đã giảm xuống còn 700.000 người đăng ký.

Florida cũng vậy

Năm 2008, đảng Dân chủ nắm giữ lợi thế gần 700.000 cử tri ghi danh và Barack Obama đã mang về cho bang 236.148 phiếu bầu. Đến năm 2012, lợi thế đó giảm xuống còn 558.272 lượt đăng ký và Obama đã giành được 74.309 phiếu bầu. Năm 2016, đảng Dân chủ có lợi thế đăng ký 327.483 và Trump đã mang về cho bang 112.991 phiếu bầu.

Hiện lợi thế đăng ký cử tri của đảng Dân chủ giảm gần 200.000 xuống chỉ còn 134.242, mà Politico gọi là “mức thấp lịch sử”.

Rõ ràng, xu thế đối với đảng Cộng hòa là điềm tốt cho tổng thống.

Người Mỹ La-tinh ủng hộ Trump

Một cuộc thăm dò của NBC / Marist cho thấy 50% số người Mỹ gốc latinh được hỏi ủng hộ Trump so với 46% ủng hộ Biden, trong khi vào năm 2016, Hillary giành được 62% người gốc la-tinh ủng hộ.

Sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa Biden và Trump, một cuộc thăm dò của Telemundo (kênh truyền thông cho người nói tiếng Tây Ban Nha) cho thấy Trump đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận với con số áp đảo 66% so với 34% của ông Biden. Việc người xem Telemundo dứt khoát chọn Trump là người chiến thắng, cùng với các cuộc thăm dò như những cuộc thăm dò được trích dẫn ở trên ở Florida, chứng tỏ ông Trump nhận được sự ủng hộ cao nhất từ trước đến nay của người la-tinh so với bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào của Đảng Cộng hòa.

Người Mỹ gốc Phi ủng hộ Trump

Vào tháng 9, theo cuộc thăm dò do Rasmussen thực hiện, tỷ lệ chấp thuận của Trump trong số những người Mỹ gốc Phi đạt 45%. Hãy nhớ rằng Tổng thống Trump chỉ nhận được 8% số phiếu của người Da đen vào năm 2016. Nếu Trump chỉ nhận được 16% số phiếu của người da đen vào tháng 11 này, chứ đừng nói đến con số thậm chí cao hơn, điều đó sẽ đảm bảo rằng tại các bang như Michigan, ông Trump sẽ thắng.

Tăng thuế

Những ứng cử viên hứa hẹn tăng thuế, hoặc có lịch sử ủng hộ việc tăng thuế, có xu hướng thua cuộc so với những người thúc đẩy cắt giảm thuế.

Tổng thống Jimmy Carter thua Ronald Reagan, Walter Mondale thua Tổng thống Reagan, Michael Dukakis thua George HW Bush (cha), George W. Bush (con) đã đánh bại Al Gore và sau đó là John Kerry.

Barack Obama hứa sẽ giảm thuế và ông đã đánh bại John McCain. Rõ ràng, Tổng thống Trump đã đề nghị cắt giảm thuế và đã đánh bại Hillary Clinton.

Mặt khác, Joe Biden đang thúc đẩy đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử. Lợi thế đang dành cho ông Trump.

Các vấn đề về sự nhiệt tình

Như New York Post đã báo cáo, “chỉ 46% cử tri Biden trong một cuộc thăm dò gần đây của Pew nói rằng họ ủng hộ mạnh mẽ ông ấy, so với 66% cho Trump”.

Đó là khoảng cách 20 điểm. Năm 2016, Trump chỉ có khoảng cách 13 điểm so với Hillary. Mức tăng 7% đó là điềm báo tốt cho Trump, không phải Biden.

Bỏ phiếu sớm ở Michigan, Wisconsin và Ohio

Cuộc thăm dò quốc gia từ Pew Research chỉ ra rằng “55% cử tri dự định bỏ phiếu trực tiếp trước ngày bầu cử ủng hộ Biden, so với 40% ủng hộ Tổng thống Trump”.

Tuy nhiên, tại các bang chiến trường quan trọng như Michigan, Ohio và Wisconsin, bỏ phiếu sớm cho thấy “những người theo Đảng Cộng hòa đã ghi danh đang bỏ phiếu bầu với tỷ lệ tương đương với những người thuộc Đảng Dân chủ đã ghi danh”.

Cử tri Hoa Kỳ hài lòng hơn vào năm 2020 so với năm 2016

Một cuộc thăm dò mới của Gallup cho thấy 56% người Mỹ nói rằng họ cảm thấy tốt hơn so với cách đây 4 năm. Đó cũng có thể là lợi thế trong trường hợp này vì 4 năm trước đây đã đánh dấu sự kết thúc của nhiệm kỳ phó tổng thống của ông Biden. Tại sao cử tri lại quay trở lại với Biden nếu bây giờ họ hạnh phúc hơn so với khi ông còn đương nhiệm?

Nhận dạng Đảng

Theo Gallup, vào cuối tháng 9, khi công ty bỏ phiếu hỏi cử tri câu hỏi này, “Trong chính trị, cho đến ngày hôm nay, bạn tự coi mình là đảng viên Cộng hòa, đảng Dân chủ hay độc lập?” câu trả lời như sau: 28% cho biết Đảng Cộng hòa, 27% nói Đảng Dân chủ và 42% nói độc lập.

Điều đó rất có ý nghĩa vì nhiều cuộc thăm dò cho thấy Biden dẫn đầu dường như lấy mẫu nhiều đảng viên Dân chủ hơn đảng Cộng hòa – đôi khi chênh lệch khá nhiều. Ngoài ra, vào năm 2016, Gallup cho biết người nhận mình thuộc đảng Dân chủ tăng từ 27% lên 32% nhưng cuối cùng ông Trump vẫn thắng.

Cử tri cho rằng Trump sẽ chiến thắng

Cuộc thăm dò của Gallup cho thấy chỉ có 40% người Mỹ nghĩ rằng Biden sẽ thắng cử; 56% dự đoán một chiến thắng của Trump.

Chúng ta chưa biết và chỉ có thời gian mới trả lời nhưng các cuộc thăm dò nói rằng Biden đang dẫn đầu có thể khiến người ủng hộ đảng dân chủ chủ quan và không thực hiện quyền bỏ phiếu của mình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-10-diem-cho-thay-mot-chien-thang-bat-ngo-cua-ong-trump-dang-toi-gan.html

Mỹ: Nhiều nơi siết chặt an ninh cho Ngày Bầu cử

Thành phố New York sẽ điều động thêm hàng trăm cảnh sát 8 ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống 3/11 như một biện pháp cẩn trọng trước sự chia rẽ chính trị sâu rộng tại Mỹ, giới hữu trách cho biết ngày 20/10.

“Rõ ràng cuộc tranh cử này gay go hơn những năm trước,” ông Terence Monahan, người đứng đầu Sở Cảnh sát Thành phố New York nói trong một cuộc họp báo.

“Bắt đầu ngày 26/10, chúng tôi sẽ có thêm hàng trăm cảnh sát sắc phục trên toàn thành phố sẵn sàng khi cần.”

Ông Monahan nói không có tin tình báo cho thấy về khả năng bạo động xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống, nhưng lực lượng cảnh sát sẵn sàng đối phó với những gì có thể xảy ra.

Như những cuộc bầu cử trước, một cảnh sát viên sẽ có mặt tại mỗi một phòng phiếu trong số 1.201 phòng phiếu trên toàn thành phố trong Ngày Bầu cử, ông Monahan cho hay.

Lực lượng huy động bổ sung sẽ sẵn sàng đối phó với bất kỳ sự cố nào tại phòng phiếu hay trên toàn thành phố.

Ông Monahan cho hay cảnh sát cũng sẽ tuần tra 88 phòng bỏ phiều sớm, bắt đầu từ ngày 24/10.

Trong khi đó, hôm 20/10, một giới chức bầu cử và những tổ chức dân quyền tại hai tiểu bang Mỹ có vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử cảnh báo về khả năng có thường dân vũ trang tại các phòng phiếu gây nên bạo động hay đe dọa cử tri.

Viên chức bầu cử hàng đầu Michigan nói cảnh sát tiểu bang sẽ thi hành lệnh cấm những người công khai mang vũ khí tới gần phòng phiếu vào Ngày Bầu cử 3/11.

Tại Minesota, các tổ chức dân quyền kiện để ngăn chặn nỗ lực của một công ty an ninh tư điều động các quan sát viên phòng phiếu có vũ trang, xem đây là những nỗ lực đe dọa cử tri.

Cuộc bầu cử ngày 3/11, một trong những cuộc tranh cử gay go nhất lịch sử nước Mỹ, có thể là dịp xảy ra xung đột giữa quyền tự do ngôn luận và quyền sở hữu súng, tiếp theo một loạt các sự kiện trong làn sóng biểu tình chống kỳ thị chủng tộc trong năm nay.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-nhi%E1%BB%81u-n%C6%A1i-si%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%B7t-an-ninh-cho-ng%C3%A0y-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD/5629552.html

Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cảnh báo tin tặc Trung Quốc

đang ‘nhăm nhe’ ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ

 Bình luậnĐông Phương

Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cảnh báo rằng, tin tặc do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đang nhắm vào mạng lưới máy tính trong ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ. NSA đã xác định mối đe dọa do Bắc Kinh gây ra là một ưu tiên hàng đầu cần được chú ý khẩn cấp.

Tờ The Wall Street Journal đưa tin ngày 20/10, mặc dù các vấn đề được mô tả trong cảnh báo mới của Cơ quan An ninh Quốc gia đã được biết đến rộng rãi, nhưng đây là lần đầu tiên một cơ quan tình báo quan trọng cấp quốc gia của Hoa Kỳ chỉ rõ ra các hoạt động tin tặc do chính phủ Trung Quốc tài trợ.

NSA chịu trách nhiệm giám sát các chương trình phát sóng vô tuyến truyền thanh, thông tin liên lạc, Internet, đặc biệt là các liên lạc bí mật quân sự và ngoại giao. Cơ quan này có nhiều kinh phí hơn Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), và là đơn vị tự tuyển dụng nhiều Tiến sĩ toán học và chuyên gia máy tính nhất trên thế giới. NSA trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và được thành lập theo lệnh của Tổng thống.

Hôm 20/10, NSA đã kêu gọi toàn bộ Bộ Quốc phòng và lực lượng bảo vệ mạng trong căn cứ công nghiệp quốc phòng hành động để ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm nhập.

NSA đưa ra cảnh báo rằng, các mạng lưới này (mạng công nghiệp quốc phòng) thường bị các tin tặc do chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tài trợ tấn công bằng đủ loại chiến lược và kỹ thuật , đặc biệt là những mạng máy tính lưu trữ thông tin nhạy cảm về sở hữu trí tuệ, kinh tế, chính trị và quân sự…

Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ đã không trả lời ngay lập tức trước đề nghị bình luận của The Wall Street Journal.

Trong nhiều năm qua, việc chính quyền Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự của Hoa Kỳ đã bị các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, các nhà thầu quốc phòng và các trường đại học Hoa Kỳ tham gia nghiên cứu quốc phòng coi là vấn đề an ninh quốc gia hàng đầu. Sau cuộc kiểm toán nội bộ gần đây, mối lo lắng của Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng vì kết luận cho thấy vấn đề nghiêm trọng hơn mức mà các quan chức đã nhận ra.

The Wall Street Journal lấy ví dụ nói rằng, một cuộc đánh giá hải quân vào năm 2019 đã cho kết luận rằng, Hải quân Hoa Kỳ và các đối tác trong ngành của họ đang bị ĐCSTQ và các quốc gia khác “bao vây mạng Internet”, đe dọa đến vị thế của Hoa Kỳ với tư cách là lực lượng quân sự lớn nhất thế giới.

Vào tháng 3 năm ngoái, The Wall Street Journal đưa tin rằng bản báo cáo đánh giá nội bộ dài 57 trang của Hải quân Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến mối đe dọa do các thế lực thù địch như ĐCSTQ gây ra nhằm tấn công các căn cứ công nghiệp quốc phòng.

Những câu chữ viết trong bản báo cáo đánh giá này cho thấy mối đe dọa từ Trung Quốc (ĐCSTQ) là cực kỳ nghiêm trọng. NSA cáo buộc ĐCSTQ hoạt động gián điệp mạng chống lại quân đội Hoa Kỳ, các nhà cung cấp quân sự Hoa Kỳ và khu vực tư nhân nói chung. Báo cáo cho biết ĐCSTQ đã “thu được những lợi thế quân sự không thể tính đếm được trong cả ngắn hạn và dài hạn từ các hoạt động tin tặc”.

Trước đó, các quan chức Hoa Kỳ đã nói rằng trong năm qua, các nhà thầu hải quân đã phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng cực kỳ đáng lo ngại. Bắc Kinh đã đánh cắp một loạt các tài liệu nhạy cảm từ Hoa Kỳ, từ dữ liệu bảo dưỡng tàu đến các chương trình tên lửa.

Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cho biết hôm 20/10 rằng, Bắc Kinh đang tích cực khai thác 25 lỗi máy tính trong mạng máy tính.

Bà Anne Neuberger – Giám đốc An ninh mạng của NSA cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi nghe thấy âm thanh rất rõ ràng, rất khó để vừa ưu tiên các biện pháp sửa chữa vừa giảm thiểu [tổn thất]”.

“Chúng tôi hy vọng bằng cách chỉ thẳng ra rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tích cực khai thác các lỗ hổng để phá vỡ hệ thống (mạng của Hoa Kỳ), các chuyên gia an ninh mạng sẽ có được thông tin hữu ích để ưu tiên các hành động bảo vệ hệ thống của họ”, tuyên bố cho biết.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/co-quan-an-ninh-quoc-gia-my-canh-bao-tin-tac-trung-quoc-dang-nham-nhe-nganh-cong-nghiep-quoc-phong-hoa-ky-89985.html

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ sắp thăm Sri Lanka và Maldives

Tin Washington DC – Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ thăm Sri Lanka và Maldives trong tháng này, theo hai đảo quốc Ấn Độ Dương cho biết vào thứ Ba, 20 tháng 10. Ngoại Trưởng Pompeo sẽ tham gia nhiều cuộc họp tại thủ đô Colombo vào ngày 28 tháng 10, theo Bộ Ngoại Giao Sri Lanka cho biết.

Ông Pompeo dự kiến sẽ thảo luận với viên chức Sri Lanka về việc sắp xếp các chuyến bay thương mại giữa hai quốc gia, vốn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ngoài ra, Ngoại Trưởng Pompeo nhiều khả năng cũng sẽ ghé qua thủ đô Male của Maldives vài giờ trong cùng ngày.

Chuyến đi của ông Pompeo diễn ra giữa lúc Hoa Kỳ đang tìm cách kềm chế sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng trong khu vực. Một trong các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng, ông Dương Khiết Trì, đã đến thăm Sri Lanka trong tháng này.

Theo viên chức Sri Lanka, chính phủ Colombo và Bắc Kinh sẽ tái khởi động việc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do, và tìm cách đẩy nhanh việc xây dựng thành phố cảng Colombo cùng nhiều dự án khác. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh thường xuyên hỗ trợ tài chính và đầu tư xây dựng nhiều cơ

sở hạ tầng quan trọng tại Sri Lanka và Maldives, gây nghi ngờ cho cường quốc khác trong khu vực là Ấn Độ.

Vào tuần trước, một viên chức Ấn Độ nói rằng Ngoại Trưởng Pompeo cũng dự định đến thăm New Delhi trong tháng này, cùng với Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper, để gặp gỡ những người đồng cấp Ấn Độ. Chuyến thăm Ấn Độ dự kiến sẽ diễn ra trước khi Ngoại Trưởng Pompeo đến Sri Lanka và Maldives. (Ngô Bảo) 

Lầu Năm Góc công bố sáng kiến mới đối phó Trung Quốc, Nga

Hải Lam

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 20/10 công bố sáng kiến Định hướng Phát triển Liên minh và Đối tác (GDAP) nhằm mở rộng các liên minh và chống lại Nga, Trung Quốc.

Theo sáng kiến GDAP, Lầu Năm Góc sẽ theo dõi và quản lý có hệ thống các mối quan hệ với các nước đối tác, nhằm tìm cách phối hợp quân sự và cũng để thúc đẩy hoạt động bán vũ khí của Mỹ.

Ông Esper nói: “Mạng lưới đồng minh và đối tác của Mỹ mang lại cho chúng tôi lợi thế bất đối xứng mà đối thủ không thể sánh được”. Ông còn gọi mạng lưới này là “xương sống của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Ông trích dẫn các quan hệ đối tác lâu đời, từ NATO đến Malta bé nhỏ, đã giúp Mỹ đấu tranh để giành độc lập từ Anh vào thế kỷ 18.

“Những ví dụ như thế này cho thấy tầm quan trọng của việc liên kết với các quốc gia cùng chí hướng, dù lớn hay nhỏ, để duy trì trật tự tự do và cởi mở đã phục vụ lợi ích của chúng ta trong nhiều thập niên”, Bộ trưởng Esper cho hay. “Trung Quốc và Nga gộp lại có thể có chưa đến 10 đồng minh”.

Ông Esper cáo buộc Trung Quốc sử dụng biện pháp cưỡng ép và “bẫy tài chính” để xây dựng liên minh với các nước nhỏ hơn như Myanmar, Campuchia và Lào. “Quốc gia càng nhỏ và nhu cầu càng lớn, áp lực từ Bắc Kinh càng mạnh”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đề cập đến các chuyến thăm mà ông đã thực hiện để xây dựng quan hệ quốc phòng với Malta, Mông Cổ và Palau, cũng như các kế hoạch của Mỹ về sự hiện diện quốc phòng lớn hơn ở Đông Âu, trong đó có việc đặt căn cứ quân đội Mỹ ở Ba Lan.

Ông Esper nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với “các nền dân chủ cùng chí hướng như Ấn Độ và Indonesia”. Người đứng đầu Lầu Năm Góc lưu ý rằng ông đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto vào 19/10 và sẽ thăm Ấn Độ vào tuần tới.

Ông nói: “Tất cả đều nhận ra những gì Trung Quốc đang làm”.

Bộ trưởng Quốc Phòng Esper cho biết, một phần quan trọng của nỗ lực này là mở rộng hoạt động bán vũ khí, không chỉ giúp các đồng minh nâng cao năng lực quốc phòng, mà còn hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ trước sự cạnh tranh từ Moskva và Bắc Kinh.

“Chúng ta phải cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, những nước có ngành công nghiệp quốc doanh có thể đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu quân sự theo những cách mà chúng ta không thể và không bao giờ muốn, trong nhiều trường hợp”, ông Esper nói.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc nói thêm rằng ông đã thực hiện các biện pháp để giảm hạn chế xuất khẩu các hệ thống vũ khí “quan trọng” và tăng tốc độ phê duyệt thương vụ, đồng thời sẽ sử dụng GDAP để xác định các cơ hội mua bán vũ khí và bảo vệ thị trường Mỹ.

Ông dẫn ví dụ về việc nới lỏng các hạn chế gần đây của Mỹ đối với việc xuất khẩu máy bay không người lái vũ trang, mà Mỹ có thể bán cho Đài Loan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Sáng kiến được Bộ trưởng Esper công bố chỉ 2 tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11. Nếu ông Trump thất cử, vị trí của ông Esper có thể bị thay thế vào tháng 1 năm sau.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lau-nam-goc-cong-bo-sang-kien-moi-doi-pho-trung-quoc-nga.html

Mỹ hoan nghênh đề nghị của Nga,

đóng băng số đầu đạn hạt nhân, gia hạn START

Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mỹ-Nga – New START có vẻ như đang trên đà để được gia hạn thêm một năm, khi Washington hôm thứ Ba hoan nghênh đề nghị của Moscow về việc gia hạn hiệp ước theo các điều kiện vừa nêu, nếu cả hai bên đóng băng tất cả các hoạt động triển khai đầu đạn hạt nhân trong thời gian đã thỏa thuận.

Bước đột phá đó đạt được sau nhiều tháng đàm phán gay go, và hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dường như thu hẹp khoảng cách giữa các bên về số phận của hiệp ước START mới năm 2010, sẽ hết hạn vào tháng Hai năm tới. Nếu hiệp ước bị hủy bỏ thì coi như tất cả các hạn chế còn lại đối với việc triển khai các đầu đạn hạt nhân chiến lược cũng như tên lửa và máy bay ném bom mang các vũ khí này, sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang thời hậu Chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

Tuần trước, Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị của Nga, gia hạn vô điều kiện hiệp ước START 2010 trong một năm, nói rằng bất kỳ đề xuất nào không đóng băng tất cả các đầu đạn hạt nhân – cả chiến lược lẫn chiến thuật – đều “không có cơ may có thể thành hình”.

Nhưng một tuyên bố do Bộ Ngoại giao Nga đưa ra hôm thứ Ba cho thấy lập trường của hai nước đã nhích lại gần nhau hơn.

“Nga đề nghị gia hạn New START thêm một năm và sẵn sàng cùng Hoa Kỳ thực hiện cam kết chính trị để ‘đóng băng’ số lượng đầu đạn hạt nhân mà các bên nắm giữ trong giai đoạn này”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus hoan nghênh đề nghị của Nga, nói trong một tuyên bố rằng Hoa Kỳ hoan nghênh “thái độ sẵn sàng đạt tiến bộ của Nga trong vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân”.

Bà Ortagus nói tiếp:

“Hoa Kỳ sẵn sàng gặp ngay lập tức để hoàn tất một hiệp ước có thể kiểm chứng được. Chúng tôi hy vọng Nga sẽ trao quyền cho các nhà ngoại giao của mình để làm điều tương tự.”

Tuyên bố của phía Mỹ nêu bật một trong số câu hỏi mà hai bên sẽ phải giải quyết để mở đường gia hạn hiệp ước START mới thêm một năm: làm cách nào để kiểm chứng xem phía bên kia có tuân thủ cam kết đóng băng các đầu đạn hạt nhân. Hiệp ước có thể được gia hạn tối đa là 5 năm sau khi hết hạn vào ngày 5 tháng 2 với sự đồng ý của các tổng thống Mỹ và Nga.

Việc gia hạn được Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược – New START là điểm sáng hiếm hoi trong mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước.

Nếu không gia hạn được hiệp ước này thì coi như trụ cột chính duy trì sự cân bằng hạt nhân giữa hai nước sẽ bị đạp đổ, và đây là thêm một yếu tố khác nữa gây căng thẳng giữa hai bên.

Bộ Ngoại giao Nga nói đóng băng đầu đạn hạt nhân và gia hạn hiệp ước START thêm một năm chỉ khả thi nếu Washington không đưa ra đòi hỏi nào khác. Moscow nói gia hạn thêm một năm sẽ cho hai có đủ thời gian để thảo luận việc kiểm soát vũ khí hạt nhân một cách thấu đáo hơn.

https://www.voatiengviet.com/a/my-hoan-nghenh-de-nghi-cua-nga-dong-bang-so-dau-dan-hat-nhan-gia-han-star/5629003.html

Biên giới của Hoa Kỳ với Canada và Mexico sẽ đóng cửa

 đối với các chuyến du lịch không thiết yếu

cho đến ngày 21 tháng 11

Tin từ WASHINGTON/OTTAWA – Vào hôm thứ Hai (19/10), Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cho biết biên giới đất liền của Hoa Kỳ giữa Canada và Mexico sẽ vẫn đóng cửa đối với tất cả các chuyến du lịch không thiết yếu cho đến ngày 21 tháng 11.

Việc gia hạn này được đưa ra khi Hoa Kỳ vẫn là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới và đang báo cáo số ca nhiễm mới cao thứ hai hàng ngày. Bộ ngoại giao Mexico cũng xác nhận rằng các biện pháp sẽ được duy trì và không thay đổi cho đến ngày 21 tháng 11.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ An toàn Công cộng Bill Blair của Canada tiết lộ đợt gia hạn một tháng mới nhất trên Twitter, xác nhận một chính sách được áp dụng vào tháng 3 để kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Hồi tháng trước, tổng thống  Trump cho biết biên giới sẽ mở cửa “khá sớm” vì Canada muốn các hạn chế được dỡ bỏ. Nhưng chính phủ Canada nêu rõ rằng họ không muốn xóa bỏ các hạn chế cho đến khi COVID-19 được kiểm soát ở cả hai quốc gia.

Các hạn chế này đặc biệt gây thiệt hại cho các thị trấn của Hoa Kỳ và Canada dọc theo biên giới. Thống kê Canada cho biết các chuyến thăm trước đó của Hoa Kỳ đến Canada bằng xe hơi giảm hơn 95% trong tháng 8 so với tháng 8 năm 2019. (BBT)

Thượng viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu vào tuần tới

để xác nhận bà Barrett vào Tối cao Pháp viện

 Bình luậnDu Miên

Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Hoa Kỳ Mitch McConnell cho biết, toàn thể Thượng viện sẽ bỏ phiếu vào ngày 26/10 để xác nhận Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện.

Ông McConnell đã nói trong một cuộc họp báo về động thái này sau cuộc họp với các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa.

Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ bỏ phiếu để xác nhận bà Barrett trở thành Thẩm phán [tại Tối cao Pháp viện] vào thứ Hai tới (tức ngày 26/10), và tôi nghĩ đó sẽ là một cột mốc thành tựu khác trong nỗ lực của chúng tôi nhằm bổ nhiệm vào tòa án, tòa án liên bang những ứng cử viên vốn tin rằng, công việc của một thẩm phán là thực sự tuân theo luật pháp”.

Bà Barrett đã phải đối mặt với 3 ngày điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện hồi tuần trước. Lãnh đạo McConnell cho biết, ủy ban này dự kiến sẽ thông qua việc gửi đề cử bà Barrett lên Thượng viện vào ngày 22/10.

Vào ngày 19/10, Lãnh đạo phe Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer đã đưa ra kiến nghị yêu cầu Thượng viện hoãn việc xác nhận đề cử cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc.

Trên sàn Thượng viện, ông Schumer tuyên bố: “Đây là quy trình đề cử [Thẩm phán] lên Tối cao Pháp viện vội vã nhất, phe phái nhất, kém hợp pháp nhất trong lịch sử quốc gia chúng ta, trong toàn bộ lịch sử quốc gia của chúng ta và nó không được phép tiến hành”.

Sau đó, ông đã viết trên Twitter rằng, ông đã “cưỡng chế [thực hiện] một cuộc bỏ phiếu để hoãn lại [việc xác nhận đề cử tại] Thượng viện cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11”.

“Chúng tôi sẽ không có làm việc như bình thường ở đây tại Thượng viện, trong khi đảng Cộng hòa cố gắng sử dụng một quy trình bất hợp pháp để thông qua một ứng cử viên tại Tối cao Pháp viện”.

Đảng Cộng hòa đã ngăn cản động thái này của ông Schumer.

Đảng Cộng hòa (GOP) chiếm đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ với tỷ lệ số ghế là 53–47. Hiện tại, GOP vẫn được cho là có đủ số phiếu bầu để xác nhận đề cử bà Barrett vào Tối cao Pháp viện của Hoa Kỳ. Ba thành viên Đảng Cộng hòa có thể bỏ phiếu chống hoặc bỏ phiếu trắng đối với việc đề cử bà Barrett, và Phó Tổng thống Mike Pence sẽ vẫn giữ lá phiếu phân thắng bại.

Vào ngày 19/10, giữa cuộc vận động của ông Schumer, lãnh đạo McConnell cho biết: “Thẩm phán Amy Coney Barrett đã chứng minh rằng, bà ấy có kiến thức chuyên môn sâu về luật pháp, tư duy tư pháp lý tính và sức mạnh trí tuệ tuyệt đối, [những tố chất của một Thẩm phán] mà người dân Mỹ xứng đáng có được tại Tối cao Pháp viện của họ”.

“Tôi mong đợi cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Tư pháp vào thứ Năm (22/10). Toàn bộ Thượng viện sẽ tập trung vào đề cử của Thẩm phán Barrett ngay khi nó được ủy ban đề xuất. Tôi sẽ tự hào bỏ phiếu ủng hộ cho luật gia đặc biệt này”.

Bà Barrett được Tổng thống Donald Trump công bố là ứng cử viên vào Tối cao Pháp viện sau cái chết của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg vào giữa tháng Chín. Tổng thống Trump đã đề cử thành công 2 thẩm phán Tối cao Pháp viện khác là ông Brett Kavanaugh và ông Neil Gorsuch.

Trong quá trình thúc đẩy việc xác nhận đề cử cho bà Barrett, đảng Dân chủ đưa ra ý tưởng “lấp đầy” Tối cao Pháp viện với việc bổ sung thêm nhiều thẩm phán hơn, trong trường hợp đảng Dân chủ giành lại chức Tổng thống và kiểm soát Thượng viện. Tiếp đó, cả ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden và bà Harris đều từ chối cho biết quan điểm của mình về phương án “lấp đầy” Tối cao Pháp viện, kể cả khi được hỏi về vấn đề này trong các cuộc Tranh luận Tổng thống/ Phó Tổng thống.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/thuong-vien-hoa-ky-se-bo-phieu-xac-nhan-ba-barrett-len-toi-cao-phap-vien-89489.html

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Google

Phụng Minh

Đây được xem như thách thức pháp lý khốc liệt nhất mà ngành công nghệ phải đối mặt trong hơn 20 năm.

Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện Google vào hôm thứ Ba (20/10) với cáo buộc gã khổng lồ công nghệ tham gia vào hành vi chống cạnh tranh để bảo vệ sự độc quyền của mình trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm. Tổng chưởng lý của 11 bang ở Mỹ cũng tham gia vụ kiện, theo NBC News.

Chính phủ liên bang cáo buộc Google đã vi phạm luật chống độc quyền để hoạt động như một “người gác cổng” vào internet. Đơn kiện cho biết Google sử dụng hàng tỷ đô la từ doanh thu quảng cáo trên nền tảng của mình để trả cho các nhà sản xuất, nhà khai thác và trình duyệt điện thoại di động nhằm duy trì Google làm công cụ tìm kiếm mặc định của họ. Nhờ vậy, Google có lợi thế tuyệt đối trong lĩnh vực tìm kiếm trên hàng trăm triệu thiết bị của Mỹ và gần như không có cơ hội cho bất kỳ đối thủ nào chen chân vào.

Đây sẽ là thách thức pháp lý khốc liệt nhất mà chính phủ Hoa Kỳ đưa ra đối với sự thống trị của một công ty trong lĩnh vực công nghệ trong hơn hai thập kỷ, và nó có thể làm rung chuyển toàn bộ Thung lũng Silicon. Trong một thời gian dài, Google đã không thực sự đối đầu với chính phủ.

Doanh thu của Google trong năm 2019 là 162 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn doanh thu của Hungary.

Đơn kiện cáo buộc rằng Google sở hữu hoặc kiểm soát các kênh phân phối tìm kiếm chiếm khoảng 80% các truy vấn tìm kiếm ở Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh của Google không thể có được số lượng truy vấn tìm kiếm đủ để xây dựng quy mô cần thiết cho cạnh tranh, điều này làm giảm sự lựa chọn và đổi mới của người tiêu dùng cũng như khả năng cạnh tranh về giá của nhà quảng cáo.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley đã lên án Google rằng công ty duy trì sức mạnh của mình thông qua “các phương tiện bất hợp pháp” và gọi vụ kiện là “vụ kiện chống độc quyền quan trọng nhất thế kỷ”.

Vụ kiện này được tiến hành sau khi Bộ Tư pháp tiến hành điều tra hơn một năm. Ngoài việc trở thành mục tiêu rõ ràng của các hành động chống độc quyền, Google cũng trở thành mục tiêu cáo buộc của TT Trump và các đảng viên Đảng Cộng hòa khác, những người cho rằng Google và các công ty công nghệ khác phân biệt đối xử với phe bảo thủ. Google sử dụng các thuật toán xếp hạng kết quả tìm kiếm và các biện pháp khác để ngăn chặn hoặc thậm chí xóa các bình luận trực tuyến ủng hộ phe bảo thủ (conservative).

Ngoài ra, Google cũng là đối tượng điều tra của Tiểu ban Chống độc quyền Hạ viện cùng 3 gã khổng lồ công nghệ khác như Apple, Amazon và Facebook.

Những người ngoài cuộc cho rằng Google khó có thể rút lui trong cuộc chiến pháp lý này. Trường hợp này có thể mất vài năm để giải quyết. Nếu Google thua kiện, điều đó có nghĩa là tòa án sẽ ra lệnh thay đổi cách thức hoạt động của một số doanh nghiệp của họ, điều này có thể tạo ra cơ hội mới cho các công ty đối thủ. Vụ kiện của Bộ Tư pháp không nêu rõ các biện pháp khắc phục cụ thể.

Google cũng phải đối mặt với những thách thức pháp lý tương tự ở nước ngoài. Liên minh châu Âu đã phạt Google 1,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 vì Google ngăn chặn các trang web sử dụng đối thủ cạnh tranh của Google để tìm nhà quảng cáo. Liên minh châu Âu cũng phạt Google 2,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017 vì Google ưu tiên hoạt động kinh doanh mua sắm của mình trong lĩnh vực tìm kiếm. Năm 2018, Google đã bị phạt 4,9 tỷ đô la vì chặn các đối thủ cạnh tranh trên hệ điều hành Android của mình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-tu-phap-hoa-ky-de-don-kien-chong-doc-quyen-chong-lai-google.html

Thống Đốc Newsom cho biết tiểu bang California

sẽ độc lập xem xét tính an toàn của vaccine COVID-19

trước khi phân phối cho người dân

Thống đốc Gavin Newsom cho biết tiểu bang California sẽ không cho phép phân phối bất kỳ loại vaccine coronavirus nào cho đến khi vaccine được xem xét bởi các chuyên gia của tiểu bang, bất kể kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới.

Ông Newsom cho biết một hội đồng gồm 11 bác sĩ và nhà khoa học hàng đầu tiểu bang California sẽ xem xét mọi đợt phát triển vaccine mới của chính phủ liên bang hoặc các nhà nghiên cứu vaccine. Lời tuyên bố của thống đốc Newsom làm tăng khả năng người dân tiểu bang California sẽ không có vaccine coronavirus trong thời gian tới.

Trong lúc vaccine đang được phân phối ở các tiểu bang khác, ông Newsom cho biết việc tiêm chủng rộng rãi là không thực tế cho đến năm sau. Giáo sư, tiến sĩ dịch tễ học tại trường Fielding School of Public Health UCLA Jeffrey Klausner cho biết thống đốc Newsom đã chọn ra những người tốt nhất để có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định đáng tin cậy.

Ông Newsom cho biết 45 triệu liều vaccine được lấy từ hai loại vaccine tiên tiến nhất sẽ được cung cấp trên toàn Hoa Kỳ trước cuối năm nay. Mỗi người phải tiêm hai liều cách nhau ba tuần. Hầu hết các nhân viên y tế tuyến đầu sẽ được tiêm đầu tiên, sau đó là những công dân thuộc nhóm nguy cơ bị lây nhiễm cao trong cộng đồng sẽ được ưu tiên. (BBT)

Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp

ở các bang do đảng Dân chủ điều hành cao hơn

Lục Du

Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp vào tháng 9 ở các bang do đảng Dân chủ điều hành cao hơn so với các bang do đảng Cộng hòa điều hành, Daily Caller đưa tin.

Dưới đây là 9 bang có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước Mỹ. Đây đều là những bang do người của đảng Dân chủ lãnh đạo.

Hawaii: 15.1%.

Nevada: 12.6%.

California: 11.0%

Rhode Island: 10.5%

Illinois: 10.2%

New York: 9.7%

Massachusetts: 9.6%

New Mexico: 9.4%

District of Columbia: 8.7%

Ngoại trừ Massachusetts, các bang khác được đề cập ở trên đều là những bang “trifecta”, một thuật ngữ ám chỉ một bang bị kiểm soát bởi người của cùng một đảng bao gồm cả ở hai lĩnh vực lập pháp (Nghị viện) và hành pháp, trong trường hợp này là Đảng Dân chủ.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên toàn quốc trong tháng 9 là khoảng 7,9%, các bang do đảng Dân chủ kiểm soát có mức trung bình là 9,0%. Ngược lại, các bang do đảng Cộng hòa kiểm soát có tỷ lệ trung bình ở mức 6,2%, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.

Khi Hoa Kỳ cố gắng mở cửa lại nền kinh tế của mình sau những thiệt hại do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, những con số thống kê về tỷ lệ thất nghiệp cho thấy hiệu quả từ cách điều hành của chính quyền Trump. Sau khi tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 15% vào tháng Tư, con số thông kê này đã giảm nhẹ nhưng đều đặn ở các tháng tiếp theo.

Sự khác biệt giữa số lượng người thất nghiệp ở các bang do Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa điều hành có thể là do cách tiếp cận khác nhau mà mỗi bên thực hiện đối với đại dịch Covid.

Trong khi đảng Dân chủ vẫn kiên trì đóng cửa trường học và quán bar và giảm bớt sự di chuyển của người dân, thì đảng Cộng hòa lạc quan hơn về việc nới lỏng các quy định đi lại, họ cho mở trường học, quán bar và nhà thờ, cố gắng đưa cuộc sống hàng ngày của người dân dần trở lại bình thường.

Theo The BL, nếu câu hỏi đặt ra là cách tiếp cận nào là phù hợp nhất, dường như không có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng có thể nói rằng những hạn chế được áp đặt trên cơ sở bắt buộc theo khái niệm cấp cứu y tế không được tất cả mọi người hoan nghênh.

Hai tòa án tiểu bang gần đây đã đưa ra phán quyết rằng các biện pháp đóng cửa của các thống đốc Dân chủ là vi hiến.

Trường hợp đầu tiên là ở Pennsylvania, nơi một nhóm chủ doanh nghiệp kiện Thống đốc Tom Wolf vì những hạn chế đi lại mà ông đã áp đặt đối với tiểu bang và thẩm phán đã ra phán quyết có lợi cho nguyên đơn.

“Hiến pháp không thể chấp nhận khái niệm‘ bình thường mới ’trong đó các quyền tự do cơ bản của người dân có thể bị phụ thuộc vào các biện pháp hạn chế”, Thẩm phán viết, đồng thời nói thêm rằng “thẩm quyền của chính quyền không phải là vô hạn”.

Trường hợp thứ hai là ở bang Michigan, nơi Tòa án Tối cao của bang cũng tuyên bố nữ Thống đốc Gretchen Whitmer vi hiến khi áp dụng các biện pháp phong tỏa. Bất chấp phán quyết, nữ thống đốc đã sử dụng quyền hành pháp của mình để gia hạn biện pháp đóng cửa vài tuần cho đến khi bà có thể kháng cáo quyết định của tòa án.

Một nhà kinh tế học của Đại học Brown đã công bố một nghiên cứu cho biết trường học không phải là nơi virus lây lan ồ ạt như nhiều phương tiện truyền thông và công đoàn giáo viên đã tuyên bố trước đây. Nghiên cứu cho biết trong số 1.000 trẻ em, chỉ có 1,3 trẻ em nhiễm virus Vũ Hán.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, 94% trường hợp tử vong do vi rút Vũ Hán ở nước này đều đã trên 65 tuổi và đã có sẵn các bệnh lý nền. Điều này có thể được hiểu là đối với những người khỏe mạnh dưới 65 tuổi, vi-rút không gây chết người nhiều hơn bệnh cúm theo mùa, ít nhất là ở Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-ty-le-that-nghiep-o-cac-bang-do-dang-dan-chu-dieu-hanh-cao-hon.html

Vaccine của Astrazeneca có thể

tái tục thử nghiệm tại Mỹ trong tuần này

Cuộc thử nghiệm tại Mỹ vaccine chống COVID của hãng Astrazeneca có thể tái tục sớm nhất là trong tuần này sau khi Cơ quan Quản trị Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) hoàn tất việc duyệt xét một căn bệnh trầm trọng, 4 nguồn tin nói với Reuters.

Thử nghiệm quy mô giai đoạn cuối của Astrazeneca ở Mỹ bị ngưng kể từ ngày 6/9 sau khi một người tham gia cuộc thử nghiệm tại Anh bị một chứng bệnh tình nghi là nhiễm trùng cột sống hiếm có tên là transverse Myelitis.

Nguồn tin được thuyết trình về vấn đề này nhưng yêu cầu được ẩn danh cho hay thử nghiệm tại Mỹ có thể được tái tục trong tuần này.

FDA không trả lời yêu cầu bình luận.

Cơ quan này yêu cầu các nhà nghiên cứu thực hiện thử nghiệm phải bổ sung thông tin về sự cố xảy ra trong đơn có chữ ký của tình nguyện viên tham gia thử nghiệm, một nguồn tin cho biết.

Các giới chức ban hành luật lệ của Anh đã xem xét ca bệnh đó và xác định “không có đủ bằng chứng để nói chắc chắn” là việc này có hay không có liên quan đến vaccine. Họ đã cho phép tái tục tuyển mộ tình nguyện viên tại Anh, theo một văn bản Reuters được thấy.

Các nhà ban hành qui định tại Brazil, Ấn Độ và Nam Phi trước đây cũng cho phép AstraZeneca tại tục thử nghiệm vaccine tại những nước này.

Đáp yêu cầu, các nhà ban hành qui định Anh chia sẻ với Reuters một thư dự thảo cho những người tham dự thử nghiệm ở Anh đề ngày 14/10 và do Toán Thử nghiệm Vaccine COVID-19 Oxford ký. Thư nói FDA Mỹ đã “hoàn tất phân tích của họ” và việc tiêm thử vaccine tại Mỹ sẽ được tái tục trong một thời gian ngắn.

Một nữ phát ngôn viên của AstraZeneca nói thông tin này không xuất phát từ công ty và “không thể kiểm chứng nội dung” bức thư gởi tới bệnh nhân.

“Chúng tôi cũng không thể bình luận về quyết định đang trong giai đoạn chờ đợi của FDA,” bà nói.

https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-c%E1%BB%A7a-astrazeneca-c%C3%B3-th%E1%BB%83-t%C3%A1i-t%E1%BB%A5c-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-trong-tu%E1%BA%A7n-n%C3%A0y-/5629187.html

Chưa thể có vaccine trước ngày bầu cử Mỹ

Steve Baragona

Dự trù của Tổng thống Donald Trump rằng vaccine chống COVID sẽ có trước Ngày Bầu cử 3/11 tại Mỹ sẽ không thành.

Hôm 16/10, công ty dược khổng lồ Pfizer loan báo sẽ không tìm cách xin phép khẩn cấp để đưa ra vaccine trước cuối tháng 11.

Hai công ty vaccine hàng đầu khác cũng đang ngưng lại. Vaccine thứ tư có thể chưa có kết quả cho đến cuối năm nay.

Tổng thống Trump nhiều lần nói rằng nhiều người sẽ được chích vaccine trước cuộc bầu cử trong khuôn khổ chương trình Operation Warp Speed được quảng bá rầm rộ nhằm đẩy mạnh việc phát triển vaccine. Các nhà khoa học hàng đầu của chính phủ từ lâu cho rằng khung thời gian đó là không thực tế.

Tìm cách đối nghịch với khuynh hướng của Tổng thống Donald Trump về ứng phó đại dịch, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden phác họa một kế hoạch nhằm phát triển và phân phối vaccine nếu ông thắng cuộc bầu cử tháng 11.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ có vaccine trước cuộc bầu cử,” ông Trump nói trong một video không lâu sau khi ông xuất viện hồi phục từ COVID.

“Nhưng thành thật mà nói, chính trị có liên hệ đến việc này mà cũng được, họ muốn chơi trò chơi của họ. Sẽ có ngay sau cuộc bầu cử.”

An toàn trước nhất

Trong một tuyên bố ngày 16/10, giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho hay công ty có thể biết được trước cuối tháng 10 liệu vaccine có thành công hay không. Tuy nhiên vaccine sẽ không đạt được cột mốc an toàn cho đến cuối tháng 11.

“An toàn là, và sẽ vẫn là, ưu tiên một của chúng tôi,” ông Bourla viết.

Vaccine của Pfizer là một trong vài vaccine theo phương pháp dùng virus để tạo miễn nhiễm. Thay vì tiêm cho bệnh nhân virus đã chết hoặc đã yếu đi hay một mẫu vi khuẩn, vaccine chứa chỉ dẫn gen của một phần virus corona. Cơ thể bệnh nhân nhận chỉ dẫn, được gọi là RNA, và sản xuất mảng virus. Hệ thống miễn nhiễm đáp ứng với mảng này, kích thích cơ thể chống virus thực.

Pfizer hợp tác với công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech đưa ra những chỉ dẫn gen được thử nghiệm trong vaccine. Cho tới nay có gần 40.000 bệnh nhân tham gia cuộc thử nghiệm lâm sàng.

Trước khi cơ quan Quản trị Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ xem xét việc cho phép sử dụng khẩn cấp, công ty cần theo dõi ít nhất một nửa bệnh nhân trong 2 tháng sau liều cuối cùng để xem phản ứng phụ.

“Chúng tôi ước lượng là sẽ đạt đến cột mốc này vào tuần thứ 3 tháng 11,” ông Bourla viết.

Tạm ngưng

Trong khi đó, việc thử nghiệm hai vaccine khác đã ngưng lại vì những vấn đề an toàn.

AstraZeneca nói các cuộc thử nghiệm của công ty này đã ngưng lại tạm thời sau khi có ít nhất một người tham dự bị “chứng bệnh không giải thích được.”

Báo chí cho hay chứng bệnh đó là đau hai bên cột sống, một hình thức nhiễm trùng cột sống có thể gây nên đau đớn, yếu và tê liệt tay chân, cũng như những vấn đề về bọng đái và đại tiện. Tuy nhiên công ty chưa xác nhận chẩn đoán này.

Ngưng lại để kiểm tra an toàn là chuyện thường tình trong những cuộc thử nghiệm vaccine, các chuyên gia nói, và có một vài yếu tố bên cạnh vaccine có thể gây nên chứng bệnh vừa kể. Thử nghiệm đã tái tục tại Anh, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi. Tuy nhiên tại Mỹ, thử nghệm vẫn còn ngưng lại.

Một vaccine khác dùng cách thức tương tự của công ty dược Johnson & Johnson cũng vấp phải vấn đề an toàn, dù những vấn đề này cũng có thể không liên hệ đến vaccine.

Tuần trước, công ty báo cáo “một căn bệnh không giải thích được” với một trong những người tham dự thử nghiệm.

“Chúng tôi cũng học được nhiều về căn bệnh của người tham dự này, và điều quan trọng là có được các dữ kiện trước khi chúng tôi chia sẻ thêm thông tin,” công ty nói trong một tuyên bố.

Đã nhận được hàng tỉ đô la của chính phủ, các công ty dược đang có những bước chưa từng thấy trước đây để đẩy mạnh sản xuất vaccine trước khi có kết quả thực sự.

Tuy nhiên sẽ không có ngay vaccine cho tất cả mọi người. Các cơ quan chính phủ đang vạch kế hoạch cho những người được tiêm vaccine trước. Các nhân viên y tế, những người đáp ứng đầu tiên và dân số dễ bị tổn trương, trong đó có người cao niên, là những người được tiêm chủng đầu tiên.

Có thể đến giữa năm sau hầu hết người Mỹ sẽ được tiêm chủng, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Robert Redfield, nói với Quốc hội vào tháng trước.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%C6%B0a-th%E1%BB%83-c%C3%B3-vaccine-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-ng%C3%A0y-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9/5629179.html

Hunter Biden làm gì ở Ukraine và Trung Quốc?

Tổng thống Donald Trump liên tục cáo buộc đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden đã có hành vi sai trái trong quan hệ với Ukraine và Trung Quốc khi ông làm phó tổng thống, điều ông Biden phủ nhận.

Câu chuyện này lại trỗi dậy sau một bài báo của the New York Post về một email theo đó một cố vấn của công ty năng lượng Ukraine đã cảm ơn Hunter, con trai ông Joe Biden, vì đã mời ông này tới gặp cha của Hunter.

Khi được hỏi về cáo buộc này, ông Joe Biden nói với một nhà báo rằng đây là một “chiến dịch bôi nhọ”.

Sự ủng hộ khác nhau giữa các vùng và sức nặng cử tri gốc Việt

Bầu cử Mỹ 2020: Trump và Biden cãi cọ về các chủ đề tranh luận

Những cáo buộc về chuyện dùng quan hệ gây ảnh hưởng là chuyện không hiếm ở Washington DC và các con ông Trump cũng bị cáo buộc có mâu thuẫn lợi ích trong các thương vụ kinh doanh béo bở ở nước ngoài. Và họ cũng phủ nhận có việc làm sai trái.

Bài báo của the New York Post nói gì?

Một bài báo xuất hiện trên tờ the New York Post xoáy vào một email từ tháng Tư 2015, trong đó một cố vấn cho hãng Burisma cảm ơn Hunter Biden vì đã mời ông đến gặp cha ông Hunter ở Washington.

Ông Hunter, con trai thứ hai của Joe Biden, là một giám đốc trong hội đồng quản trị của Burisma – một công ty năng lượng tư nhân của Ukraine – trong thời gian cha ông là người dẫn dắt quan hệ Mỹ – Ukraine của chính quyền Obama. Ông Hunter là một trong số vài người nước ngoài có tên trong hột đồng quản trị.

Bài báo này không cung cấp bằng chứng rằng cuộc gặp đã diễn ra. Chiến dịch tranh cử của Biden nói không có ghi chép nào cho thấy có một cuôc gặp như vậy trong “lịch làm việc chính thức” của vị cựu phó tổng thống trong khoảng thời gian đó.

Nhưng trong một thông cáo trên tạp chí Politico, chiến dịch của Biden cũng thừa nhận ông Biden có thể đã có “tiếp xúc không chính thức” với vị cố vấn của Burisma mà không được ghi trong lịch làm việc chính thức. Thông cáo cũng nói cuộc gặp này nếu có cũng chỉ là “thoáng qua”.

“Điều tra của báo giới, và cả điều tra của hai ủy ban Quốc hội do đảng Cộng hòa dẫn đầu, mà công việc của họ bị một đồng nghiệp đảng Cộng hòa nói là ‘không hợp pháp’ và mang tính chính trị, đều có cùng một kết luận: Joe Biden đã thực hiện chính sách chính thức của Mỹ đối với Ukaine và không có hành vi sai trái,” Andrew Bates, người phát ngôn của ông Joe Biden nói.

Chiến dịch của Biden cũng chỉ trích câu chuyện đăng trên the New York Post là “tung tin thất thiệt của Nga”, mặc dù họ không nói email trong bài là bịa đặt.

Ông John Ratcliffe, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, nói trong một phỏng vấn với Fox Business rằng các email trong bài không liên quan đến nỗ lực tung tin thất thiệt của Nga.

Bài báo của The New York Post được Tổng thống Trump và các đồng minh của ông chia sẻ. Hai cựu cố vấn của ông, Steve Bannon và Rudy Giuliani, tham gia vào việc cung cấp thông tin và đưa ổ cứng có các email được dẫn trong bài báo này cho tòa soạn.

Các hãng truyền thông Mỹ khác nói họ không thể xác nhận tính xác thực của các email đó.

Ông Hunter gia nhập công ty Burisma năm 2014, và ở trong hội đồng quản trị cho tới tháng Tư năm 2019, khi ông quyết định rời công ty.

Biden bị cáo buộc gì ở Trung Quốc?

Tờ The New York Post cũng dẫn một email từ ông Hunter Biden cho biết ông nhận một khoản phí 10 triệu USD hàng năm từ một tỷ phú Trung Quốc chỉ cho việc “giới thiệu”, mặc dù hiện không rõ ai đã tham gia vào các vụ giới thiệu bị cáo buộc đó.

Một email khác, mà hãng Fox News nói họ đã xác nhận, nói về một thương vụ ông Hunter theo đuổi với một công ty năng lượng tư nhân lớn nhất của Trung Quốc. Email này được cho là có đề cập bí hiểm đến “10 do H giữ cho ông lớn.”

Fox News dẫn một nguồn ẩn danh nói rằng “ông lớn” trong email này là ám chỉ Joe Biden.

Năm 2013, ông Hunter bay trên phi cơ Air Force Two cùng cha, khi đó là phó tổng thống Mỹ, trong một chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh, nơi ông Hunter gặp nhân viên ngân hàng đầu tư Jonathan Li.

Hunter nói với tờ the New Yorker ông chỉ gặp ông Li “uống cà phê nhanh”, nhưng 12 ngày sau chuyến đi đó, một quỹ đầu tư tư nhân, BHR Partners, được chính quyền Trung Quốc cấp giấy phép. Ông Li là giám đốc và ông Hunter là một thành viên hội đồng quản trị. Ông Hunter nắm 10% cổ phần quỹ này.

BHR được hậu thuẫn bởi một số ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc và các chính quyền địa phương, theo truyền thông Mỹ.

Luật sư của ông Hunter Biden nói ông đã gia nhập hội đồng quản trị ở một vị trí không được trả lương “dựa trên mối quan tâm tìm cách đưa vốn Trung Quốc ra thị trường quốc tế.”

Luật sư của ông cũng nói khách hàng của ông không có cổ phần ở BHR cho tới năm 2017, sau khi cha ông đã không còn làm phó tổng thống Mỹ.

Hunter nghỉ giữ chức trong hội đồng quản trị BHR tháng Tư 2020, nhưng cho tới tháng Bảy năm nay, ông vẫn giữ 10% cổ phần trong BHR, theo báo cáo của công ty này.

Cha con Biden bị cáo buộc gì ở Ukraine?

Tổng thống Trump và đồng minh cáo buộc ông Joe Biden đã có hành vi sai trái vì khi còn làm phó tổng thống – ông đã thúc giục chính phủ Ukraine sa thải một công tố viên hàng đầu. Khi đó, ông đang điều tra một công ty nơi ông Hunter đang làm việc.

Năm 2016, Joe Biden kêu gọi sa thải thẩm phán Vicktor Shokin của Ukraine, người dẫn đầu cuộc điều tra về Burisma và các công ty khác.

Tuy nhiên, các lãnh đạo phương Tây và các tổ chức lớn đã hỗ trợ tài chính cho Ukraine cũng muốn vị công tố này bị sa thải vì họ cho rằng ông không đủ tích cực trong việc chống tham nhũng.

Đã có điều hành vi sai trái nào được chứng minh về cha con Biden?

Không một hoạt động tội phạm nào được chứng minh, và không có bằng chứng nào xuất hiện cho thấy Joe Biden đã chủ ý làm điều gì để mang lại lợi ích cho con trai. Tuy nhiên, đã dấy lên những câu hỏi về xung đột lợi ích tiềm năng.

Một quan chức Bộ Ngoại giao đã nêu những lo ngại này từ hồi 2015.

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa mở một cuộc điều tra và cho rằng công việc của ông Hunter tại công ty Ukraine “có vấn đề” – nhưng không có bằng chứng các chính sách đối ngoại của Mỹ bị ảnh hưởng bởi điều này.

Không có bằng chứng nào cho thấy Burisma đã sai phạm. Công ty này đưa ra thông cáo hồi 2017, nói rằng “tất cả các quy trình pháp lý và cáo buộc phạm pháp” đối với công ty đã khép lại.

Năm ngoái, Yuriy Lutsenko, vị công tố viên Ukraine thay thế Vicktor Shokin, nói với BBC rằng theo luật của Ukraine, không có lý do gì để điều tra cha con ông Biden.

Không có gì bất hợp pháp về chuyện một người tham gia hội đồng quản trị của một công ty trong khi thành viên khác của gia đình làm việc cho chính phủ, mặc dù giờ đây Hunter Biden nói việc ông có chân trong hội đồng quản trị của Burisma có lẽ là “quyết định tồi”.

Các luật sư của Hunter Biden nói trong một thông cáo tháng 10/2019 rằng ông đã tiến hành “những hoạt động kinh doanh này một cách độc lập. Ông không tin rằng việc đó đáng được thảo luận với cha mình, và ông đã không làm vậy.”

Hunter nói với tạp chí the New Yorker rằng ông chỉ để cập đến Burisma một lần duy nhất với cha mình. “Cha tôi nói ‘Cha hy vọng con biết con đang làm gì’.”

Trong khi bị xoi kỹ, ứng viên đảng Dân chủ nói hồi năm ngoái rằng nếu ông được bầu làm tổng thống, không ai trong gia đình ông sẽ có công việc hay quan hệ làm ăn với một công ty hay chính phủ nước ngoài.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54629549

Hunter Biden và cộng sự

chính là ‘ống dẫn’ tới chính quyền Obama-Biden

 Bình luậnDu Miên

Tiếp nối 2 phần tin độc quyền trước đó, các email tiếp theo trong loạt 26.000 email từ đối tác kinh doanh của Hunter Biden cho thấy, Hunter và các cộng sự coi gia tộc Biden như một loại ‘tiền tệ’ để trao đổi trong các thỏa thuận tỷ đô, là ‘ống dẫn trực tiếp’ đến chính quyền Obama-Biden cho các doanh nghiệp nước ngoài, chủ yếu từ các ‘cựu ĐCSTQ’.

Các đối tác kinh doanh của Hunter Biden đã thẳng thắn nói trong email về vai trò của Hunter Biden trong doanh nghiệp. Đặc biệt, khi liên quan đến các liên doanh nước ngoài, họ dường như coi cái tên Biden như một dạng “tiền tệ”, và khoe khoang rằng họ có một “đường ống [dẫn] trực tiếp” đến Chính quyền Obama-Biden.

Trong một email khác, các cộng sự của Hunter Biden đã hết lời chào mời quyền tiếp cận Nhà Trắng của Hunter. Họ còn so sánh sự sẵn sàng “chấp nhận rủi ro” của Hunter Biden với Chris Heinz – con riêng của Ngoại trưởng John Kerry lúc bấy giờ, đồng thời là bạn thân của Biden và Archer. Khi đó, Chris Heinz thường tỏ ra không thoải mái với một số quan hệ đối tác tiềm năng của Hunter và nhóm cộng sự.

Xem thêm Phần 1: Hunter Biden cùng cộng sự đã giúp ĐCS Trung Quốc kết nối với Nhà Trắng như thế nào?

Vào tháng 10/2013, các cộng sự của Hunter Biden (bao gồm cả Devon Archer) đã thảo luận về một trong những phương tiện mà công ty họ nên sử dụng để phù hợp với một thỏa thuận mới mà họ đang thực hiện. Ông Archer nhấn mạnh rằng, họ cần sử dụng chiếc “Rosemont Seneca SPV” (còn được biết đến là loại phương tiện chuyên dụng) vì Rosemont Capital quá gần với gia đình Heinz và vì việc sử

dụng SPV có thể “đưa Hunter vào nhóm”. Ông Archer giải thích bản thân mong muốn “tận dụng Hunter nhiều hơn” theo hướng không liên quan đến Heinz, người mà ông đánh giá là “hay né tránh rủi ro”.

Theo một email ngày 5/10 từ ông Bevan Cooney gửi tới Devon Archer, một lợi ích khác của Rosemont Seneca SPV là “sẽ rất tốt nếu bạn bỏ một ít mật ong vào túi của Hunter”. Cùng ngày hôm đó ông Archer trả lời: “Đồng ý. Tôi cũng có nhiều quyền quyết dịnh hơn với công ty đó vì tôi đồng sở hữu nó với Hunter, và anh ấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro… Hunter sẽ làm việc nếu chúng tôi cũng cần anh ấy [sic]”.

Năm ngày sau, cộng sự kinh doanh Jason Galanis của Hunter xác nhận với ông Archer đã thay đổi các tham chiếu công ty trong đề xuất, bao gồm một công ty do Hunter Biden kiểm soát. Theo câu trả lời của ông Archer có thể thấy rõ ràng ông ấy rất hài lòng: “Hoàn hảo. Hãy cứ tiếp tục điều đó. Chúng ta có sự nâng đỡ từ Biden rồi [thì nên] tránh xa khỏi vũng lầy Heinz”. Ông Archer đã nhấn mạnh sẽ sử dụng Rosemont Seneca Partners thay cho Rosemont Capital – công ty mà Heinz có nắm giữ cổ phần trong đó. Hunter Biden và công ty Rosemont Seneca Partners của Devon Archer sẽ đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch trong tương lai của họ.

Ví dụ, vào tháng 12/2013, Rosemont Seneca Partners đã hoàn tất thỏa thuận với doanh nghiệp đầu tư Bohai Harvest do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, để thành lập Bohai Harvest RST – một công ty mới trong đó Hunter Biden sẽ duy trì 10% cổ phần và nguồn vốn của họ sẽ tăng trưởng ít nhất 1,5 tỷ USD.

Ngay sau thương vụ đó (và sau khi Hunter và Archer gia nhập hội đồng quản trị công ty năng lượng Burisma Holdings của Ukraine), Heinz đã có động thái cắt đứt mối quan hệ kinh doanh chính thức của mình với Archer và Hunter vào tháng 5/2014. Chỉ vài giờ sau khi Burisma thông báo rằng Hunter và Archer đã gia nhập hội đồng quản trị, Heinz đã gửi email cho các trợ lý hàng đầu của cha dượng mình, cũng là Ngoại trưởng John Kerry khi đó, để cảnh báo họ về thỏa thuận có dấu hiệu dàn xếp này. Heinz cho biết: “Rõ ràng Devon và Hunter đều tham gia hội đồng quản trị của Burisma, và có một thông cáo báo chí đã được công bố vào ngày hôm nay. Tôi không thể nói lý do tại sao họ ra quyết định này, nhưng công ty chúng tôi không có bất kỳ khoản đầu tư nào vào công ty của họ”.

Xem thêm Phần 2: Đối tác kinh doanh đã cung cấp 26.000 email để lật mặt Hunter Biden

Tuy nhiên, những lo ngại của Heinz rõ ràng đã không ngăn cản được Hunter và các cộng sự của anh ta tiếp tục tận dụng danh tiếng của gia tộc Biden để theo đuổi các thỏa thuận kinh doanh đáng nghi.

Trong một email vào ngày 4/11/2014, Jason Galanis – cộng sự kinh doanh của Hunter, đã thảo luận về một bản dự thảo chào hàng mà anh ấy đang chuẩn bị cho các nhà đầu tư tiềm năng. Galanis giải thích rằng, bài thuyết trình sẽ đề cập đến các vấn đề cơ bản như bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, Galanis cũng tìm cách nhấn mạnh mối liên hệ của họ với Nhà Trắng, cụ thể là Phó Tổng thống Joe Biden khi viết: “Tôi muốn tập trung vào ‘loại tiền tệ khác’ mà chúng tôi đang đưa ra trên bàn [thảo luận]… một ống thông dẫn trực tiếp đến chính quyền”. Galanis cũng đề cập đến việc thêm các mối quan hệ của Joe Biden vào trong quảng cáo chào hàng của họ, khi thảo luận với các quỹ hưu trí công đoàn. Galanis đã viết: “Có lẽ chúng ta cũng nên nhắc đến mối quan hệ công đoàn của cha HB để chứng minh cho lời yêu cầu??”.

Trong một bản thảo chào hàng dành cho nhà đầu tư vào tháng 3/2015, các cộng sự của Hunter đã viết về nhu cầu “tận dụng mạng lưới Hunter Biden Taft Hartley”. Taft Hartley là luật quản lý quỹ hưu trí của công đoàn, và ông Joe Biden từ lâu đã thiết lập những mối quan hệ thân thiết với các ông chủ công đoàn. Hunter Biden và anh trai của ông Joe là ông James Biden đều bị cáo buộc là đã tìm cách tận dụng những mối quan hệ này trong quá khứ.

Bài thuyết trình nhấn mạnh rằng, nhóm “do Archer và [Hunter] Biden dẫn đầu” sẽ tạo ra “cơ hội chưa từng có cho một công ty ở quy mô của chúng tôi,” và nhắc đến nguồn tham chiếu là các giao dịch khai thác tài chính từ các quan chức Trung Quốc. Vào tháng 12/2013, như đã được công khai trước đó, Hunter và Archer đã đạt được một thỏa thuận cổ phần tư nhân trị giá 1 tỷ USD do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Hunter và các cộng sự còn muốn quay lại để kiếm thêm tiền từ Trung Quốc.

Trong buổi giới thiệu nhà đầu tư vào tháng 3/2015, các cộng sự của Hunter đã vạch ra kế hoạch tận dụng tầm ảnh hưởng của gia đình Biden để kiếm chác thêm. Trong phần trình bày nguồn đầu tư sẽ đến từ đâu, các cộng sự của Hunter mô tả dòng vốn chảy từ “Trung Quốc> Hoa Kỳ” và từ “Cựu ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc)> Hoa Kỳ”. Và bài thuyết trình cũng đề xuất thêm nhiều giao dịch kinh doanh xuyên biên giới liên quan đến “China SOE (Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc)” và “Cựu ĐCSTQ”.

Các bảng báo giá trên được lấy trực tiếp từ 26.000 email và tệp đính kèm từ Hunter Biden và Bevan Cooney, đối tác kinh doanh của Devon Archer. Những email này được cung cấp cho tác giả Schweizer

từ ông Cooney thông qua nhà báo Matthew Tyrmand. Loạt email này hoàn toàn tách biệt với các email do New York Post công bố (chủ yếu là từ bản sao lưu ổ cứng máy tính xách tay của Hunter Biden).

Ông Cooney hiện đang thụ án trong nhà tù liên bang vì vai trò của ông ấy trong kế hoạch trái phiếu của nhóm cộng sự này, cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Devon Archer bị kết án về tội âm mưu và gian lận chứng khoán. Ông Archer hiện vẫn đang chờ tuyên án cho tội danh này.

Tác giả của bài viết là ông Peter Schweizer, là tác giả của “Hồ sơ tham nhũng: Sự lạm dụng quyền lực của giới tinh hoa cấp tiến ở Mỹ” (Profiles in Corruption: Abuse of Power by America’s Progressive Elit).

Đồng tác giả là ông Seamus Bruner, là tác giả của “Ngã ngựa: Tống tiền hạt nhân, Tình báo Nga và lời nói dối của Washington đã làm giàu cho các đế chế Clinton và Biden” (Fallout: Nuclear Bribes, Russian Spies, and the Washington Lies that Enriched the Clinton and Biden Dynasties).

Du Miên

Theo Breitbart

https://www.ntdvn.com/the-gioi/hunter-biden-va-cong-su-chinh-la-ong-dan-toi-chinh-quyen-obama-biden-89595.html

Lộ ảnh nghi Joe Biden gặp đối tác làm ăn của con trai

Hải Lam

Một bức ảnh mới được công bố cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden chụp cùng con trai và Kenes Rakishev, một nhà tài phiệt người Kazakhstan bị cáo buộc là bạn làm ăn với Hunter.

New York Post cho biết, bức ảnh không đề ngày tháng lần đầu xuất hiện trên trang web chống tham nhũng của Kazhakhstani vào năm 2019. Trong ảnh, cựu phó tổng thống Joe Biden đang mỉm cười. Bên phải ông là con trai Hunter Biden và bên trái là cựu thủ tướng Kazakhstan Karim Massimov. Nhà tài phiệt Kenes Rakishev đứng bên phải Hunter.

Bức ảnh trên xuất hiện trở lại sau khi New York Post công bố một loạt email cho thấy các mối làm ăn ở nước ngoài của Hunter Biden và một bài báo khẳng định Rakishev đã trả tiền cho Biden để môi giới các khoản đầu tư của Mỹ.

Daily Mail hôm thứ Sáu (16/10) đăng bài báo nêu chi tiết về mối quan hệ làm ăn giữa Hunter và Rakishev, cho thấy con trai Joe Biden thường xuyên ăn tối với doanh nhân Kazakhstan và cố gắng tạo điều kiện để Rakishev đầu tư tiền ở New York và một công ty khai thác ở Nevada.

Daily Mail cũng cho biết, Rakishev có quan hệ mật thiết với cựu tổng thống Kazakhstan. Rakishev đã gặp rắc rối khi các đối tác kinh doanh phương Tây nhận ra nguồn gốc không rõ ràng của khối tài sản 300 triệu USD của ông.

Tính xác thực của bức ảnh chưa được xác minh độc lập. Nó xuất hiện trở lại khi gia đình Biden đang phải đối mặt với sự chú ý ngày càng tăng khi Hunter thu lợi từ việc kinh doanh ở nước ngoài trong thời gian ông Biden là phó tổng thống dưới thời Barack Obama.

Hôm 14/10, New York Post công bố các email tiết lộ rằng Hunter đã làm cầu nối để Vadym Pozharskyi, giám đốc điều hành hàng đầu của công ty khí đốt tự nhiên Ukraine Burisma Holdings gặp gỡ Joe Biden. Chưa đầy một năm sau cuộc gặp này ông Biden đã gây áp lực buộc các quan chức chính phủ Ukraine sa thải công tố viên Viktor Shokin, người đã điều tra Burisma.

Chiến dịch của Biden phủ nhận ông từng có cuộc gặp “chính thức” với Pozharskyi, nhưng sau đó lại thừa nhận rằng một cuộc gặp như thế có thể xảy ra.

Hôm 15/10 New York Post tiếp tục tiết lộ những giao dịch triệu đô giữa con trai Joe Biden và một công ty Trung Quốc.

Các tài liệu mà New York Post công bố do Rudy Giuliani, luật sư của Tổng thống Donald Trump cung cấp, được lấy từ chiếc máy tính xách tay bị bỏ lại ở một cửa hàng sửa chữa máy tính ở Delaware vào tháng 4/2019. Hai quan chức cấp cao Mỹ nói với Fox News hôm 20/10 rằng FBI đang có trong tay chiếc máy tính này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lo-anh-nghi-joe-biden-gap-doi-tac-lam-an-cua-con-trai.html

Bê bối nhà Biden không phải do Nga dàn dựng,

FBI và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đồng khẳng định

 Bình luậnDu Miên

Bộ Tư pháp (DOJ) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) Hoa Kỳ đều xác nhận rằng, các thông tin dữ liệu về vụ bê bối của ông Joe Biden và con trai Hunter Biden lấy từ một máy tính xách tay Macbook không phải là một phần của chiến dịch bóp méo thông tin từ Nga, theo Daily Wire.

Các nguồn tin nói với Fox News rằng, FBI cũng thực sự sở hữu máy tính xách tay của Hunter Biden có chứa các email đã được công bố.

Bài báo đầu tiên mà New York Post (NY Post) đăng tải về email của Hunter bao gồm một bức ảnh của trát đòi hầu tòa liên bang ở Delaware cho thấy, phía FBI đã thu giữ cả máy tính và ổ cứng này từ hồi tháng 12/2019, sau khi một thợ sửa chữa máy tính cho biết anh đã báo cáo với chính quyền liên bang về sự tồn tại của chiếc máy.

Daily Wire cho biết, nhà sản xuất của Fox News là ông Sean Langille đã tweet rằng: “Một quan chức thực thi pháp luật liên bang cấp cao nói với @JakeBGibson [rằng]:

1) FBI và DOJ đồng tình với ông Ratcliffe rằng, máy tính xách tay của Hunter Biden và các email được đề cập không phải là một phần của chiến dịch thông tin sai lệch từ Nga.

2) FBI CÓ sở hữu chiếc máy tính xách tay của Hunter Biden đang được đề cập.”

Nhà sản xuất Langille còn nói thêm rằng, người dẫn chương trình Fox News Martha MacCallum đã được một quan chức liên bang cho biết, những email này là xác thực và “máy tính xách tay có thể chưa được xem xét ngay khi nhận được”.

Hôm 19/10, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe cho biết, các email này “không phải là một phần của một số chiến dịch bóp méo thông tin từ Nga”, NY Post đưa tin.

Ông khẳng định: “Máy tính xách tay của Hunter Biden không phải là một phần của một số chiến dịch thông tin sai lệch của Nga”.

“Tôi xin nói rõ: Giới tình báo không tin điều đó vì không có tin tình báo nào hỗ trợ điều đó. Và chúng tôi không chia sẻ thông tin tình báo nào với ông Adam Schiff, hoặc bất kỳ thành viên nào của Quốc hội”, Giám đốc Ratcliffe nhấn mạnh.

Hạ nghị sĩ Dân chủ Adam Schiff – Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện – đã tuyên bố, các email này là một phần của hành động bôi nhọ do Moscow dàn dựng.

Ông nói: “Thật buồn cười khi một số người phàn nàn nhiều nhất về việc tình báo bị chính trị hóa lại là những người đang chính trị hóa hoạt động tình báo. Thật không may, chính ông Adam Schiff đã nói rằng, giới tình báo tin rằng máy tính xách tay của Hunter Biden và các email trên đó là một phần của chiến dịch bóp méo thông tin từ Nga”.

Giám đốc tình báo nhấn mạnh: “Điều đó đơn giản là không đúng”, theo Daily Wire.

Ông Ratcliffe khẳng định, ông Schiff “muốn bất cứ điều gì [có ý] chống lại ứng cử viên chính trị ưa thích của mình [thì sẽ bị] coi là không có thật, và [ông ấy] đang sử dụng giới tình báo, hoặc cố gắng sử dụng giới tình báo, để nói rằng không có gì để xem ở [vụ này]”.

Ông cũng tuyên bố: “Đừng kéo giới tình báo vào việc này. Máy tính xách tay của Hunter Biden không nằm trong một số chiến dịch bóp méo thông tin của Nga và tôi tin rõ ràng người dân Mỹ biết điều đó”.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/be-boi-nha-biden-khong-phai-do-nga-dan-dung-fbi-va-bo-tu-phap-hoa-ky-dong-khang-dinh-89614.html

Cựu Chiến lược gia Nhà Trắng: Kẻ thù của nước Mỹ

biết rõ nhà Biden có thể mua chuộc

Hương Thảo

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, đã chỉ trích ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden trước cuộc bầu cử ngày 3/11.

Ông cáo buộc Biden bị “làm hỏng bởi tiền mua chuộc của Trung Quốc”, sau khi thông tin chi tiết về vụ tham nhũng của gia đình Biden được phanh phui vào tuần trước. Ông cũng nói rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu, còn nhiều điều nữa sẽ được tiết lộ, theo The BL ngày 20/10.

Ông Bannon nói Biden đặt ra một “nguy cơ an ninh quốc gia” và nên bị loại khỏi cuộc đua tổng thống.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Revolver News, ông Bannon đã thảo luận về cáo buộc tham nhũng của Biden được tờ New York  Post (NY Post) vạch trần.

Ông Bannon đã thông báo cho tờ NY Post về sự tồn tại của ổ cứng của Hunter Biden bị bỏ lại tại một cửa hàng sửa chữa mà Hunter Biden chưa từng đến lấy lại. Chủ cửa hàng sửa chữa John Paul Mac Isaac

đã chuyển ổ cứng (bản gốc) này cho FBI. Trước khi giao nộp, ông đã tạo một bản sao và giao cho luật sư Robert Costello của cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani.

Ông Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng, đã được hỏi ý kiến về tài liệu này, vì ông có nhiều kinh nghiệm về điều tra tham nhũng trong các doanh nghiệp Mỹ, Phố Wall, cũng như trong Đảng Cộng sản Trung Quốc  (ĐCSTQ) và tầng lớp chính trị của Mỹ, tờ RevolverNews đưa tin.

“Joe Biden là một kẻ dối trá, lừa đảo và bị làm hỏng bởi tiền mua chuộc của Trung Quốc. Tóm lại, ông ta là một mối khủng hoảng an ninh quốc gia”, ông Bannon nói với tạp chí này khi được hỏi về bằng chứng “có khả năng kết tội nhất” được phát hiện trong ổ cứng.

“Ổ cứng có chứa những email và tin nhắn văn bản cho thấy có sự tham gia của hàng loạt các công ty do ĐCSTQ kiểm soát”, ông Bannon nói.

“Ngoài ra, có 25.000 hình ảnh cho thấy lối sống sa đọa, nghiện ngập – một lối sống mà những người Mỹ chăm chỉ, tử tế sẽ không muốn thấy lảng vảng gần Nhà Trắng”, ông nói thêm.

“Nhà Biden cũng sắp bị tấn công bởi nhiều câu chuyện khác từ nhiều kênh truyền thông dựa trên bằng chứng nằm ngoài chiếc ổ cứng này”.

“Fox và Peter Schweitzer đã bắt đầu khơi mào làn sóng, nhưng các hãng truyền thông lớn hơn, chủ lưu hơn sẽ cân nhắc. Chúng tôi đã thiết lập các phương tiện khác nhau để đăng tải mọi thông tin”, ông Bannon nói với Revolver News.

“Những hành động [tham nhũng] đã được trình bày rõ ràng trong ổ cứng, người dân Mỹ phải hiểu được kẻ thù của chúng ta biết những gì. Tiền mặt và vốn cổ phần được trao đổi để tiếp cận với Biden, những thỏa hiệp, ưu đãi [mà nước Mỹ là nạn nhân] để đổi lấy số tiền đó, ma túy, sự sa đọa đó. ĐCSTQ, Tình báo Nga và Dịch vụ tình báo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran — họ đều biết nhà Biden có thể bị mua chuộc”, ông Bannon nói.

Cựu Thị trưởng New York và hiện giờ là luật sư riêng của tổng thống, ông Rudy Giuliani đã nói với “Fox & Friends” hôm thứ Sáu (16/10) rằng, “… Email, tin nhắn và những bức ảnh của Hunter Biden sẽ khiến bạn khiếp đảm”, nói thêm rằng luật sư của Hunter Biden vẫn chưa có động thái tranh cãi về tính hợp pháp của tài liệu.

“Người đàn ông sửa ổ cứng — và Hunter Biden đã bỏ lại nó”, ông Giuliani kể lại, ám chỉ đến John Paul Mac Isaac.

“Anh ta [Hunter Biden] rất có thể đã quên hẳn nơi anh ta mang nó đi sửa, vì người chủ cửa hàng nói rằng, [Hunter] say rượu khi đến đưa máy, và trong cả hai lần đến cửa hàng, anh ta đều say rượu”, Giuliani nói với “Life, Liberty & Levin” hôm Chủ nhật.

Ông Giuliani nhận xét rằng luật sư của Hunters đã phạm phải “sai lầm rất lớn” khi liên hệ với cửa hàng sửa chữa và đưa ra yêu cầu lấy lại ổ cứng của Hunter.

“Trước khi ổ cứng này được đưa ra công chúng, đã có người gọi cho cửa hàng về nó”, ông Giuliani nói. “Điều đầu tiên ông ta [luật sư của Hunter] làm là gọi cho cửa hàng đó, và ông ta nói, ‘Tôi có thể lấy lại ổ cứng của khách hàng không?’ Vì vậy, về cơ bản, ông ta thừa nhận thay cho khách hàng của mình, với tư cách là đại lý của khách hàng — khẳng định ổ cứng đó là của Hunter Biden”.

Ông Giuliani nói với ký giả của Stuart Varney trên đài FOX Business hôm thứ Tư (20/10) rằng các tài liệu bị rò rỉ “chắc chắn” tạo nên một vụ bom tấn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-chien-luoc-gia-nha-trang-ke-thu-cua-nuoc-my-biet-ro-nha-biden-co-the-bi-mua-chuoc.html

Phóng viên hỏi về con trai, ông Biden chưa nghe hết đã bỏ đi

Phụng Minh

Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hoa Kỳ, Joe Biden hiện đang dính líu đến vụ bê bối loạt email của con trai Hunter, và vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi thực sự nào về các vấn đề liên quan.

Gần đây, trong cuộc vận động tranh cử của mình ở Bắc Carolina, ông Biden lại được hỏi về vấn đề liên quan, ông đã không trả lời câu hỏi mà chọn cách nhanh chóng rời sân khấu.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump tuyên bố rằng ông Biden nên cung cấp câu trả lời cho 11 câu hỏi liên quan đến vụ bê bối của con trai ông và các lợi ích ở nước ngoài của gia đình Biden.

Theo một video liên quan vào ngày 18/10, ông Biden gặp một phóng viên hỏi về việc FBI tịch thu ổ cứng và máy tính xách tay được cho là của Hunter. Ông Biden không đưa ra bất kỳ phản hồi nào về điều này, trong khi câu hỏi vẫn chưa kết thúc, ông đã quay đầu bỏ đi.

Theo tuyên bố trước đó của ông Biden, các sự kiện liên quan đến âm mưu của Nga, tuy nhiên, ông từ chối đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về vụ bê bối thậm chí khi có cả những video tự quay của Hunter ở trong ở cứng đó.

Ổ cứng liên quan còn chứa nhiều tin tức khẳng định bản thân ông Biden đã tham gia vào công việc kinh doanh ở nước ngoài của con trai Hunter, bao gồm cả việc tham gia chia sẻ thị phần kinh doanh của Hunter tại Trung Quốc. Đồng thời, Hunter cũng bị tố mượn thân phận của cha mình để kiếm thêm lợi ích.

Theo SOH, về câu hỏi đối với máy tính xách tay của con trai ông Biden, người phát ngôn chiến dịch tái tranh cử của Trump, Tim Murtaugh nói rằng các phóng viên có trách nhiệm phải hỏi Biden 11 câu hỏi liên quan, bao gồm:

1. Liệu chính Hunter có để máy tính xách tay của mình trong một cửa hàng sửa chữa ở Delaware hay không;

2. Máy tính có thuộc về Hunter hay không ;

3. Tại sao đại bồi thẩm đoàn lại triệu tập máy tính xách tay làm bằng chứng;

4. Liệu email trong máy tính xách tay có xác thực hay không;

5. Bản thân ông Biden có liên hệ với các đối tác kinh doanh nước ngoài của Hunter hay không;

6. Khi Hunter chơi gôn vào năm ngoái, anh ấy đã thảo luận điều gì với Devon Archer – đối tác kinh doanh người Ukraina của Hunter;

7. Liệu Biden có gặp giám đốc điều hành Brisma (Vadym Pozharskyi) như đã nêu trong email hay không;

8. Giải thích khoản triết khấu 10% được Hunter và đối tác kinh doanh China Huaxin Energy Corporation chuẩn bị đặc biệt cho Joe Biden;

9. Liệu Hunter có giữ tiền cho Joe Biden hay không;

10. Biden có để Hunter chia sẻ một nửa thu nhập của mình không? (Theo cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani, nội dung của một tin nhắn văn bản được tìm thấy trên máy tính xách tay của Hunter là như vậy)

11. Là một ứng cử viên tổng thống, ông Biden đã thỏa hiệp với ĐCSTQ?

Murtaugh nói rằng nếu người chủ trì vòng tiếp theo của cuộc tranh luận không đề cập đến những câu hỏi như vậy với Biden, chính ông Trump có thể hỏi Biden về điều đó.

Ông đề cập rằng những nỗ lực của mạng xã hội nhằm cản trở việc phổ biến tin tức liên quan đến vụ bê bối của Hunter đã gây ra phản tác dụng và kích thích sự tò mò hơn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phong-vien-hoi-ve-con-trai-ong-biden-chua-nghe-het-da-bo-di.html

Tổng thống Trump có thể sẽ đăng

cuộc phỏng vấn ‘giả và thiên lệch’ với đài CBS

 Bình luậnNguyễn Minh

“Tôi rất vui được thông báo với các bạn rằng, để đảm bảo tính chính xác trong việc đưa tin, tôi đang cân nhắc đăng cuộc phỏng vấn của tôi với Lesley Stahl trong 60 phút, TRƯỚC KHI ĐẾN AIRTIME!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.

Ngày 20/9, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng, ông đang cân nhắc việc đăng toàn bộ cuộc phỏng vấn của ông dài “60 phút” với hãng tin CBS trước giờ phát sóng, để cho mọi người thấy được “cuộc phỏng vấn giả và thiên lệch là như thế nào”.

Tổng thống Trump đã đưa ra dòng tweet này một giờ sau khi có thông tin cho rằng ông “đột ngột” rời khỏi cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Lesley Stahl của đài CBS News, theo trang tin Independent.

Ông Trump viết: “Tôi rất vui được thông báo với các bạn rằng, để đảm bảo tính chính xác trong việc đưa tin, tôi đang cân nhắc đăng cuộc phỏng vấn của tôi với Lesley Stahl trong 60 phút, TRƯỚC KHI ĐẾN AIRTIME!”.

“Điều này sẽ được thực hiện để mọi người có thể hiểu rõ cuộc phỏng vấn giả và thiên lệch là như thế nào. Mọi người nên so sánh Cuộc xâm nhập bầu cử khủng khiếp này với các cuộc phỏng vấn gần đây của Joe Biden ngái ngủ!”

Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đang tham gia chương trình “60 Minutes” (60 phút) với người dẫn chương trình Lesley Stahl của CBS. Chương trình này sẽ phát sóng vào Chủ nhật (25/10).

Còn ông Joe Biden và người đồng hành – Thượng nghị sĩ Kamala Harris dự kiến sẽ góp mặt trong cùng một tập của chương trình này với người dẫn chương trình Norah O’Donnell.

Ngày 20/10, CNN và New York Times đưa tin rằng, cuộc phỏng vấn của ông Trump đôi khi gây tranh cãi và Tổng thống Trump đã từ chối tham gia vào phần “đi bộ và nói chuyện” với người dẫn chương trình Stahl và Phó Tổng thống Pence.

Tổng thống Trump sau đó đã đăng trên Twitter một video, trong đó người dẫn chương trình Stahl trò chuyện với 2 người đeo khẩu trang tại buổi ghi hình với chú thích: “Lesley Stahl của 60 phút không đeo khẩu trang trong Nhà Trắng sau cuộc phỏng vấn của cô ấy với tôi. Còn nhiều hơn thế nữa”.

Trước đó, Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện 3 tờ The New York Times, Washington Post và CNN vì tội phỉ báng.

Cả ba tờ báo cánh tả đình đám này đã thường xuyên có những bài viết công kích, đưa tin sai sự thật với tần suất cao kể từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Nguyễn Minh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-co-the-se-dang-cuoc-phong-van-gia-va-thien-lech-voi-dai-cbs-89565.html

Truyền thông chính thống

phớt lờ bê bối chấn động của bố con nhà Biden

 Bình luậnDu Miên

Các phương tiện truyền thông chính thống tỏ ra không mấy quan tâm đến một số bài báo về các bê bối liên quan đến Hunter Biden của tờ New York Post, kể từ khi chúng xuất hiện lần đầu tiên vào sáng ngày 14/10.

Các tin tức này dựa trên dữ liệu từ một ổ cứng máy tính xách tay được cho là thuộc về Hunter Biden. Vụ việc cho thấy, Hunter Biden đã sử dụng ảnh hưởng của cha mình là ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, để thực hiện các giao dịch béo bở với các công ty lớn từ Ukraine và Trung Quốc.

NewsBusters ghi nhận, vào ngày 14/10 và ngày 15/10, trong tổng số 92 giờ phát sóng các chương trình tin tức từ các đài ABC, CBS, NBC, CNN và MSNBC cộng lại, chỉ có 9 phút 47 giây là dành cho tin tức về vụ bê bối gây rúng động này. Như vậy là ít hơn 0,2% trong tổng số thời lượng phát sóng.

Hai nhà đài CNN và ABC hoàn toàn phớt lờ vụ việc trong 2 ngày đó, trong khi CBS và MSNBC chỉ dành ra khoảng 4,5 phút để nói về vụ bê bối của Hunter Biden, phân tích cho biết.

Phó Giám đốc Nghiên cứu Geoffrey Dickens tại Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, cho biết ngay cả khi các phương tiện truyền thông đề cập đến vụ bê bối này, “họ đã dành hầu hết thời gian để che đậy nó”.

Vài giờ sau khi tin tức đầu tiên về vụ việc được New York Post công bố, hai ông trùm mạng xã hội là Facebook và Twitter đã thực hiện các bước chưa từng có để chặn hoặc hạn chế quyền truy cập vào bài báo.

Facebook và Twitter đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội về hành động của họ.

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào ngày 22/10, để đưa ra trát triệu tập điều trần với Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey, sau khi tin tức của New York Post về Hunter Biden bị chặn. Ủy ban này cho biết, hành động này có thể cấu thành tội danh can thiệp bầu cử.

Ngày 19/10, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cũng nhắc nhở rằng, chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ khởi kiện các công ty mạng xã hội gần đây đã hạn chế và chặn các bản tin về Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden.

Phản hồi đầu tiên của New York Times và USA Today tập trung nhiều hơn vào các hành động bất thường của Facebook và Twitter, thay vì quan tâm đến chính vụ bê bối vừa được phanh phui. Một bài báo trên New York Times vào ngày 14/10 tuyên bố: “Facebook và Twitter nhận thấy câu chuyện đủ đáng ngờ để hạn chế quyền truy cập vào [nội dung này] trên nền tảng của mình”.

Một bài báo từ USA Today vào ngày 16/10 có tiêu đề: “FBI đang thăm dò xem liệu các email trong câu chuyện của tờ New York Post về Hunter Biden có liên quan đến thông tin bóp méo của Nga hay không”, lặp lại một tin bài của CNN từ đầu giờ chiều hôm đó.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 19/10, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã nói rõ rằng: “Máy tính xách tay của Hunter Biden không phải là một phần của một số chiến dịch bóp méo thông tin sai lệch từ Nga”.

Tờ New York Times sau đó đã đăng một bài báo khác vào ngày 18/10, chỉ ra rằng các phóng viên của New York Post có nghi ngờ về tính xác thực của nội dung trong ổ cứng.

Để đáp lại, tờ New York Post đã xuất bản một bài xã luận vào cuối ngày hôm đó với tiêu đề: “’Chưa được xác minh’ là một cái cớ (sai) để bỏ qua chuyên đề của The Post về Hunter Biden”. Bài báo này đã vạch trần rõ một sự thật, rằng New York Times và các tờ báo khác đã đưa ra một tiêu chuẩn riêng biệt khi đăng tải các tin tức tiêu cực về ông Trump, chẳng hạn như vụ bê bối giả “Russiagate” (vụ việc do bà Hillary Clinton dàn dựng để vu khống ông Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử 2016) và những câu chuyện khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 18/10, đại diện Jenna Arnold của ban vận động tranh cử cho ông Biden thừa nhận rằng, không ai khẳng định rằng các email này không xác thực.

Theo Politico, các cố vấn cấp cao của ông Joe Biden không thể loại trừ khả năng cựu Phó Tổng thống đã gặp riêng một giám đốc điều hành tại công năng lượng hàng đầu của Ukraine, bất chấp những lời bác bỏ thận trọng từ chiến dịch tranh cử của ông.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/truyen-thong-chinh-thong-phot-lo-be-boi-chan-dong-cua-bo-con-nha-biden-89541.html

Covid-19: Brazil dùng vac-xin Trung Quốc bất chấp tranh cãi

Mai Vân|Thanh Phương

Bộ trưởng Y Tế Brazil Eduardo Pazuello vào hôm qua, 20/10/2020, thông báo nước này sẽ dùng một loại vac-xin chống virus corona chủng mới của Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch tiêm chủng, bất chấp tranh cãi bùng lên xung quanh việc điều trị này.

Vac-xin CoronaVac, do viện bào chế Sinovac phát triển, đã được thử nghiệm trên hàng nghìn tình nguyện viên ở sáu bang của Brazil, trong đó có Sao Paulo, nơi bị đại dịch nghiêm trọng nhất.

Chính phủ Brazil đã đạt được thỏa thuận với bang này về việc mua 46 triệu liều thuốc chủng, sẽ được sử dụng kể từ tháng Giêng tới đây.

Là quốc gia thứ hai chịu hậu quả nặng nề nhất sau Hoa Kỳ, với hơn 154.000 người chết, vac-xin đã trở thành vấn đề chính trị ở Brazil.

Tổng thống Jair Bolsonaro đã nhiều lần chỉ trích vac-xin Trung Quốc, chống lại thống đốc bang Sao Paulo Joao Doria, một trong những đối thủ chính trị chủ chốt của ông. Tổng thống Bolsonaro đã tuyên bố rằng tiêm vac-xin sẽ “không bắt buộc“, trái với mong muốn của thống đốc Doria.

Venezuela sẽ tiêm vac-xin Covid-19 từ tháng 12

Cũng tại Nam Mỹ, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày hôm qua 20/10/2020 cho biết là nước này sẽ tung ra một chiến dịch tiêm chủng chống virus corona từ tháng 12 đến tháng 01/2021 nhờ vac-xin do Nga và Trung Quốc cung cấp,

Tổng thống Maduro đã nêu rõ là việc tiêm chủng sẽ “ưu tiên” cho những người đã mắc các bệnh khác, giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tá. Sau đó, chiến dịch này sẽ mở rộng ra toàn dân.

Covid-19: Ca tử vong tại Mỹ lên đến 300.000 người

Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu của Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Dịch bệnh (CDC) công bố hôm qua 20/10/2020, xác nhận rằng con số tử vong chính thức ở mức 200.000 người thấp hơn số nạn nhận thực sự rất nhiều.

Theo đánh giá của CDC, số tử vong liên quan đến đại dịch Covid-19 ở Hoa Kỳ là gần 300.000 người trong giai đoạn từ 26/01 đến 03/10 vừa qua : Ngoài số 200.000 ca tử vong được ghi nhận chính thức là chết vì Covid-19, còn có gần 100.000 người chết được ghi là do các bệnh khác, nhưng lẽ ra phải được xếp vào diện tử vong vì Covid-19.

Lý do không ghi chết vì virus corona, theo CDC có thể là do chẩn đoán sai hoặc không xét nghiệm tìm Covid-19, thậm chí những người chết ở nhà vì không thể hoặc không muốn đến bệnh viện do khủng hoảng y tế, và đã được thống kê là chết vì bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ… Đây là những trường hợp chết gián tiếp vì đại dịch.

Covid-19tại Pháp: 163 người chết trong 24 giờ

Dịch Covid-19 tiếp tục lan mạnh tại Pháp. Theo dữ liệu của Bộ Y Tế Pháp công bố hôm qua 20/10, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đã có thêm 163 người chết tại bệnh viện, nâng số ca tử vong vì dịch bệnh ở Pháp lên thành 33.885 người.

Về số ca nhiễm mới, có thêm 20.468 trường hợp được phát hiện, nâng tổng số ca xét nghiệm dương tính với virus corona lên thành 930.745 trường hợp kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Pháp.

Điều đáng lo ngại là số người nhập viện và bị đưa vào các khoa hồi sức khẩn cấp ngày càng tăng, với thêm 1.944 bệnh nhân mới trong vòng 24 giờ, trong đó có 278 người được đưa đi chăm sóc đăc biệt.

Tổng cộng trên toàn quốc, hiện có đến hơn 12 000 người đang được điều trị tại bệnh viện trong đó có 2.177 bệnh nhân trong các khoa hồi sức đặc biệt, một con số đáng ngại trong bối cảnh cả nước Pháp hiện chỉ có khoảng 6000 giường chăm sóc đặc biệt.

Trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, Quốc Hội Pháp hôm qua cho biết sẽ họp phiên đặc biệt vào thứ Bảy và Chủ Nhật này để xem xét dự luật triển hạn tình trạng khẩn cấp y tế trước làn sóng thứ hai của dịch Covid-19.

Covid-19 : Bỉ ngưng xét nghiệm người tiếp xúc với ca nhiễm

Trước tình trạng các phòng xét nghiệm bị quá tải, cơ quan y tế của Vương quốc Bỉ đã quyết định kể từ nay ngưng xét nghiệm toàn bộ những người đã tiếp xúc với ca nhiễm Covid-19, mà chỉ xét nghiệm những người nào có triệu chứng.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet gởi về bài tường trình :

Như vậy là tại Bỉ, kể từ nay, những người có tiếp xúc với một ca bệnh Covid-19 sẽ bị cách ly trong 7 ngày. Biện pháp này cũng được áp dụng đối với những người đến từ những « vùng đỏ » bên ngoài nước Bỉ, trong khi cho tới nay việc xét nghiệm là bắt buộc.

Cơ quan y tế Bỉ sẽ xét nghiệm trước hết những người đã có các triệu chứng của Covid-19, sau đó mới xét nghiệm một số người không có triệu chứng, nhưng có những lý do để tin rằng họ có thể đã bị lây nhiễm virus corona.

Từ tuần trước, một số bệnh viện đã làm như vậy, chẳng hạn như tại Liège, nơi mà phải đợi từ 3 đến 4 ngày mới có kết quả, trong khi mục tiêu đề ra trên toàn quốc là 24 giờ.

Như vậy là biện pháp này được áp dụng phổ biến và kể từ nay đây là chiến lược y tế mới của Vương quốc Bỉ. Nhưng vấn đề gay go nhất bây giờ chính là hậu cần. Kho thuốc để xét nghiệm thì có đủ, nhưng nước này thiếu khả năng phân tích, cả về nhân lực, lẫn máy móc. Chính phủ liên bang đã không muốn làm trái với các quy định về đấu thầu, cho nên việc giao máy móc phân tích bị chậm trễ.

Số ca nhiễm mới tại Bỉ đã tăng 70% so với tuần trước và số người nhập viện đã tăng 95%. Một số bệnh viện đã phải tạm hoãn một số ca mổ không cấp thiết và có bệnh viện nay sợ rằng họ sẽ phải chọn lọc bệnh nhân để cứu sống.

Bộ trưởng Y Tế liên bang Franck Vandenbroucke đánh giá tình hình y tế tại Bỉ nay còn tồi tệ hơn cả đầu đợt dịch thứ nhất. Theo ông, tình hình tại Bỉ nguy hiểm nhất châu Âu và « thật sự là chúng ta sắp gặp một trận sóng thần ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201021-covid-19-brazil-d%C3%B9ng-vac-xin-trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-tranh-c%C3%A3i

Belarus: Nghị sĩ châu Âu kêu gọi

cắt quan hệ với chế độ Loukachenko

Mai Vân

Trong lúc các cuộc biểu tình kêu gọi Alexander Loukachenko từ chức tiếp tục ở Belarus, các nghị sĩ châu Âu kêu gọi Bruxelles xét lại về cơ bản quan hệ với quốc gia này. Nhiều nghị sĩ còn đề nghị Nghị Viện châu Âu vinh danh các nhà đối lập Belarus nhân lễ trao giải nhân quyền Sakharov ngày mai, 22/10/2020.

Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Joana Hostein cho biết thêm chi tiết :

“Ngày nào mà các cuộc bầu cử tổng thống tự do và công bằng mới không được tổ chức ở Belarus, các nghị sĩ châu Âu kêu gọi đình chỉ quan hệ của Liên Âu với chế độ Alexandre Loukachenko. Các nghị sĩ nhấn mạnh là phải ngưng tài trợ cho chính quyền Belarus bị cho là không chính đáng. Các dân biểu đặc biệt lo lắng về tình trạng đàn áp vẫn tiếp diễn trong nước.

Petras Austrevicius, nghị sĩ Litva lên án: Công dân Belarus là nạn nhân của các vụ bắt bớ, làm nhục, đánh đập dưới bàn tay của lực lượng cảnh sát được cho là bảo vệ họ. Tất cả những hành vi tàn bạo này xuất phát từ độc nhất một người, Alexandre Loukachenko.

Các nghị sĩ cũng nhấn mạnh là tổng thống Alexandre Loukachenko phải nằm trong danh sách những người bị trừng phạt, trong khi các cuộc thảo luận “kỹ thuật” vẫn đang diễn ra.

Theo Viola von Cramon, nghị sĩ  đảng Môi trường của Đức, danh sách trừng phạt phải được cập nhật và mở rộng để bao gồm tất cả các cá nhân đã thực hiện lệnh của Alexandre Loukachenko. Cũng phải bổ sung thêm những người chịu trách nhiệm về thông tin và tuyên truyền sai lệch từ Nga.

Các nhóm thuộc đảng PPE, Xã Hội, và Renew kêu gọi  phải tiếp tục ủng hộ phong trào đối lập ở Belarus. Họ kêu gọi trao giải thưởng Sakharov vì tự do tư tưởng vào thứ Năm cho các nhà đối lập Belarus.”

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201021-belarus-ngh%E1%BB%8B-s%C4%A9-ch%C3%A2u-%C3%A2u-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%E1%BA%AFt-quan-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-loukachenko

Pháp làm lễ tưởng niệm cấp quốc gia

nhà giáo bị khủng bố Hồi Giáo sát hại

Mai Vân

Vào 19 giờ 30 (giờ Pháp) hôm nay, 21/10/2020, lễ tưởng niệm cấp quốc gia dành cho ông Samuel Paty, nhà giáo bị một kẻ khủng bố Hồi Giáo cực đoan sát hại hôm 16/10, được long trọng tổ chức tại Paris dưới sự chủ trì của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Cuộc điều tra về vụ giết người dã man này đang tăng tốc, với 7 người phải ra trình diện thẩm phán chống khủng bố.

Theo hãng tin Pháp AFP, buổi lễ tập hợp 400 khách mời, trong đó có khoảng 100 học sinh từ các trường tại vùng Paris-Ile-de-France, diễn ra trong sân trường Đại Học Sorbonne, một nơi biểu tượng cho tinh thần thế kỷ Ánh Sáng và giáo dục.

Theo Điện Élysée, tổng thống Macron sẽ truy tặng Bảo Quốc Huân Chương cho người quá cố trước sự chứng kiến của gia đình, trước khi có một bài phát biểu ngắn và chủ trì một phút mặc niệm.

Là giáo viên môn lịch sử-địa lý tại một trường trung học thị xã Conflans-Sainte-Honorine, tỉnh Yvelines, vùng ngoại ô Paris, ông Samuel Paty, 47 tuổi, đã bị một người tị nạn 18 tuổi gốc Tchetchenya chặt đầu. Trước đó, ông đã cho học sinh của mình xem tranh biếm họa về Mahomet trong một tiết học về quyền tự do ngôn luận.

Ngày hôm qua, hàng nghìn người đã tham gia cuộc tuần hành tại Conflans-Sainte-Honorine để phản đối hành vi sát nhân “man rợ”. Tại Quốc Hội Pháp, các nghị sĩ cũng đã dành một phút mặc niệm cho ông.

Cuộc điều tra tăng tốc

Cuộc điều tra về vụ tấn công đang rốt ráo được tiến hành: Vào hôm nay, bảy người, trong đó có hai trẻ vị thành niên, phải ra trình diện một thẩm phán chống khủng bố để bị truy tố. Trong số này có phụ huynh một học sinh đã vận động chống ông Paty, và Abdelhakim Sefrioui, một nhà đấu tranh cực đoan đã hỗ trợ phụ huynh học sinh nói trên trong cuộc vận động. Còn hai thiếu niên thì bị tình nghi nhận tiền từ kẻ tấn công để đổi lấy thông tin về nạn nhân.

Vào hôm qua, tổng thống Macron đã cam kết “đẩy mạnh” hành động của chính phủ chống lại những người theo Hồi Giáo cực đoan, và loan báo quyết định giải tán ngay lập tức Hội Cheikh Yassine (mang tên nhà sáng lập phong trào Hamas ở Palestine) do Abdelhakim Sefrioui thành lập.

Trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại, tổng thống Pháp đã yêu cầu người đồng cấp Nga Vladimir Putin “tăng cường” hợp tác giữa hai nước “trong cuộc chiến chống khủng bố và nhập cư bất hợp pháp”.

Chiến dịch chống Hồi Giáo cực đoan đang được đẩy mạnh. Khoảng 50 hiệp hội, bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hồi Giáo cực đoan, đang nằm trong tầm ngắm của chính quyền, đặc biệt là tổ chức Hồi Giáo CCIF và hiệp hội nhân đạo Baraka City. Đền thờ Hồi Giáo ở Pantin, tỉnh Seine-Saint-Denis, ngoại ô bắc Paris cũng bị đóng cửa kể từ hôm nay. Đền thờ này đã chuyển tiếp trên trang Facebook của mình một trong những video tố cáo tiết học của nhà giáo Samuel Paty.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201021-ph%C3%A1p-l%C3%A0m-l%E1%BB%85-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-c%E1%BA%A5p-qu%E1%BB%91c-gia-nh%C3%A0-gi%C3%A1o-b%E1%BB%8B-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o-s%C3%A1t-h%E1%BA%A1i

Giáo viên Pháp né chủ đề tôn giáo ‘‘nhạy cảm’’ 

do sợ bị trả thù: Thực hư ra sao ?

Trọng Thành

Ngày 16/10/2020, tại Pháp, một giáo viên môn sử-địa bị sát hại, vì các bài học liên quan đến đạo Hồi. Hồi giáo cực đoan đang trở thành mối đe dọa lớn đối với nước Pháp. Trong con mắt của một bộ phận công luận, nhà trường đang trở thành đích ngắm của các thế lực cuồng tín. Báo chí nói nhiều đến hiện tượng giáo viên né tránh các chủ đề tôn giáo « nhạy cảm » hay hội chứng « tự kiểm duyệt ».

Nhà trường được coi là một thành trì tinh thần của nền Cộng hòa, của thế chế thế tục. Giáo viên tự kiểm duyệt đồng nghĩa với việc nền tảng của chế độ Cộng hòa bị thách thức. Câu hỏi nhiều người đặt ra là : Hiện tượng tự kiểm duyệt có phổ biến không, và ở mức độ nào ?

Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này. Tạp chí Xã Hội của RFI tuần này cũng chuyển đến thính giả suy nghĩ của một số thầy cô giáo Pháp về thực trạng giảng dạy liên quan đến tôn giáo và thể chế thế tục (Laïcité), và giải pháp cho những khó khăn hiện nay.

Có hay không hội chứng « tự kiểm duyệt » ?

Cách nay gần 6 năm, tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo bị các phần tử Hồi giáo cực đoan thảm sát, vì các biếm họa nhà tiên tri Môhamet. Giờ đến lượt một thầy giáo, nói về tranh biếm họa nhà tiên tri đạo Hồi, bị cắt cổ. Nhiều người nói đến hiện tượng « tự kiểm duyệt » trong giáo viên, do lo sợ bị trả thù. Truyền thông Pháp dẫn lại một nghiên cứu của Ifop, cho biết tính trên toàn quốc, gần 40% giáo viên cho biết từng « tự kiểm duyệt », với mục tiêu là tránh bị rắc rối với học sinh, và tại các vùng ZEP, tức các khu vực có nhiều khó khăn về giáo dục, tỉ lệ này là hơn 50%. Tuy nhiên, thông tin không chỉ rõ là giáo viên « tự kiểm duyệt » về những vấn đề gì.

Một kết quả điều tra khác, cũng của Ifop đầu tháng 9/2020, cho thấy căng thẳng trong nhà trường trong vấn đề liên quan đến tôn giáo, tập trung nhiều vào vấn đề quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm về những vấn đề nhạy cảm, như biếm họa nhà tiên tri đạo Hồi, quyền « nhạo báng » (cho dù đối tượng có là các thần tượng tôn giáo). Thăm dò của Ifop cho thấy đa số tín đồ Hồi giáo (69%) và một bộ phận lớn giới trẻ (47% người dưới 25 tuổi) cho rằng đăng tải các biếm họa về tôn giáo là sai trái. Một phần ba trong số lớp tuổi từ 15 đến 17, theo đạo Hồi, chọn thái độ không lên án vụ thảm sát tại tòa soạn Charlie Hebdo.

Tình hình càng đáng lo hơn, theo một số liệu khác của Ifop. Có đến 75% người theo đạo Hồi dưới 25 tuổi đặt Hồi giáo lên trên chế độ Cộng hòa, trong lúc tỉ lệ này chỉ là 25% ở lứa tuổi 35 và cao hơn. Nói một cách khác, kết quả điều tra này cho thấy giới trẻ theo đạo Hồi đang có xu hướng ngả mạnh sang cực đoan, xa rời với thể chế thế tục.

Trong bối cảnh này, theo cựu tổng thanh tra Giáo Dục quốc gia, ông Jean-Pierre Obin, tác giả cuốn « Chúng ta đã để cho Hồi giáo cực đoan xâm nhập vào nhà trường như thế nào », nhận xét : « tình trạng tự kiểm duyệt đang ở quy mô lớn », với cảnh báo « hiện tượng này có thể gia tăng sau vụ khủng bố nhằm vào người thầy giáo » vừa qua đời.

Quan điểm cho rằng hiện tượng tự kiểm duyệt trong giáo giới tồn tại phổ biến của cựu tổng thanh tra Giáo Dục được nhiều người chia sẻ, nhưng cũng bị một bộ phận giáo giới phản đối dữ dội. Ông Alain Seksig, một thanh tra giáo dục, thành viên Hội đồng các cố vấn về thể chế thế tục do bộ Giáo Dục lập ra năm 2018, hoàn toàn không đồng ý. Phát biểu trên Téléramma, vị thanh tra này khẳng định là chắc chắn các giáo viên «  sẽ không chấp nhận tự kiểm duyệt ». Ông Jonathan Renoir, 26 tuổi, giáo viên sử – địa tại một trường trung học ở  tỉnh Val-d’Oise, khẳng định « cần phải tiếp tục nói về những điều có thể gây bực mình trong lớp học, đặc biệt trong môn Giáo dục đạo đức và công dân ».

Cẩn trọng với từ « tự kiểm duyệt »

Bên cạnh hai luồng quan điểm ít nhiều trái ngược nói trên, có một quan điểm thứ ba, cho rằng cần thận trọng khi đánh giá về những gì diễn ra cụ thể tại nhà trường. Thầy Iannis Roder, giảng viên sử – địa, tỉnh Seine-Saint-Denis và thành viên Hội đồng các cố vấn về thể chế thế tục của bộ Giáo Dục, dè dặt với chữ « tự kiểm duyệt » được sử dụng một cách dễ dãi (trả lời phỏng vấn trên L’Express, ngày 18/10/2020). Việc giảng dạy liên quan đến tôn giáo và tự do tư tưởng, đòi là « rất phức tạp, tốn công sức, đòi hỏi một năng lượng phi thường ». Tuy nhiên, thầy Iannis Roder cũng nói rõ hơn là, vụ giết hại nhà giáo Samuel Paty ngày 16/10/2020, đặt ra một thách thức lớn. Bởi kể từ đây, mỗi khi giảng dạy về vấn đề tự do ngôn luận, với tư liệu là các bức biếm họa tôn giáo, « tất cả các giáo viên chúng ta sẽ đều nhớ đến cái chết bi thảm của người giáo viên ấy », rõ ràng việc tự kiểm duyệt sẽ có thể xảy ra « một cách ý thức hoặc một cách vô thức ».

« Khuấy động sợ hãi không giúp cải thiện tình hình »

Vấn đề « tự kiểm duyệt » trong giáo giới đã được đặt ra từ nhiều năm nay, giờ đang trở nên nổi bật, sau vụ thầy Paty bị sát hại, gây rất nhiều xúc cảm. Trên các mạng xã hội, đài báo, nhiều nhận định được đưa ra theo hướng bi kịch hóa thực trạng nhà trường, khi lên án Nhà nước nhắm mắt, để mặc học sinh và giáo viên làm mồi cho các thế lực Hồi giáo cực đoan. Theo giáo viên môn triết học, bà Carol Dimant, người đứng đầu Hiệp hội Bình đẳng Cơ hội, thì « khuấy động không khí sợ hãi sẽ chẳng giúp gì cho việc cải thiện tình hình ». Nhà giáo Carol Dimant nhấn mạnh là « cuộc chiến chống lại Hồi giáo cực đoan là một công việc dài hơi » và từ lâu nhiều người đã lên tiếng, « khắp nơi, ngay tại những nơi khó khăn nhất, cũng có những giáo viên chiến đấu, và được học sinh tin cậy. Đe dọa là lớn, nhưng chúng ta hoàn toàn không phải là bên chiến bại » (Menace islamiste à l’école, la difficile évaluation, La Croix, 21/10/2020).

Để đánh giá đúng thực trạng giảng dạy về tự do ngôn luận, độc lập tư duy, tinh thần phê phán trong nhà trường nói chung, và tinh thần phê phán liên quan đến các tôn giáo nói riêng, cần dựa vào các kết quả điều tra nghiêm túc. Cuộc điều tra của Ifop, mang tên « Thể chế thế tục ở nhà trường, tiếng nói của các giáo viên », được tiến hành năm 2018, được đánh giá cao, thường xuyên được trích dẫn. Theo kết luận điều tra của Ifop, đông đảo các giáo viên cho rằng tình hình nhìn chung có xu hướng trở nên bình ổn hơn tại nhà trường, tuy nhiên tại một số khu vực, rõ ràng có hiện tượng tôn giáo cực đoan xâm nhập, gây áp lực rất mạnh đối với nhiều gia đình, học sinh, và đối với các trường công, cũng như nhân viên nhà trường, đặc biệt liên quan đến nhiều công dân theo đạo Hồi. 

Nhận dạng khó khăn hàng ngày của người giáo viên

Đánh giá đúng thực trạng, nhận dạng rõ những khó khăn của người giáo viên trong công việc hàng ngày là các đầu mối giúp cho việc tìm ra giải pháp. Về chủ đề này, đài France Culture có chương trình « Giảng dạy về tôn giáo với tư cách tồn tại khách quan, nâng cao ý thức về tự do ngôn luận : các thách thức của nhà trường cộng hòa » (France Culture, ngày 20/10/2020).

Tiếng nói của các giáo viên về những khó khăn, các đặc thù trong công việc hàng ngày còn rất ít được lắng nghe là nhận định của nhiều thầy cô tham gia chương trình. Trả lời phỏng vấn đài France Culture, thầy Laurence Bardeau-Almeras, giáo viên sử – địa vùng Toulouse nhấn mạnh đến việc các vấn đề nhạy cảm trên thực tế không phải chỉ liên quan duy nhất đến tôn giáo : « Chúng ta giảng dạy về các xã hội nơi mà tôn giáo có vai trò lớn, nhưng cũng trong chính các xã hội đó, quyền lực chính trị cũng áp đặt các cách nghĩ, cách nhìn, như vậy vấn đề là rộng lớn hơn nhiều. Có rất nhiều chủ đề mang tính căng thẳng khác, đặc biệt trong bộ môn giáo dục đạo đức và ý thức công dân ».

Thể chế thế tục, tự do: thách thức kép 

Về phần mình, thầy David Feutry, giáo viên sử – địa trường Édouard Branly tỉnh Dreux, lưu ý : « Nước Pháp, kể từ năm 1905, đã lựa chọn thể chế thế tục, tách tôn giáo khỏi chính trị. Thể chế này buộc người giáo viên phải có thái độ trung lập với tôn giáo, nhưng đồng thời thể chế này cũng cổ vũ cho tự do tư tưởng. Trong lớp học, người giáo viên phải hóa giải thành công thách thức kép này. Cụ thể là một mặt phải nói về tôn giáo, mà không được phép đưa lập trường riêng của cá nhân của mình vào, mặt khác, phải khuyến khích tự do tư tưởng.

Quyền tự do ngôn luận này chính là trụ cột của tự do tư tưởng, có nghĩa là khả năng cho thấy mỗi người, ai cũng thể có một quan điểm, tuy nhiên mọi quan điểm không phải là đều đúng. Đó là điều khó ! Trong các lớp học, có nhiều vấn đề nhạy cảm có liên hệ với tôn giáo, nhưng cũng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tôn giáo. Bởi vì nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh lứa tuổi thiếu niên, nếu như một số người tự đồng nhất mình với tôn giáo, thì có những người khác tự đồng nhất mình với chủ nghĩa dân tộc, hay các vấn đề thời sự nóng bỏng khác. Hơn cả vấn đề tôn giáo, khi đề cập đến vụ thảm sát người Armenia chẳng hạn, đối với một nhà sử học, có trách nhiệm xây dựng phát biểu của mình dựa trên các bằng chứng lịch sử, thật không dễ để chứng minh cho một số học sinh, khi thực tế lịch sử này lại trái ngược với các định kiến của các em. Hay trái ngược với các nhân chứng và những truyền thụ mà các em thừa hưởng từ ông bà, cha mẹ.

Khi học sinh nói với bạn : không, đấy không phải là sự thật, thì bạn đã bị đặt trong tình thế thật khó xử. Bạn không thể buộc học sinh phải thừa nhận đây là chân lý ! ».  

Cô Dalila Chalabi, một giáo viên sử-địa tại thành Montpellier, miền nam nước Pháp, thì nhấn mạnh đến sự tinh tế trong các giảng dạy về những vấn đề liên quan đến tôn giáo : « Điều đặc biệt cần chú ý là thái độ tôn trọng các sắc thái. Bởi vì, như chúng ta biết, các chủ thuyết cực đoan được nuôi dưỡng bởi mô hình giải thích mang tính nhị nguyên. Một bên là cái Thiện, bên kia là cái Ác. Chú ý đến các sắc thái sẽ giúp học sinh từ từ xây dựng được cho mình một lập trường đúng, cũng như đặt ra được những câu hỏi đúng ».  

Hiểu biết và tôn trọng

Tạp chí Xã Hội về chủ đề « Tranh luận về hiện tượng nhiều giáo viên né tránh các chủ đề tôn giáo ‘‘nhạy cảm’’ trong giảng dạy », xin khép lại với nhận định của nữ giáo sư Isabelle Saint-Martin. Tác giả cuốn « Có nên giảng dạy về tôn giáo trong trường học hay không ? ». Theo tác giả, thách thức lớn hiện nay của giảng dậy về các hiện tượng tôn giáo trong nhà trường thế tục Pháp, là cùng với việc gia tăng hiểu biết nhiều mặt về tôn giáo, như « các tồn tại khách quan », cần xây dựng thái độ tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng đức tin của người khác :

« Nước Pháp đã chấm dứt hoàn toàn, kể từ năm 1882, việc giảng dậy về tôn giáo trong nhà trường, với tư cách là các bài giảng truyền bá đức tin tôn giáo cho các học sinh, được giả định tất cả đều theo Công giáo. Sau đó, người ta đã hiểu rằng không thể loại bỏ hoàn toàn các chủ đề liên quan đến tôn giáo ra khỏi giáo dục công lập. Trong những năm 1980, bằng nhiều con đường khác nhau, nhiểu người nêu vấn đề là cần đưa giảng dậy về tôn giáo trở lại, trong bối cảnh, trong xã hội, nền văn hóa nhân bản nói chung ngày càng mất vị trí. Trong nền văn hóa nhân bản đó, có vai trò của tôn giáo. Trên trường quốc tế, tái xuất hiện nhiều cuộc xung đột mang mầu sắc tôn giáo.

Xuất hiện một thách thức mới. Đó là chúng ta sẽ không thể hiểu được các xã hội trong quá khứ, các di sản, cũng như thế giới đương đại, nếu chúng ta không được trang bị các hiểu biết về điều mà chúng tôi gọi là « các hiện tượng tôn giáo – les faits religieux ».

Tình hình có thêm một diễn biến đáng chú ý. Năm 2001, vụ khủng bố 11 tháng 9. Có nhiều phản đối việc dành một phút để mặc niệm các nạn nhân… Vào thời điểm này, xuất hiện một bình diện ít nhiều mới : đó là nhu cầu giáo dục thái độ tôn trọng lẫn nhau. Cụ thể là, nhiều hiểu biết hơn sẽ giúp giảm bớt nỗi lo sợ do sự vô minh, do các hình ảnh sai lầm của chúng ta về người khác.

Tất cả chúng ta hiện nay, với vụ khủng bố mới, với thảm kịch mới vừa diễn ra, cũng kế thừa chính thách thức lớn này. Vấn đề chính, theo tôi, hiện nay là việc dạy và học cách sống, học cách đặt các niềm tin tôn giáo của các cá nhân trong một xã hội đa nguyên. Học cách đặt  niềm tin, đức tin riêng của cá nhân mình trong một xã hội như vậy, trong sự tôn trọng niềm tin, đức tin của những người khác. Đó chính là cốt lõi của các bài học mà người giáo viên ấy (tức thầy Samuel Paty vừa bị sát hại) đang thực hiện ».

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20201021-giaovienphap-tranhtongiao-sotrathu

Thương chiến EU – Trung:

Đức muốn giảm chuỗi cung ứng từ Trung Quốc,

Thụy Điển cấm Huawei, ZTE khỏi mạng 5G

 Bình luậnTrần Đức

Sau động thái mạnh mẽ của Anh đối với việc thiết lập mạng 5G của tập đoàn Huawei, giờ đây đến lược các nước châu Âu khác là Đức và Thụy Điển tỏ ra cứng rắn; khi Đức yêu cầu các công ty của mình đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc ở châu Á và Thụy Điển cấm Huawei, ZTE khỏi mạng 5G.

Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier đã tuyên bố rằng các công ty Đức nên đa dạng hóa sang các thị trường châu Á khác ngoài Trung Quốc để ít phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng đơn lẻ – vốn thể hiện ra rằng rất dễ bị gián đoạn qua đại dịch viêm phổi Vũ Hán vừa qua.

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc

Trong những năm gần đây, thương mại giữa hai cường quốc này đã đưa Trung Quốc trở thành nhà cung cấp “ngoài châu Âu” quan trọng nhất của Đức, và là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của nước này.

Nhưng tại một hội nghị kinh doanh, ông Altmaier cho biết sự bùng phát của đại dịch đã chứng minh rằng các chuỗi cung ứng thường là một chiều và tạo ra sự phụ thuộc.

Ông ám chỉ đến sự bế tắc trong việc cung cấp thiết bị y tế cho thị trường Đức vào mùa xuân, khi Trung Quốc đang ở đỉnh điểm của đại dịch. Vị bộ trưởng cho biết: “Chúng tôi muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình”.

Ông nói, Singapore và Hàn Quốc có thể mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn vì họ đã xử lý rất tốt cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch gây ra và phục hồi sức mạnh kinh tế từ rất sớm.

Thủ tướng Angela Merkel cũng kêu gọi các công ty Đức đa dạng hóa và giành được các thị trường mới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, để hưởng lợi từ vai trò kinh tế toàn cầu ngày càng tăng của nước này. Tại hội nghị, bà Merkel cho biết chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện các điều kiện khung.

Bà Merkel cho biết hiện nay, khoảng 3/4 xuất khẩu của Đức sang châu Á là đến các nước Đông Á, một nửa trong số đó đến Trung Quốc.

Trong khi sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc được cho là đã tăng tốc trong quý III/2020 lên 4,9%, số liệu GDP chính thức của Trung Quốc luôn được các nhà kinh tế cho là không chính xác, bóp méo và thiếu nhất quán.

Chuyên gia kinh tế Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ là Michael Pettis, đã có phân tính rõ ràng vì sao số liệu GDP Trung Quốc luôn sai lệch lớn: “Capital Economics cho biết tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã bị phóng đại khoảng 12% trong 5 năm qua – một con số rất lớn – trong khi Fed San Francisco chấp nhận các con số tổng hợp nhưng cho biết Bắc Kinh đã làm giả dữ liệu”.

Thụy Điển cấm Huawei, ZTE tham gia mạng 5G sắp ra mắt

Theo Reuters, hôm thứ Ba (ngày 20/10), cơ quan Bưu chính và Viễn thông Thụy Điển (PTS) đã đưa ra quyết định cấm Huawei, ZTE tham gia mạng 5G sắp ra mắt.

Quyết định được đưa ra trước cuộc đấu thầu xây dựng mạng viễn thông của nước này diễn ra vào tháng tới, dựa trên lời khuyên từ các lực lượng vũ trang của đất nước và dịch vụ bảo vệ, trong đó mô tả Trung Quốc là “một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Thụy Điển”.

Trước đó, các chính phủ châu Âu cũng thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc xây dựng mạng 5G sau áp lực ngoại giao từ Mỹ – với cáo buộc rằng thiết bị Huawei có thể bị Bắc Kinh sử dụng để phục vụ mục tiêu gián điệp.

Vào tháng 7, Vương quốc Anh đã ra lệnh xóa hoàn toàn thiết bị Huawei khỏi mạng 5G vào năm 2027, trở thành một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên làm như vậy.

Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan có thể được hưởng lợi từ lệnh cấm tại quê nhà.

Tuy nhiên, Ericsson – công ty Thụy Điển và là một trong những nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu châu Âu – đã giành được hợp đồng từ cả ba nhà khai thác lớn ở Trung Quốc để cung cấp thiết bị vô tuyến cho mạng 5G. Tập đoàn này có thể gặp rủi ro nếu chính phủ Trung Quốc quyết định trả đũa.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình: “Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Thụy Điển tuân thủ các nguyên tắc thị trường về phát triển mở và cạnh tranh bình đẳng, xem xét lại các quyết định của mình”.

Trong một dấu hiệu tiềm ẩn rằng chính quyền Trung Quốc có thể trả đũa, cơ quan quản lý viễn thông của nước này cũng đã đưa ra một thông báo vào thứ Ba kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn đối với các công ty viễn thông nước ngoài trong nước Trung Quốc.

Trần Đức

https://www.ntdvn.com/kinh-te/thuong-chien-eu-trung-duc-muon-giam-chuoi-cung-ung-tu-trung-quoc-thuy-dien-cam-huawei-zte-khoi-mang-5g-89269.html

Nga tổ chức các cuộc tập trận quân sự trên biển Caspi

giữa cuộc xung đột Azerbaijan-Armenia

Vào hôm thứ Sáu (16/10), Nga cho biết hải quân của họ bắt đầu các cuộc tập trận quân sự ở Biển Caspi, nhưng khẳng định rằng không có mối đe dọa nào đối với các quốc gia láng giềng khi xung đột giữa Armenia và Azerbaijan về khu vực Nagorno-Karabakh không có dấu hiệu thuyên giảm.

Các cuộc tập trận này đang diễn ra ở vùng biển trung tâm của Biển Caspi, phía bắc thủ đô Baku của Azerbaijan. Bộ Quốc phòng Nga cho biết các cuộc tập trận sẽ bao gồm việc bắn pháo và hỏa tiễn, và sẽ bao gồm sáu tàu, bảy máy bay và hơn 400 binh sĩ.

Vào hôm thứ Sáu (16/10), có thêm dấu hiệu cho thấy lệnh ngừng bắn, do Điện Kremlin làm trung gian vào hôm thứ Bảy tuần trước, không được duy trì khi Bộ Quốc phòng Nagorno-Karabakh báo cáo thêm 29 quân nhân thương vong. Tổng số quân nhân thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra vào ngày 27 tháng 9 hiện là 633 người.

Đây là đợt bạo lực trầm trọng nhất ở Nam Caucasus kể từ khi Armenia và Azerbaijan nảy sinh chiến tranh ở Nagorno-Karabakh vào những năm 1990s, và khiến nhiều người lo sợ rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột.

Ông Pompeo chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc giao tranh, trong đó Ankara ủng hộ Azerbaijan, đồng thời tuyên bố rằng lập trường của họ đang làm trầm trọng hóa tình hình ở Nagorno-Karabakh, nơi được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng được cư trú và điều hành bởi người Armenia.

Armenia, không giống như Azerbaijan, là một thành viên của liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu, và Yerevan nêu rõ rằng họ đang chờ đợi sự hỗ trợ từ Moscow. (BBT)

Sau ngoại giao, Bộ Tứ hợp lực quân sự kiềm chế Trung Quốc

Thu Hằng

Sau 13 năm vắng bóng, Úc quyết định tái nhập cuộc tập trận Malabar cùng với ba thành viên còn lại của Bộ Tứ “Quad” (Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ). Quyết định của Canberra có hai ý nghĩa quan trọng : khẳng định lập trường cứng rắn hơn của Úc trước hành vi chèn ép của Trung Quốc ; thể hiện đoàn kết của Quad vì một vùng “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, mà mục tiêu nhắm đến chính là Trung Quốc.

Theo trang ThePrint (19/10) của Ấn Độ, ngay năm 2019, Úc đã được mời tham gia cuộc tập trận Malabar 2020. Tuy nhiên, quyết định chỉ được Canberra đưa ra trong cuộc họp ngày 06/10 của Bộ Tứ ở Tokyo. Lần cuối cùng Úc tham gia cuộc tập trận Malabar thường niên là vào năm 2007. Một năm sau, thủ tướng Úc lúc đó là Kevin Rudd bất ngờ rút Úc khỏi Quad do duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, quan hệ Úc-Trung Quốc không được suôn sẻ trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Úc yêu cầu điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona, xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, cũng như lên án hoạt động gián điệp của Bắc Kinh tại Úc. Để trả đũa, Bắc Kinh quyết định trừng phạt kinh tế, quấy rối nhà báo Úc thường trú ở Trung Quốc… Thêm vào đó, Bắc Kinh tích cực “mua chuộc” các nước nhỏ trong vùng Thái Bình Dương.

Việc Canberra đổi ý và quyết định tham gia tập trận Malabar 2020 được bộ trưởng Quốc Phòng Úc, Linda Reynolds, khẳng định là cơ hội quan trọng “để tăng cường năng lực hải quân của Úc, củng cố khả năng phối hợp tác chiến với các đối tác và thể hiện quyết tâm tập thể ủng hộ một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở và thịnh vượng”.

Quyết định tham gia tập trận Malabar, do Ấn Độ khởi xướng với Hoa Kỳ từ năm 1992 (Nhật Bản tham gia từ năm 2015), còn đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ ngày thêm sâu sắc giữa Úc và Ấn Độ, dựa trên thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện được thủ tướng Úc Morrison và đồng nhiệm Ấn Độ Modi thống nhất ngày 04/06/2020.

Trong khi đó, Nhật Bản và Úc cũng duy trì thỏa thuận Quan hệ Đối tác Chiến lược Đặc biệt. Dù không nêu đích danh Trung Quốc trong chuyến công du Tokyo ngày 19/10, bộ trưởng Quốc Phòng Úc lên án “các hành động đơn phương gây bất ổn và chèn ép”, cũng như nguy cơ “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, thuộc vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Cùng ngày, ba nước Úc, Nhật, Mỹ trong Bộ Tứ đã tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên ở Biển Đông nhằm đối phó với mọi tình huống.

Yếu tố Trung Quốc buộc Quad hợp lực

Từ đầu năm 2020, Trung Quốc không ngừng tập trận với cường độ và quy mô ngày càng lớn, khiến nhiều nước láng giềng lo ngại. Sau mặt trận ngoại giao, Bộ Tứ muốn thể hiện cứng rắn và đoàn kết trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực, với sự kiện gần nhất là Úc sẽ tập trận với ba nước còn lại của Quad. Ngoài ra, vẫn theo trang ThePrint, quyết định mời Úc, theo gợi ý của Mỹ, còn khẳng định Ấn Độ “đề cao Bộ Tứ, cũng như việc bốn nước sẵn sàng hợp sức tăng cường hợp tác an ninh hàng hải”.

Sau một thời gian do dự, New Delhi chính thức thông báo Úc tham gia cuộc tập trận Malabar 2020, trong bối cảnh bế tắc về cuộc xung đột với Trung Quốc ở biên giới Ladakh. Điều này cho thấy New Delhi “sẵn sàng đối mặt với những thách thức mà Trung Quốc đặt ra”, theo nhận định của một sĩ quan Ấn Độ với trang ThePrint. Ấn Độ cũng khẳng định vị trí trung tâm, cũng như là “đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trong thế kỷ này”, như đánh giá của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper ngày 20/10.

Cùng ngày 20/10, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, ông Stephan Biegun cho rằng Quad nên được “chính quy hóa hơn” và đến một thời điểm nào đó thì cần được “chính thức hóa”. Vì hiện tại Quad không phải là một liên minh quân sự mà chỉ là một cơ chế hợp tác giữa các chính phủ. Ý tưởng của thứ trưởng ngoại giao Mỹ được chính phủ Nhật Bản hoan nghênh.

Cuộc tập trận Malabar 2020 được tiến hành từ vịnh Bengale đến biển Oman, vào tháng 11, ngay sau Đối thoại 2+2 giữa Ấn Độ và Mỹ. Năm 2019, cuộc tập trận diễn ra ở gần bờ biển của Nhật Bản và năm 2018 là ở ngoài khơi đảo Guam, trong vùng biển Philippines.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201021-sau-ngo%E1%BA%A1i-giao-b%E1%BB%99-t%E1%BB%A9-h%E1%BB%A3p-l%E1%BB%B1c-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%81m-ch%E1%BA%BF-trung-qu%E1%BB%91c

Thủ tướng Nhật Suga hứa giúp các nước Đông Nam Á

 tăng cường khả năng an ninh trên biển

Thanh Phương

Hôm nay, 21/10/2020, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kết thúc chuyến thăm hai nước Việt Nam và Indonesia, chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức thủ tướng. 

Theo hãng tin AP, trong cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta hôm nay, thủ tướng Suga cam kết là Nhật Bản sẽ giúp các nước Đông Nam Á tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển, trong có có việc huấn luyện và chuyển giao thiết bị từ lực lượng tuần duyên Nhật Bản.

Cũng trong cuộc họp báo này, ông Suga đã một lần nữa tuyên bố : « Nhật Bản chống lại mọi hành động khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông ». Thủ tướng Nhật kêu gọi các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông không dùng vũ lực hoặc có hành động cưỡng ép, mà nên giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.

Ông Suga nói thêm là hành động của Nhật Bản ở vùng Biển Đông không nhắm vào quốc gia nào và Tokyo cũng không hề có ý định thành lập một khối « NATO thu nhỏ » để kềm chế bất cứ quốc gia nào.

Chuyến công du hai nước Đông Nam Á của thủ tướng Nhật đã diễn ra vài ngày sau một cuộc họp tại Tokyo giữa các ngoại trưởng của bốn nước trong nhóm QUAD ( Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ ). Bắc Kinh đã lên án nhóm 4 quốc gia dân chủ của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một khối « NATO thu nhỏ » nhằm cản trở sự phát triển của Trung Quốc.

Tuy vậy, chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của thủ tướng Suga chính là nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam và Indonesia, hai nước có vai trò trọng yếu trong khối ASEAN, nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Tokyo vẫn xem các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh đối với Nhật Bản, đồng thời vẫn tố cáo việc Bắc Kinh đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông

Trong chiều hướng thắt chặt quan hệ quốc phòng với các nước Đông Nam Á, hôm qua, thủ tướng Suga đã đồng ý với tổng thống Joko Widodo là Nhật Bản và Indonesia sẽ đẩy nhanh đàm phán về xuất khẩu công nghệ quốc phòng của Nhật sang Indonesia, đồng thời sẽ sớm tổ chức cuộc họp 2+2, tức là cuộc họp giữa bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước.

Trước đó, hôm thứ Ba, tại Việt Nam, thủ tướng Suga và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về việc xuất khẩu thiết bị và công nghệ quân sự của Nhật Bản sang Việt Nam.

Tại Việt Nam cũng như tại Indonesia, thủ tướng Suga đều xem hai nước Đông Nam Á này có vai trò trọng yếu trong chiến lược của Nhật nhằm thiết lập một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương « tự do và rộng mở ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201021-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-nh%E1%BA%ADt-suga-h%E1%BB%A9a-gi%C3%BAp-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-an-ninh-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n

Căng thẳng Biển Đông:

Nhật Bản và Việt Nam cùng thảo luận giải pháp

 Bình luậnNguyễn Minh

“Nhật Bản cực lực phản đối bất kỳ hành vi nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.” Các tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh trong buổi làm việc chính thức với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân thực hiện chuyến thăm Việt Nam từ ngày 18 – 20/10/2020. Việc ông Suga chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên ngay sau một tháng nhậm chức đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông trong nước cũng như quốc tế.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, đã có buổi làm việc với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 19-10.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng 2 nước đã thảo luận về cách thức giải quyết căng thẳng ở Biển Đông. Ông Suga không nhắc đích danh Trung Quốc nhưng tố cáo các hành động không tuân theo pháp quyền ở Biển Đông.

Ông Suga cho rằng, tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.

Ông nói: “Điều quan trọng là tất cả các quốc gia có liên quan phải nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình đối với các xung đột ở Biển Đông mà không cần dùng đến vũ lực hoặc cưỡng ép”.

Thủ tướng Suga đã sử dụng cụm từ khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” khi nói đến mục tiêu của các chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Biển Đông.

Thủ tướng Suga nhấn mạnh: “Nhật Bản cực lực phản đối bất kỳ hành vi nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”.

“Việt Nam, với tư cách là chủ tịch [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á] năm nay, là một điểm mấu chốt và là đối tác quan trọng để hiện thực hóa một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

“Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực”.

Cả Nhật Bản và Việt Nam đều thận trọng với các hành động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.

Nhật Bản quan ngại về việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông. Điều này làm dấy lên căng thẳng trong khu vực.

Trước đó, Nhật Bản cũng đã có xung đột với tàu đánh cá của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.

Vào ngày 13/10, ông Suga cho biết kế hoạch thực hiện chuyến công du đến thăm Việt Nam và Indonesia. Tại chuyến thăm Việt Nam, ông sẽ ký thỏa thuận xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam với người đồng cấp là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng cho các hoạt động vận chuyển thương mại của thế giới, bao gồm các quốc qua: Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Chuyến công du của Thủ tướng Suga tại Đông Nam Á diễn ra trong 4 ngày. Theo kế hoạch, đến thăm Indonesia vào ngày 20/10.

Nguyễn Minh

Theo USA Daily Express

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cang-thang-bien-dong-nhat-ban-va-viet-nam-thao-luan-ve-giai-phap-89644.html

Vi phạm nhân quyền kinh hoàng ở Triều Tiên:

Con người không bằng động vật

 Bình luậnĐông Phương

Triều Tiên là một quốc gia chuyên quyền, và các vấn đề nhân quyền của nước này từ lâu đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Vào ngày 19/10, một nhóm nhân quyền đã đệ trình một báo cáo về các trình tự pháp lý không rõ ràng của Triều Tiên, chỉ trích việc Triều Tiên tra tấn, làm nhục và bức cung kinh hoàng trong hệ thống giam giữ trước khi xét xử, “đối xử với con người không bằng động vật” của họ.

Theo Agence France-Presse (AFP), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại Hoa Kỳ đã phỏng vấn hàng chục người Triều Tiên từng bị giam giữ và các cựu quan chức Triều Tiên để vạch trần các hành vi vô nhân đạo của các cơ sở giam giữ ở Triều Tiên, chúng tương đương với hành vi tra tấn.

Trên thực tế, việc Liên Hợp Quốc và các nhà phê bình khác cáo buộc Triều Tiên vi phạm nhân quyền là điều ai ai cũng biết, nhưng ngoại giới lại biết rất ít về hệ thống tư pháp hình sự phi pháp ở quốc gia khép kín này.

Những người được phỏng vấn tiết lộ rằng, trong giai đoạn đầu của quá trình giam giữ trước khi xét xử, Triều Tiên sẽ sử dụng các thủ đoạn bạo lực như dùng gậy đánh hoặc đạp, đá những người bị giam giữ.

Một cựu cảnh sát nói rằng, mặc dù trong quy định nói là không nên có bất kỳ hành vi hành hung nào nhưng chúng tôi bị buộc phải có được lời cung trong quá trình điều tra và giai đoạn điều tra sơ bộ trước khi xét xử. Muốn vậy, thì buộc phải đánh đập họ.

Những người từng bị giam giữ tiết lộ rằng, mỗi ngày họ bị buộc phải ngồi xếp bằng hoặc quỳ trên sàn đến 16 tiếng đồng hồ, nếu họ hơi lắc lư một chút thôi cũng sẽ bị phạt.

Các hình thức trừng phạt bao gồm đánh đập những người bị giam giữ bằng tay không, dùi cui hoặc thắt lưng, và thậm chí buộc họ chạy tới 1.000 vòng quanh sân.

Nạn nhân Park Ji Cheol, người từng bị giam giữ, chỉ ra rằng: “Nếu tôi hoặc những người khác trong phòng giam lắc động một chút, thì quản giáo sẽ ra lệnh cho tôi hoặc tất cả các tù nhân vươn hai tay ra lan can, và sau đó họ sẽ đi ủng và dẫm đạp lên tay chúng tôi.

Nạn nhân Yoon Young Cheol, người từng bị giam giữ, nói thêm rằng ở đó họ đối xử với con người còn không bằng động vật, cuối cùng họ coi bạn chẳng khác gì động vật.

Một số phụ nữ được phỏng vấn cũng làm chứng, rằng tình trạng bạo lực tình dục trong các cơ sở giam giữ này cũng vô cùng kinh khủng.

Bà Kim Sun Young (50 tuổi), một cựu doanh nhân đã trốn khỏi Triều Tiên vào năm 2015, tiết lộ rằng bà đã bị những người thẩm vấn cưỡng hiếp trong một trại giam.

Bà Kim Sun Young cho biết, bà cũng từng bị một cảnh sát khác tấn công tình dục. Trong khi thẩm vấn, người kia đã thò tay vào quần áo và sờ soạng bà.

Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính phủ Triều Tiên “phải chấm dứt các hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và làm nhục phạm nhân trong thời gian giam giữ”, đồng thời kêu gọi Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc khác cùng hành động gây sức ép lên chính quyền Bình Nhưỡng.

Các nữ tù chính trị bị xâm phạm nghiêm trọng

Theo kênh DailyNK, theo các nguồn tin gần đây trong nội bộ Triều Tiên, số lượng “bệnh nhân số 49 (bệnh tâm thần)” trong số nữ tù chính trị đã tăng mạnh. Điều đó có nghĩa là, những người phụ nữ ở đó ngày càng phải đối mặt với nhiều nỗi đau về thể xác và tinh thần, mức độ chà đạp nhân quyền ngày càng nghiêm trọng.

Theo kết quả thống kê về công tác quản lý toàn diện phạm nhân tù chính trị được thực hiện vào giữa tháng Tám, trong số các bệnh nhân tâm thần do Bộ An ninh Nhà nước Triều Tiên quản lý, số bệnh nhân nữ nhiều gấp đôi bệnh nhân nam.

Đặc biệt, 78% nữ tù nhân ở Trại tạm giam tù nhân chính trị Yodok (Trung tâm quản lý số 15) ở tỉnh Nam Hamgyong đã phát bệnh tâm thần.

Nguồn tin cho biết, ở đó “bạo lực tình dục trở thành chuyện thường ngày”, rất khó để con người có thể chịu đựng nổi. Trong trại tạm giam, chỉ cần là phụ nữ mới được đưa đến trung tâm quản lý, kể cả những cô gái trẻ, cũng bị làm cho mang thai và kể cả phá thai.

Lý do chính là nhân viên trong các Trung tâm quản lý đã quen với việc làm ra những hành vi xấu xa như vậy, và họ thậm chí sẽ tấn công tình dục phụ nữ giữa ban ngày, rồi phun ra lời lẽ ngông cuồng như “động vật được hiến thân cho con người, đây cũng là vinh dự của ngươi”.

Năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo mới về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên, cho thấy nhân quyền của nước này vô cùng đen tối. Những tù nhân cố gắng trốn thoát hoặc ăn trộm sẽ bị xử lý công khai. Một số tù nhân sẽ bị đánh bằng gậy gỗ và gậy kim loại, hoặc thậm chí bị lột sạch quần áo và bị xâm hại.

Báo cáo này do Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UN Human Rights office) thu thập và phân tích lời khai của những người đào tẩu. Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019, tổng cộng hơn 330 người đào tẩu đã được phỏng vấn, hầu hết trong số họ là những người phụ nữ Triều Tiên trước kia từng trốn sang Trung Quốc. Những người này cáo buộc các quản giáo ở Triều Tiên vi phạm nghiêm trọng các quyền được sống, tự do cá nhân và quyền được an toàn của họ. Tuy nhiên, Triều Tiên luôn bác bỏ mọi vi phạm nhân quyền.

Đông Phương

Theo Secretchina.com

https://www.ntdvn.com/the-gioi/vi-pham-nhan-quyen-kinh-hoang-o-trieu-tien-con-nguoi-khong-bang-dong-vat-89843.html

Hàn Quốc: 9 người chết sau khi được tiêm vaccine ngừa cúm

9 người tử vong sau khi được tiêm ngừa cúm ở Hàn Quốc trong tuần qua, gây quan ngại về sự an toàn của vaccine, theo Reuters.

Hãng tin này cho biết, 5 ca tử vong mới ghi nhận hôm 21/10, nhưng chính quyền không có kế hoạch ngưng chương trình tiêm chủng.

“Chúng tôi đã xem xét liệu việc tiếp tục tiêm vaccine có phù hợp hay là tạm ngưng để đợi kết quả”, quan chức y tế Kim Joong-gon nói tại một cuộc họp báo, theo Reuters.

“Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng các ca tử vong không có liên hệ trực tiếp với việc tiêm vaccine, dựa trên dữ liệu giới hạn mà chúng tôi có và không có báo cáo chi tiết về khám nghiệm tử thi”.

Ông Kim nói rằng điều tra ban đầu đối với 6 nạn nhân cho thấy 5 người có bệnh lý nền.

Trong khi mùa đông sắp tới, theo Reuters, Hàn Quốc có kế hoạch tiêm phòng vaccine cho 30 triệu người nhằm ngăn chặn hệ thống y tế bị quá tải bởi các bệnh nhân nhiễm cúm cũng như bị mắc COVID-19.

https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-9-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-sau-khi-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ti%C3%AAm-vaccine-ng%E1%BB%ABa-c%C3%BAm/5630178.html

Đài Loan tuyên bố sẽ không để các quan chức

 ngoại giao “côn đồ” của Trung Quốc dọa nạt

 Bình luậnThùy Minh

Chính phủ Đài Loan tuyên bố họ sẽ không để các quan chức “côn đồ” của Trung Quốc dọa nạt và sẽ tiếp tục kỷ niệm ngày quốc khánh của họ trên toàn thế giới, sau khi quan chức Trung Quốc cố tình đột nhập vào một bữa tiệc chiêu đãi mừng quốc khánh do văn phòng thương mại Đài Loan tổ chức ở Fiji hôm 10/10.

Giới chức trách Đài Loan cho biết một nhà ngoại giao Đài Loan đã phải nhập viện sau sự kiện đó.

Chính quyền Trung Quốc, vốn coi hòn đảo dân chủ này là lãnh thổ của riêng mình và không có quyền thiết lập quan hệ chính thức cấp nhà nước với các quốc gia khác, tuyên bố rằng các quan chức Đài Loan chính là những người đã tấn công các quan chức của họ.

Thái Bình Dương, nơi khởi nguồn mâu thuẫn chính của hai bên, là địa bàn Đài Loan có quan hệ ngoại giao chính thức với bốn quốc gia, nhưng không bao gồm Fiji.

Đài Loan cho biết cán bộ ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng chụp ảnh tại một sự kiện mừng quốc khánh do Đài Loan tổ chức để nắm được thành phần tham dự, và trong vụ hành hung sau đó, người của cả hai bên đều bị thương.

Phát biểu tại Đài Bắc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An cho biết Đài Loan là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Nhân dịp quốc khánh 10/10 đánh dấu sự thành lập của Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan, họ đã mời mọi người tham dự các sự kiện trên khắp thế giới.

Bà Âu Giang An cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục tổ chức các buổi chiêu đãi mừng ngày Quốc khánh. Điều này sẽ không thay đổi”.

Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhận xét phát biểu của bà Âu Giang An là “rác rưởi” và “bịa đặt”.

Bộ Ngoại giao Fiji vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ việc này.

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương cho rằng thế giới cần phải chứng kiến những gì Trung Quốc làm, và cho rằng đó là “hành động côn đồ”.

“Các quan chức của Trung Quốc ở nước ngoài đang hành động như những kẻ côn đồ; đánh người là hành động không thể chấp nhận được. Chúng tôi nghiêm khắc lên án điều này”, ông nói với các phóng viên.

Ông Tô Trinh Xương nói thêm rằng, vấn đề này rất khó giải quyết vì các nhà ngoại giao Trung Quốc ở nước ngoài được quyền miễn trừ ngoại giao.

“Nhưng chúng tôi phải kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế với các bằng chứng liên quan”.

Fiji hiện không phải là một trong những đồng minh ngoại giao chính thức của Đài Loan. Nhưng Đài Loan đã thành lập văn phòng đại diện tại Fiji từ năm 1971.

Vào tháng 7/2019, Hãng thông tấn Trung ương (CNA) của chính phủ Đài Loan đưa tin rằng, quốc đảo đã đổi tên cơ quan đại diện ngoại giao của mình từ “Phái đoàn Thương mại của Trung Hoa Dân Quốc tại Cộng hòa Fiji” thành “Văn phòng Thương mại Đài Bắc tại Fiji”, vì Bắc Kinh gây sức ép lên chính phủ Fiji.

Trong những năm gần đây, quốc đảo đã buộc phải bỏ tên “Đài Loan” và “Trung Hoa Dân Quốc”, mà thay bằng Đài Bắc trong tên của các văn phòng đại diện của mình ở nhiều quốc gia, bao gồm Ecuador,

Dubai, Bahrain, Nigeria và Jordan. Không quốc gia nào trong số này đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.

Thùy Minh

Theo The Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/dai-loan-tuyen-bo-se-khong-de-cac-quan-chuc-ngoai-giao-con-do-cua-trung-quoc-doa-nat-89675.html

Nhà ngoại giao Trung Quốc ‘hỗn chiến bàn tiệc’

vì chiếc bánh kem có hình cờ Đài Loan

Triệu Hằng

Các “chiến binh sói” Trung Quốc không mời mà đến đã “đại náo” bữa tiệc ngày Quốc khánh Đài Loan ở đảo Fiji.

Taiwan News đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai (19/10) đã đổ lỗi cho một chiếc bánh kem có in biểu tượng cờ Đài Loan cùng với một biểu ngữ đã khiến cho các nhà ngoại giao “chiến binh sói” Trung Quốc cảm thấy bị khiêu khích và tấn công một nhà ngoại giao Đài Loan.

Vào ngày Chủ nhật (18/10) các tin tức sốt dẻo cho biết hai nhà ngoại giao Trung Quốc không mời mà đến để dự tiệc chiêu đãi nhân Ngày Quốc khánh Đài Loan tổ chức tại khách sạn Grand Pacific Hotel hôm 8/10 bởi đại sứ quán trên thực tế của Đài Loan ở Suva, Fiji.

Trong khi cố gắng vào sự kiện, hai nhà ngoại giao chiến binh sói của Trung Quốc bị cáo buộc đã xô ngã một nhà ngoại giao Đài Loan, gây chấn thương đầu và khiến người này nhập viện.

Trong cuộc họp báo định kỳ vào ngày thứ Hai (19/10), một phóng viên của hãng tin AFP đã yêu cầu người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bình luận về các tin tức rằng một nhà ngoại giao Đài Loan đã bị thương sau khi xô xát với các nhà ngoại giao Trung Quốc tại một tiệc chiêu đãi do Đài Loan tổ chức ở Fiji.

Đáp lại, ông Triệu phủ đầu bằng việc bác bỏ Đài Loan có các nhà ngoại giao ở Fiji, bất chấp sự hiện diện của nhân viên Bộ Ngoại giao Đài Loan của Đài Loan ở thành phố thủ đô Suva.

Ông Triệu cáo buộc các tin tức đó “hoàn toàn không đúng sự thật” nhưng không nêu chi tiết bằng chứng cho cáo buộc của riêng ông, theo Taiwan News.

Ông Triệu nói rằng Trung Quốc đã yêu cầu Fiji tiến hành điều tra vụ việc và ông tuyên bố rằng Fiji “coi trọng các quan ngại của Trung Quốc” và sẽ tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc” trong xử lý vấn đề này.

Tuy nhiên, các báo cáo địa phương cho biết cảnh sát Fiji từ chối điều tra vụ việc, vì những “kẻ tấn công” Trung Quốc này được miễn trừ ngoại giao.

Ngoài ra, các quan chức Fiji được cho là đã yêu cầu các nhà ngoại giao Đài Loan “hạ thấp” tầm quan trọng của vụ tấn công do áp lực từ phía Bắc Kinh.

Taiwan News dẫn lời ông Triệu cáo buộc rằng tại sự kiện hôm 8/10, một “cờ giả đã được trưng bày công khai tại hiện trường và một cái bánh cũng được khắc hình cờ giả”.

Ông Triệu lặp lại tuyên bố do đại sứ quán Trung Quốc ở Fiji đưa ra hôm Chủ nhật, rằng buổi lễ “rõ ràng vi phạm nguyên tắc “Một Trung Quốc” và ông mô tả nó như một nỗ lực nhằm “tạo ra hai Trung Quốc hoặc “một Trung Quốc, một Đài Loan trên phạm vi quốc tế”.

Giống như đại sứ quán, ông cáo buộc nhân viên Văn phòng Thương mại Đài Bắc “khơi mào các hành động khiêu khích bằng lời nói và xung đột cơ thể” chống lại các nhà ngoại giao Trung Quốc, những người mà ông tuyên bố rằng “đang thi hành nhiệm vụ chính thức” bên ngoài địa điểm diễn buổi lễ ngày Quốc khánh Đài Loan. Ông Triệu không đi vào chi tiết họ đang thực hiện nhiệm vụ gì.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-ngoai-giao-trung-quoc-hon-chien-ban-tiec-vi-chiec-banh-kem-co-hinh-co-dai-loan.html

Trung Cộng yêu cầu Hoa Kỳ ngừng can thiệp nội bộ

sau khi nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong đến thăm bộ ngoại giao

Tin từ BẮC KINH, Trung Cộng – Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết Hoa Kỳ nên ngay lập tức ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của họ, sau khi nhà lãnh đạo của chính phủ lưu vong Tây Tạng gặp gỡ một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington.

Ông Lobsang Sangay, chủ tịch Cơ Quan Quản lý Trung ương Tây Tạng (CTA), gặp điều phối viên đặc biệt của Hoa Kỳ về vấn đề Tây Tạng vào tuần trước. Ông Sangay cho biết đây là lần đầu tiên người đứng đầu CTA được đón tiếp tại Bộ Ngoại giao.

Sự bất bình của Trung Cộng với Hoa Kỳ về vấn đề Tây Tạng diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai cường quốc thế giới đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên về một loạt vấn đề, bao gồm thương mại, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông và coronavirus.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Zhao Lijian mô tả ông Sangay là một người ly khai chống Trung Cộng, đồng thời cho biết Hoa Kỳ nên ngừng mọi liên lạc chính thức với ông Sangay.  Trung Cộng chiếm Tây Tạng vào năm 1950 trong một sự việc được họ mô tả là “giải phóng hòa bình”.

Các nhóm nhân quyền quốc tế và những người lưu vong thường xuyên lên án chế độ áp bức của Trung Cộng ở các khu vực Tây Tạng. Kể từ khi thành lập vào năm 1959, chính phủ lưu vong Tây Tạng đặt trụ sở tại Dharamshala, miền bắc Ấn Độ.

Quan hệ của Trung Cộng với Ấn Độ trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây sau một cuộc đụng độ đẫm máu giữa các binh sĩ đóng ở biên giới Himalaya thuộc diện tranh chấp. (BBT)

Hối lộ, mua chuộc, tẩy não và đe dọa cả trẻ em,

là những cách cảnh sát Trung Quốc đang áp dụng…

 Bình luậnThanh Hương

Bạn đã bao giờ nghe nói đến việc cảnh sát hối lộ và tẩy não trẻ em đang đi học để chúng để báo cáo về cha mẹ và hàng xóm của mình? Đây là một trong nhiều cách vô đạo đức mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng để đàn áp những người có đức tin và lôi kéo những người khác thể hiện lòng trung thành với chế độ.

Kể từ khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã lần lượt tung ra các chiến dịch nhằm đàn áp các nhóm tôn giáo và tâm linh. Chính quyền độc tài này không chỉ bài xích tín ngưỡng như một thứ gì đó “mê tín dị đoan”, mà còn cấm các thành viên của mình, kể cả những người đã nghỉ hưu, không được có bất kỳ tín ngưỡng tâm linh nào.

Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, cho biết chế độ cộng sản Trung Quốc đang sử dụng video và tiền hối lộ để bắt trẻ em báo cáo về những người họ hàng hoặc hàng xóm ủng hộ tín ngưỡng tôn giáo.

Một phụ huynh theo Đạo Thiên Chúa cho biết: “Làm như vậy là chính phủ đang đánh lừa con em chúng ta. Chúng còn quá non trẻ và thiếu hiểu biết. Con tôi đã rất hoảng sợ sau khi xem đoạn video này, nhưng cháu hứa sẽ không báo cáo tôi với giáo viên”.

Tẩy não trẻ em bằng ‘video bài học’

Đoạn video được phát tại một trường tiểu học ở Hohhot, Nội Mông, cho thấy một giáo viên đang hướng dẫn học sinh rằng các em nên để ý đến những người thân hoặc hàng xóm là tín đồ tôn giáo, báo cáo của Bitter Winter cho biết.

Trong video từ tháng 4/2019, một cậu bé đã tiết lộ về việc một nhóm tín đồ tôn giáo đã tụ tập tại nhà hàng xóm của cậu. Đoạn phim cho thấy giáo viên đi trước để báo cáo về vụ việc với cảnh sát, sau đó, những người hàng xóm có đức tin tôn giáo đã bị bắt.

Sau sự thành công của “bài học video tẩy não” này, các học sinh được hiệu phó nhà trường yêu cầu “noi gương” cậu bé đó và không được tin vào Chúa, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi học. Các học sinh cũng được yêu cầu điền vào một mẫu đơn chi tiết về tín ngưỡng tôn giáo của gia đình mình, những việc các em làm trong thời gian rảnh rỗi, và báo cáo về việc những “người lạ” có thường xuyên ghé qua nhà của các em hay không.

Bài báo của Bitter Winter cho biết một phụ huynh đã tỏ ra phẫn nộ khi biết những chuyện đã xảy ra.

Học sinh đọc sách trong một lớp học ở trường tiểu học Yang Dezhi “Red Army” ở Wenshui, Xishui County, ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 11 năm 2016. Những ngôi trường như vậy là một ví dụ điển hình về “giáo dục yêu nước” mà Đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đang cố gắng quảng bá để nâng cao tính hợp pháp của mình — nhưng hành vi này bị các nhà phê bình lên án chỉ trích là tẩy não. (Fred Dufour / AFP qua Getty Images)

Học sinh đọc sách trong một lớp học ở trường tiểu học Yang Dezhi “Red Army” ở Wenshui, Xishui County, ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 11 năm 2016. Những ngôi trường như vậy là

một ví dụ điển hình về “giáo dục yêu nước” mà Đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đang cố gắng quảng bá để nâng cao tính hợp pháp của mình — nhưng hành vi này bị các nhà phê bình lên án chỉ trích là tẩy não. (Fred Dufour / AFP qua Getty Images)

Vị phụ huynh theo đạo Thiên chúa cho biết: “Con tôi kể với tôi rằng trong video, các học sinh được thông báo rằng những người không đến các địa điểm thờ tự được chính phủ phê duyệt sẽ bị phân loại là thuộc ‘tà giáo’, và những người này nên bị báo cảnh sát ngay lập tức. Làm như vậy, chính phủ đang đánh lừa con em chúng ta. Chúng còn quá non trẻ và thiếu hiểu biết. Con tôi đã rất hoảng sợ sau khi xem đoạn video này, nhưng cháu hứa sẽ không báo cáo tôi với giáo viên”.

“Tà giáo” là một thuật ngữ được ĐCSTQ sử dụng để tấn công tất cả các tín ngưỡng ở Trung Quốc mà nằm ngoài các tổ chức tôn giáo “chính thức” do nhà nước kiểm soát. Họ thường sử dụng cách gọi gây hiểu lầm này để tăng thêm tính hợp pháp cho việc đàn áp tàn bạo đối với đức tin của mình.

Hối lộ trẻ em và hàng xóm

Trên thực tế, kể từ sau Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã đẩy người dân vào tình huống tự tố cáo, bài xích lẫn nhau, kể cả các thành viên trong gia đình.

Báo cáo của Bitter Winter đã trích dẫn một vụ việc xảy ra từ tháng 10/2019, khi các sĩ quan cảnh sát ở tỉnh Hồ Nam đã đến một trường tiểu học và sử dụng phần thưởng bằng tiền và phiếu du lịch, để dụ dỗ học sinh tiết lộ tín ngưỡng tôn giáo của cha mẹ và người thân. Các em học sinh cũng bị cảnh cáo rằng chúng sẽ bị đuổi học nếu chúng tin vào Chúa.

Một chiến thuật tương tự cũng được cảnh sát tỉnh Lan Châu áp dụng. Vào tháng 9/2019, các giáo viên và học sinh trung học cơ sở đã bị cảnh sát dụ dỗ với phần thưởng từ 1.000 đến 40.000 nhân dân tệ (3.400.000 đến 139.000.000 VNĐ), tùy thuộc vào việc người được báo cáo là người đứng đầu nhà thờ hay một tín đồ bình thường.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, nói với học sinh rằng những ai tin vào Chúa “sẽ bị bắt và bị kết án”, bất kể người đó là “trẻ em, người lớn hay người già”.

Trong một vụ việc đáng lo ngại khác xảy ra vào tháng 10/2018, hiệu trưởng của một trường trung học cơ sở ở tỉnh Chiết Giang đã công khai tuyên bố: “Chính phủ đã dán nhãn Pháp Luân Công, Công giáo và Tin lành là ‘tà giáo’ – bạn không được tin những tôn giáo này, bạn chỉ được tin vào ĐCSTQ”.

Theo Minghui.org, một trang web đưa tin trực tiếp về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp môn tu luyện vào năm 1999, chính quyền này đã sử dụng phần thưởng bằng tiền để mua chuộc và khuyến khích mọi người báo cáo về bất kỳ ai tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa dựa trên nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn, và bao gồm năm bộ bài tập nhẹ nhàng.

Sau khi ra mắt công chúng vào năm 1992, môn tu luyện này đã nhanh chóng được phổ truyền nhờ hiệu quả trị bệnh thần kỳ cùng tác dụng nâng cao tiêu chuẩn đạo đức người tập.

Tính đến năm 1999, chỉ riêng ở Trung Quốc đã có khoảng 70 đến 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công và nỗ lực trở thành người tốt hơn. Tuy nhiên, vào tháng 7/1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối với môn tu luyện này, dẫn đến việc nhiều học viên bị bỏ tù, tra tấn và thậm chí bị giết để lấy nội tạng.

Theo báo cáo của Minghui.org, hai cảnh sát đã cố gắng hối lộ chồng của một học viên Pháp Luân Công, yêu cầu anh ta báo cáo về những học viên đã phát tờ rơi thông tin phơi bày cuộc bức hại tàn bạo; họ đề nghị cho anh ta 500 nhân dân tệ (1.700.000 VNĐ) cho mỗi báo cáo. Người chồng đã từ chối yêu cầu vô nhân đạo này.

Người học viên này cũng nói rằng cảnh sát đã yêu cầu chủ một cửa hàng tạp hóa giám sát các học viên Pháp Luân Công và hứa sẽ đưa cho chủ tiệm 300 nhân dân tệ (1.000.000 VNĐ) mỗi tháng, nhưng chủ tiệm đã từ chối vì không muốn phản bội lại lương tâm của mình.

Theo một báo cáo năm 2015 của The Epoch Times, một tờ báo ở Hà Bắc đã đăng thông báo rằng sẽ thưởng tiền cho những ai báo cáo các học viên Pháp Luân Công với chính quyền. Thông báo nêu rõ rằng phần thưởng bằng tiền có thể dao động từ 500 đến 5.000 nhân dân tệ (1.700.000 đến 17.350.000 VNĐ) cho các báo cáo thông thường, nhưng nó có thể lên đến 10.000 nhân dân tệ (34.700.000 VNĐ) cho các báo cáo dẫn đến “triệt phá các vụ việc quan trọng”.

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1)

Chia nhỏ cộng đồng dân cư để dễ bề giám sát

Trong vài năm qua, chính quyền Trung Quốc đã chia các cộng đồng dân cư lân cận thành các “ô”, mỗi ô bao gồm 15 đến 20 hộ gia đình với một quản trị viên được chỉ định trông coi cư dân, theo một báo cáo từ Bitter Winter.

Một quản trị viên ẩn danh ở tỉnh Sơn Đông tiết lộ trong báo cáo, rằng một phần công việc của ông liên quan đến việc cập nhật “từng động thái mà cư dân thực hiện, thậm chí cả việc mọi người đánh nhau hoặc các cặp vợ chồng cãi nhau”.

Người quản lý cũng nói rằng ông phải đặc biệt quan tâm đến những người cụ thể, chẳng hạn như tín đồ tôn giáo và những người đã mãn hạn tù. Để mô tả sự chi tiết của việc giám sát, ông đưa ra một ví dụ về việc ông theo dõi một học viên Pháp Luân Công sống trong khu phố của mình.

“Cô ấy không biết điều đó, nhưng có nhiều người ngoài tôi, đôi khi là cảnh sát, đang theo dõi cô ấy vào một số ngày. Như khi chính phủ tổ chức một sự kiện lớn quan trọng, cô ấy không được phép rời khỏi khu vực. Ngay cả khi cô ấy lấy một quả bí ngô từ người hàng xóm, chính quyền cũng sẽ biết”.

Việc giám sát liên tục đi kèm với phần thưởng bằng tiền.

Tại tỉnh Phúc Kiến, những người báo cáo học viên Pháp Luân Công hoặc thành viên CAG và khiến họ bị bắt có thể được thưởng 1.000 nhân dân tệ (3.500.000 VNĐ).

Mỗi quản trị viên được tặng 100 điểm vào đầu tháng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện được nhiệm vụ của mình, họ sẽ bị phạt và bị trừ điểm; một điểm tương đương với 10 nhân dân tệ (35.000 VNĐ).

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/doi-song/hoi-lo-mua-chuoc-tay-nao-va-de-doa-ca-tre-em-la-nhung-cach-canh-sat-trung-quoc-dang-ap-dung-89844.html

Trung Quốc: Khuấy động lòng yêu nước

 và chủ nghĩa dân tộc để duy trì chế độ

 Bình luậnĐông Phương

Vài ngày trước, khi 7 vị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tới thăm triển lãm kỷ niệm sự kiện Chiến tranh Triều Tiên (Trung Quốc gọi là ‘kháng Mỹ viện Triều’), ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng sẽ tiếp tục phát huy “tinh thần kháng Mỹ viện Triều”. Các chuyên gia về Trung Quốc cho rằng, ông Tập Cận Bình đã thất bại trong ngoại giao nên muốn mượn các hoạt động kỷ niệm sự kiện này để đề cao chủ nghĩa dân tộc.

Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên bất ngờ vượt qua vĩ tuyến 38 và xâm lược Hàn Quốc. Nhưng quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng bị quân đội Liên Hiệp Quốc đánh bại, vì lý do này, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bí mật vượt sông Áp Lục vào ngày 19/10/1950 để hỗ trợ quân đội Bắc Hàn.

Vào ngày 25/10/1950, quân đội ĐCSTQ đã có cuộc tham chiến đầu tiên sau khi tiến vào Triều Tiên, vì vậy chính quyền Trung Quốc đã chỉ định ngày 25/10 là ngày kỷ niệm “kháng Mỹ viện Triều”.

Năm nay là kỷ niệm 70 năm ”ĐCSTQ “kháng Mỹ viện Triều” và nhiều hoạt động kỷ niệm đã bắt đầu trên khắp đại lục.

Vào ngày 19/10, đoàn quan chức cấp cao gồm 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ (ông Tập Cận Bình, ông Lý Khắc Cường…), Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn, các ủy viên Bộ Chính trị, quan chức đứng đầu Tòa án Tối cao, Viện kiểm sát, Quân ủy Trung ương, v.v. đã đến tham quan “Trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Cuộc kháng chiến chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên” tại Bảo tàng Quân sự Bắc Kinh.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng, cuộc chiến mà ĐCSTQ tham gia 70 năm trước là “cuộc chiến chống xâm lược”, rằng ĐCSTQ và quân đội Triều Tiên đã giành chiến thắng trong cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều”. Ông cũng tuyên bố rằng “tinh thần kháng Mỹ viện Triều” sẽ truyền cảm hứng cho toàn đảng toàn quân để “chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh”.

Tuy nhiên, nhiều kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài đã chỉ trích luận điệu của ông Tập Cận Bình là sai lầm, và ĐCSTQ đã bóp méo tình hình thực tế của Chiến tranh Triều Tiên.

Nhà bình luận chính trị thời sự Dương Uy (Yang Wei) xuất bản một bài báo nói rằng, chính nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược, chứ không phải Hàn Quốc hay Liên Hợp Quốc; Triều Tiên là kẻ xâm lược và ĐCSTQ là đồng phạm.

Quân đội Triều Tiên không những vượt vĩ tuyến 38 vào ngày 25/6/1950 mà còn xâm lược Seoul vào ngày 28/6. Khi đó, Liên Hợp Quốc liên tiếp thông qua các Nghị quyết 82 và 83 nêu rõ Triều Tiên đã

xâm lược Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi nước này ngừng bắn ngay lập tức và rút về vĩ tuyến 38. Nhưng Triều Tiên phớt lờ điều đó, dẫn đến việc Liên Hợp Quốc gửi quân đến gìn giữ hòa bình.

Ông Dương nói rằng, ĐCSTQ không hề “chiến thắng”. Dữ liệu chính thức năm 2014 của ĐCSTQ cho thấy, quân đội Trung Quốc có ít nhất 197.653 binh lính đã chết và 838.417 người bị thương trên chiến trường Triều Tiên. Họ cũng không đạt được mục tiêu giúp ông Kim Nhật Thành kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên, nhưng sau đó lại tiếp tục “truyền một lượng lớn máu” cho chính quyền Triều Tiên. Sau chiến tranh Triều Tiên, chế độ Cộng sản Trung Quốc rơi vào thế cô lập trên quốc tế và bị phong tỏa trong một thời gian dài. Triều Tiên cũng không đạt được mục tiêu của cuộc chiến, và trước khi chiến tranh kết thúc vào tháng 7/1953, nước này đã rút về vĩ tuyến 38.

Ngoại giới đều cho rằng, nguyên do các nhà chức trách Trung Quốc hô hào kỷ niệm cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều” là bởi vì quan hệ Mỹ-Trung đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, và quan hệ của Trung Quốc với các nước phương Tây cũng ngày một xấu đi.

Ông Dương Uy nhận xét: “Khuấy động lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc để duy trì chế độ Cộng sản Trung Quốc mới là mục tiêu số 1 của họ”.

Ông Lâm Hòa Lập (Lin Heli), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cũng có cùng quan điểm như trên. Ông nói với tờ Apple Daily của Hong Kong rằng, chính sách ngoại giao của ông Tập Cận Bình đã liên tục thất bại, xung đột với Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước ở châu Á, mâu thuẫn cũng ngày càng trở nên gay gắt, vì vậy “ông ấy (ông Tập) sẽ càng ủng hộ chủ nghĩa dân tộc ở trong nước… Ông Tập Cận Bình muốn nhân dịp kỷ niệm Chiến tranh Triều Tiên để nâng cao chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước”.

“Cho dù là Chiến tranh Triều Tiên, Kháng chiến chống Nhật hay các chủ đề lịch sử khác, ông Tập Cận Bình đều sẽ sử dụng nó để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc”, ông Lâm Hòa Lập cho biết.

Ông Lâm nói rằng, ĐCSTQ rất có thể sẽ gây xung đột hoặc rắc rối với các quốc gia và khu vực khác, và các thủ đoạn của họ sẽ ngày càng kịch liệt hơn, chẳng hạn như việc gần đây họ thường xuyên cử máy bay chiến đấu đến quấy rối và dùng vũ lực đe dọa Đài Loan.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-khuay-dong-long-yeu-nuoc-va-chu-nghia-dan-toc-de-duy-tri-che-do-89673.html

Tập Cận Bình kêu gọi dân TQ

đề cao ‘tinh thần chiến tranh Triều Tiên’

Thanh Hải

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19/10 đã kêu gọi người dân Trung Quốc “giữ vững niềm tin vào chiến thắng cuối cùng”, nói rằng tinh thần được hun đúc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên sẽ truyền cảm hứng cho họ “chiến thắng mọi kẻ thù”, theo SCMP.

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, và hệ quả của nó là hai nước độc lập Triều Tiên và Hàn Quốc như hiện tại.

Mặc dù ông Tập không đề cập đến leo thang xích mích với Mỹ. Các nhà quan sát cho rằng nhận xét của ông – trong chuyến thăm một cuộc triển lãm tại Bắc Kinh, kỷ niệm 70 năm cuộc chiến bắt đầu – đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Mỹ để không đánh giá sai quyết tâm bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã, ông Tập nhấn mạnh quyết định của Đảng cộng sản Trung Quốc tham gia cuộc chiến được thực hiện để “bảo vệ hòa bình và chống xâm lược”.

Ông Tập nói: “Giương cao ngọn cờ công lý, các chiến sĩ Quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc anh hùng đã anh dũng chiến đấu, sát cánh cùng quân dân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và giành thắng lợi to lớn, đóng góp to lớn cho hòa bình thế giới và tiến bộ nhân loại”.

Lãnh đạo ĐCSTQ lưu ý: “Chiến thắng trong cuộc chiến chống xâm lược của Mỹ và viện trợ Triều Tiên là chiến thắng của chính nghĩa, chiến thắng của hòa bình và chiến thắng của nhân dân”.

Ông Tập đã mô tả tinh thần được rèn luyện trong chiến tranh là một “của cải tinh thần vô cùng quý giá” và nói rằng nó sẽ “truyền cảm hứng cho người dân Trung Quốc và đất nước Trung Quốc vượt qua mọi khó khăn trở ngại và chiến thắng mọi kẻ thù”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tap-can-binh-keu-goi-dan-tq-de-cao-tinh-than-chien-tranh-trieu-tien.html

Trung Quốc kêu gọi Thụy Điển hủy lệnh cấm Huawei, ZTE

Thụy Điển nên hủy bỏ lệnh cấm đối với các công ty viễn thông của Trung Quốc là Huawei và ZTE tham gia vào phiên đấu thầu về mạng 5G để tránh “tác động tiêu cực” lên các công ty của nước Bắc Âu này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 21/10, theo Reuters.

Tin cho hay, Cơ quan bưu chính và viễn thông Thụy Điển (PTS) một ngày trước đó cấm các sản phẩm của Huawei và ZTE tham gia vào cuộc đấu thầu dự kiến diễn ra vào tháng tới.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được Reuters trích lời nói rằng Thụy Điển “nên có thái độ khách quan và công bằng và sửa lại quyết định sai trái nhằm tránh gây ra tác động tiêu cực tới hợp tác thương mại và kinh tế Trung Quốc – Thụy Điển, và hoạt động của các doanh nghiệp Thụy Điển ở Trung Quốc”.

PTS cho biết tuân thủ khuyến cáo của cơ quan an ninh và lực lượng vũ trang nước này, vốn coi Trung Quốc là “một trong các mối đe dọa lớn nhất đối với Thụy Điển”.

Theo Reuters, nhiều chính phủ châu Âu đã tăng cường kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G sau áp lực ngoại giao từ Washington. Mỹ từng cáo buộc Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị của Huawei để do thám, theo Reuters.

Huawei liên tục bác bỏ tố cáo rằng công ty này gây ra nguy cơ về an ninh quốc gia.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-th%E1%BB%A5y-%C4%91i%E1%BB%83n-h%E1%BB%A7y-l%E1%BB%87nh-c%E1%BA%A5m-huawei-zte/5629985.html

Biểu tình Thái Lan: Sự trỗi dậy của thế hệ

dám tranh đấu cho dân chủ

Bùi Thư

Tiếng hò reo, ba ngón tay giơ cao của người biểu tình khắp đường phố Bangkok là dấu hiệu bề mặt của những chuyển động quyết liệt trong lòng Thái Lan, một đất nước Phật giáo nhưng có lịch sử bất ổn chính trị.

Người biểu tình đang thách thức không chỉ chính quyền thủ tướng Prayut Chan-o-cha khi yêu cầu ông từ chức và thay máu nội các. Họ còn đòi kiềm chế quyền lực của hoàng gia. Đây là một sự kiện gây chấn động bởi người dân Thái Lan, từ khi mới lọt lòng, đã được dạy phải tôn kính và yêu mến nhà vua.

Có mặt ở Thái Lan những ngày này, tôi mới hiểu được nhịp đập những tâm hồn khát khao tự do, say mê biểu đạt và tinh thần hùng hồn “Do you hear the people sing”.

Phá vỡ cấm kỵ

Hôm 14/10, một cảnh tượng đã đi vào lịch sử: người biểu tình giơ biểu tượng ba ngón tay thách thức khi đoàn xe hoàng gia chở Hoàng hậu Suthida và Hoàng tử Dipangkorn đi ngang qua. Đây là điều chưa từng có tiền lệ tại một đất nước mà uy quyền hoàng gia hiện diện ở mọi khía cạnh xã hội như Thái Lan.

Thế giới từng chứng kiến cảnh tượng hàng chục ngàn người dân Thái đổ về Bangkok khóc thương cố vương Bhumibol vài năm trước. Những người nông dân lam lũ ôm chân dung nhà vua trước ngực. Những buổi cầu nguyện trước đền thờ hoàng gia người dân quỳ lạy suốt vài tiếng đồng hồ. Nhưng giờ đây, điều cấm kỵ suốt 90 năm của đất nước đã bị phá vỡ: tôn kính được thay bằng chất vấn.

Tuần qua Bangkok mưa xối xả, nhưng hàng chục nghìn người vẫn kiên trì biểu tình đòi dân chủ. Họ giơ cao ba ngón tay – biểu tượng của phong trào được cho là lấy cảm hứng từ bộ phim Hungers Game nói về sự nổi dậy chống độc tài.

Ngày 16/10 đánh dấu một bước tiến khác: Bất chấp lệnh giới nghiêm khẩn cấp, người dân vẫn xuống đường khiến chính quyền phải đóng cửa các trạm tàu điện gần điểm biểu tình.

Hôm ấy tôi đứng trước cửa nhà ga phóng mắt nhìn xuống – hàng trăm bạn trẻ mặc áo học sinh trắng kiên trì đứng dày đặc. Dòng người đổ về, chì chân, không khoan nhượng.

Lượng người kéo đến Pathumwan – điểm biểu tình gần trung tâm mua sắm Siam Paragon ngày càng đông khiến hệ thống tàu ga BTS và MRT phải tiếp tục đóng nhiều trạm.

Cuối cùng, cảnh sát đã xịt vòi rồng để giải tán đám đông. Những bộ đồng phục của học sinh, sinh viên co lại dưới làn đạn nước.

Người biểu tình chỉ có dù, áo mưa đứng sát vào nhau. Các bạn trẻ ấy có thể chọn bỏ chạy nhưng họ vẫn đứng lại, bung dù đỡ làn đạn nước. Mỗi người phải là một “mainstay” – trụ đỡ phong trào này.

Đêm đó, nhiều người không về nhà, nhiều người đã bị bắt.

Nước mắt đã rơi. Nỗi sợ lấp ló. Thế nhưng tinh thần phản kháng cũng tăng lên.

Ngày hôm sau, họ vẫn tiếp tục biểu tình, kiên định giơ cao ba ngón tay thể hiện ý chí bất phục tùng. Trên đường ra điểm biểu tình, tôi vẫn gặp các bạn rất trẻ đeo khẩu trang mặc đồng phục. Vai họ nhấp nhô giữa hàng ngàn đôi vai lô xô bước về điểm tập trung. Những đôi vai 17 tuổi, 20 tuổi, 30 tuổi ấy – đang nhận trách nhiệm đấu tranh vì dân chủ.

Thủ lĩnh biểu tình nổi tiếng Mike Rayong cầm loa hô giữa dòng người: “Giống như những con chó bị dồn vào chân tường, chúng tôi chiến đấu cho đến chết”.

Mike nói với đám đông: “Chúng ta sẽ không lùi bước. Chúng ta sẽ không bỏ chạy”.

Trời mưa và vòi rồng vẫn xịt. Bạn tôi đùa, hồi tháng 4, do dịch Covid nên người Thái chưa được chơi Lễ hội Songkran, giờ họ chơi bù, chơi hết mình, vì ước muốn dân chủ cho đất nước này.

Cuộc chiến giữa các thế hệ

Cuộc biểu tình mà thế giới chứng kiến tại Thái Lan không chỉ diễn ra trên đường phố mà còn ở trong mỗi gia đình Thái Lan: sự chia rẽ giữa bố mẹ và con cái.

Cũng giống như ở Việt Nam, chính trị là chủ đề nhạy cảm trong gia đình. Khi bạn muốn đi biểu tình, bố mẹ sẽ trăm lần ngăn cản vì lo sợ.

Điều đó cũng đang diễn ra trong lòng nước Thái. Những bạn trẻ Thái Lan đang phải đối đầu trực diện với bố mẹ mình. Họ đang đối đầu với chính ông bà nội ngoại, cha mẹ, những người đã quỳ trước sân hoàng gia bốn năm trước khóc thương nhà vua Bhumibol. Họ đối mặt với xung đột thế hệ lớn chưa từng có ở Thái Lan – vấn đề về Hoàng Gia.

Khác với thế hệ trước, họ được tiếp cận nhiều thông tin hơn, dũng cảm hơn và hiểu được ước muốn của bản thân hơn. Họ nói với tôi rằng họ “không thể chịu đựng thêm sự cường quyền và độc tài của chế độ hiện tại.”

Lướt giữa dòng người biểu tình hầu hết các gương mặt đều là các bạn trẻ 17 – 18 tuổi. Tôi chợt nhớ bản thân khi bằng tuổi họ, dường như chỉ nghĩ xem ăn gì, đi chơi đâu.

Vậy mà Thái Lan, cô gái Panusaya Sithijirawattanakul, ở tuổi 21 tuổi đã đọc bản tuyên ngôn 10 điều cần cải cách – đả động đến hoàng gia và chính quyền.

Cũng như nhiều bạn trẻ khác, Panusaya cũng phải đối mặt với sự căng thẳng tột độ với bố mẹ mình. Mẹ cô kinh hoàng trước phát biểu của Panusaya và nài nỉ cô đừng tham gia biểu tình. Chiến tranh lạnh trong gia đình cũng bùng nổ.

Tôi hỏi một cậu bạn 15 tuổi tham dự biểu tình ở Lat Phrao hôm 17/10 về sự chia rẽ trong gia đình, cậu nói:

“Em thương và kính trọng bố mẹ nhưng không phải vì thế mà hy sinh những giá trị cốt lõi của bản thân. Bố mẹ tổn thương vì em đi biểu tình, em cũng tổn thương vì bố mẹ không ủng hộ. Điều đó nghĩa là mọi người rất yêu thương nhau, chỉ là bất đồng quan điểm. Em nghĩ trong gia đình, sự bất đồng có thể tìm cách nối kết miễn còn có tình yêu, nhưng phải từ bỏ bản thân để vui lòng bố mẹ thì đó không còn là gia đình”.

Điều này khiến tôi nhớ lại cuộc biểu tình ở Hong Kong năm ngoái, vào ngày 5/7/2019, hàng ngàn bố mẹ đến tọa kháng tại khu công viên nhỏ Chater Garden để ủng hộ con mình.

Nếu có được sự ủng hộ của bố mẹ, liệu người trẻ Việt nam có mang nỗi sợ hay nghi hoặc bản thân khi lên tiếng về các vấn đề xã hội?

Bạn biết không, vấn đề không phải chúng ta nói đúng hay sai, mà chúng ta dám đặt câu hỏi, chất vấn để tìm câu trả lời. Quá nhiều rào cản của việc “biết gì mà bàn” đã chặn họng và cướp đi tiếng nói của người trẻ Việt Nam.

Ở Thái những ngày này mới thấu được khúc hùng ca của tự do. Ngay cả người đẩy xe trái cây bán trên đường cũng cảnh báo cho người biểu tình biết cảnh sát đến. Những chú xe ôm mà bạn thấy trong phim Bad Genius cũng đợi chờ đón người biểu tình về nhà. Các nhà sư, giới nghệ sĩ cũng lên tiếng, treo avatar ủng hộ.

Người biểu tình ở Thái Lan – họ không đơn độc.

Sự tự trọng của báo giới

Trước làn sóng biểu tình mạnh mẽ, giới chức Thái Lan đã ra lệnh điều tra bốn tờ báo nổi tiếng: Prachatai, Voice TV, The Reporters và The Standard – những kênh đã tường thuật liên tục về cuộc biểu tình.

Tại thời điểm cảnh sát bắn vòi rồng vào người biểu tình, livestream của The Reporters đã thu hút hơn 200.000 người xem trực tiếp – một con số đáng nể phục và gây lo lắng cho nhà cầm quyền. Nhà báo của Prachatai đêm 17/10 đã bị bắt trong một buổi tường thuật trực tiếp.

Nhiều người lo ngại về an nguy của các nhà báo. Nhưng những đồng nghiệp của tôi ở Bangkok, họ lại vẫn tiếp tục xuống đường, tiếp tục tường thuật.

Nhiều người trong số họ đã treo avatar màu đen vào đêm xảy ra đụng độ, như một cách để tang cho nền dân chủ Thái Lan.

Số khác treo avatar “Journalism is not a crime” (Báo chí không phải là tội) để củng cố tự do báo chí.

Bạn tôi bảo, chúng ta là nhà báo, cần giữ trung lập nhưng không phải là làm ngơ trước sự tàn bạo của cảnh sát. Bạn nói: “Mình phẫn nộ vì người biểu tình toàn bọn trẻ, chúng không có vũ khí gì hết để chống lại với lực lượng cảnh sát đầy súng ống. Mình thực sự khóc khi thấy gương mặt hoảng loạn của mấy đứa nhỏ chạy vào trường đại học để trú thân”.

Theo quan sát của tôi, ở lằn ranh giữa người biểu tình và cảnh sát thường là nơi dễ xảy ra bạo lực nhất. Nhưng trong cuộc biểu tình hôm 15/10, ngay lằn ranh ấy, chỉ cần có tiếng la hét đụng độ là phóng viên ào tới. Các ống kính đủ loại, hàng chục smartphone chĩa trực diện vào cảnh sát và họ vô tình che chắn cho người biểu tình. Ở các cuộc biểu tình quy mô nhỏ hơn, có khi lượng phóng viên ngang ngửa số người biểu tình.

Điều này dường như khác hẳn ở Việt Nam. Khi các cuộc biểu tình phản đối Formosa, biểu tình chống Luật An ninh mạng và Luật đặc khu nổ ra ở Sài Gòn, nhiều nhà báo đã được nhắc nhở không tham gia. Số khác vẫn đi, họ bị bắt và không được các tòa soạn nơi họ làm việc bảo lãnh kịp thời.

Hầu hết các thông tin, hình ảnh của cuộc biểu tình đều từ người dân. Báo chí ít khi đả động đến. Một số nhà báo được “chỉ thị” viết bài Sài Gòn bình yên dù cuộc biểu tình đã có người đổ máu. Nhiều người bị bắt và đánh đập vì đi biểu tình. Trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.

Tôi còn nhớ bài báo tựa đề “Công an TP HCM khẳng định Việt Tân tổ chức gây rối” đã khắc họa một bạn trẻ có tiền án, là thành phần kích động. Sau cuộc đối chất của bạn và người viết bài, nội dung này được gỡ bỏ nhưng chưa bao giờ tờ báo lên tiếng xin lỗi đến bạn trẻ kia hay độc giả.

Trong khi đó ở Thái Lan, tờ Bangkok Post hôm 18/10 có bài “Protesters hit Bangkok train station” với hàm ý người biểu tình đã làm tê liệt hệ thống tàu công cộng. Nhưng thực chất chính phủ đã ra lệnh đóng tàu nhằm cản trở người dân biểu tình. Ngay khi vấp phải làn sóng chỉ trích, Bangkok Post đã đính chính và xin lỗi bạn đọc. Đó là sự sòng phẳng của báo chí với người đọc của mình.

Cuộc biểu tình ở Thái Lan sẽ còn tiếp diễn. Nhưng để có được dân chủ, cần nhiều hơn một ý tưởng vĩ đại.

Để có dân chủ cần có hàng chục nghìn người tin vào giá trị của nó mà bất chấp mưa gió, lệnh cấm để biểu tình.

Để có dân chủ cần những bố mẹ có thể lắng nghe con cái dù không đồng tình với chúng.

Để có dân chủ cần những phóng viên tự trọng và dũng cảm đưa tin không khoan nhượng.

Để có dân chủ cần những hiệu phó như ở đại học Chiang Mai, đại học Chulalongkorn, biểu tượng của những thầy cô tuyên bố sẽ bảo vệ sinh viên mình.

Để có dân chủ cần tất cả mọi người – như tượng đài Dân Chủ – một tượng đài nhỏ và đơn độc – nhưng không khuất bóng trong tâm thế của hàng chục nghìn người đổ xuống đường trong mưa gió.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54614692

Phe bảo hoàng Thái Lan tuần hành phản đối biểu tình

Hàng chục người thuộc phe bảo hoàng Thái Lan hôm 21/10 đã tổ chức một cuộc tuần hành ở Bangkok giữa lúc xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ và hoàng gia, vốn thu hút hàng chục nghìn người đổ ra đường phố bất chấp một lệnh cấm, theo Reuters.

Hãng tin Anh đưa thêm rằng các nhóm biểu tình cũng thúc giục người dân xuống đường ngày thứ bảy liên tiếp vào lúc 4 giờ chiều (giờ địa phương).

Phe bảo hoàng được dẫn lời nói rằng họ không thấy có vấn đề gì với việc kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân nhân, từ chức, nhưng tuyên bố không được đụng vào Quốc vương Maha Vajiralongkorn.

Theo Reuters, những người ủng hộ hoàng gia, vốn phần lớn mặc áo vàng, màu biểu tượng của quốc vương, nói rằng cuộc tập hợp của họ không mang tính chính trị nên không là đối tượng của lệnh cấm các cuộc tụ họp hơn 5 người mà chính phủ công bố tuần trước.

Trong khi đó, phát ngôn viên của cảnh sát Yingyos Thepjumnong nói với các phóng viên rằng tất cả các nhóm phải được đối xử giống nhau.

Theo Reuters, các cuộc biểu tình đã trở thành một cách thức lớn nhất đối với chính quyền Thái Lan trong nhiều năm và cho thấy sự thách thức công khai nhất đối với hoàng gia trong nhiều thập kỷ, bất chấp luật về tội khi quân, vốn có thể khiến ai xúc phạm hoàng gia phải nhận án lên tới 15 năm tù giam.

https://www.voatiengviet.com/a/phe-b%E1%BA%A3o-ho%C3%A0ng-th%C3%A1i-lan-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh/5629826.html

Dân Thái Lan thách thức lệnh cấm biểu tình

 trong 6 ngày liên tiếp

Những người biểu tình Thái Lan giơ 3 ngón tay lên chào khi quốc ca Thái Lan vang lên tại các địa điểm công cộng trên khắp thủ đô Bangkok hôm thứ Ba 20/10 trong ngày thứ 6 liên tiếp thách thức lệnh cấm nhằm chấm dứt 3 tháng biểu tình chống đối chính phủ và nền quân chủ.

Các cuộc biểu tình càng lớn mạnh bất chấp một chiến dịch đàn áp trong đó, hàng chục người bị bắt giữ. Hai lãnh đạo biểu tình bị bắt hôm 20/10 vì các tội danh mới ngay sau khi họ được cho tại ngoại hầu tra về những cáo buộc cũ.

“Đây không phải là một cuộc biểu tình không có lãnh đạo, nhưng mọi người đều là lãnh đạo,” anh Tattep “Ford” Ruangprapaikitseree nói với các phóng viên tại Khu thương mại Siam Paragon, nơi hàng chục người đưa 3 ngón tay giữ lên chào theo kiểu trong phim “The Hunger Games.”

“Đây cũng không phải là một phong trào vô chính phủ. Tất cả mọi người đều có thể suy xét và làm điều gì hợp lý, Ford nói. Anh đã bị bắt giữ hai lần từ khi các cuộc biểu tinh bắt đầu.

Nội các của Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đồng ý triệu tập quốc hội trong phiên họp khẩn vào tuần tới vì cuộc khủng hoảng này, nhưng ông đã tuyên bô sẽ không từ chức – như đòi hỏi của những người biểu tình.

Những người ủng hộ ông Prayuth chiêm đa số tại quốc hội.

Những người biểu tình tìm cách thay đổi hiến pháp và giảm bớt quyền hành của Vua Maha Vajiralongkorn.

Chính phủ áp đặt các biện pháp khẩn cấp hôm thứ Năm tuần trước để chặn đứng thách thức lớn nhất đối với chính quyền trong nhiều năm qua, nhưng quyết định đó chỉ càng làm tăng sự giận dữ của công chúng, và khiến hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình.

Trước đó, một tòa án ra phán quyết tạm ngưng hoạt động đối với một chương trình TV Online hay chỉ trích chính phủ, và bị nhà chức trách tố cáo là vi phạm các biện pháp khẩn cấp

Voice TV thuộc quyền sở hữu một phần của gia đình Shinawatra của cựu Thủ tướng Thaksin và em gái ông, bà Yingluck, người đã bị ông Prayuth lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2014.

Cả hai anh em đã chạy khỏi Thái Lan để tránh bị truy tố về tội tham nhũng mà họ cho là mang động cơ chính trị.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-thai-lan-thach-thuc-lenh-cam-bieu-tinh-trong-6-ngay-lien-tiep/5628961.html