LÁ BÙA KISSINGER

Cac Bai Khac

No sub-categories

LÁ BÙA KISSINGER
The Conundrum of Henry Kissinger's Reputation
BỐI CẢNH GẦN ĐÂY

Kể từ lúc Kissinger giữ chức vụ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, cho đến nay ; thì ông ta đã du hành sang Trung Cộng gần 100 chuyến.

Và những tháng gần đây, mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trở nên trắc trở và lạnh nhạt.

Trung Cộng đã khước từ cuộc gặp gỡ của 2 Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ và Trung Cộng bên lề hội nghị Sangri- La; mặc dù năm ngoái hai bên có cuộc gặp ngắn ngủi tại Singapore.
Rồi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng sang thăm Bắc Kinh, đến Bộ Trưởng Ngân Khố .Sắp tới đây bà Bộ Trưởng Thương Mại cũng sẽ tham Trung Hoa. Thế nhưng cũng chưa hàn gắn được sự rạn nứt hai bên về ngoại giao và tài chánh. Bắc Kinh trả đủa chuyến viếng thăm của Bà Pelosi đi Đài Loan ,lúc đó là đương kim Chủ Tịch Hạ Viện. Đài Loan một chính quyền tự trị, mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền nhưng chưa bao giờ kiểm soát được.

Và rồi, Trung Cộng mời Kissinger sang Bắc Kinh để hàn gắn và nối lại bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao chính phủ Biden, cho đó là chuyến đi cá nhân, không phản ảnh tiếng nói của chính phủ Biden.( có sự thay đổi chiến lược ngoại giao trong chính phủ HK ).

Nhưng Trung Cộng thì đánh giá cao, cho rằng ông Kissinger là một người bạn trung thành của Trung Hoa và chính quyền Biden nên áp dụng chính sách ngoại giao khôn khéo của Kissinger . Hai bên nên giảm thiểu những hiểu lầm, tránh đối đầu. Lịch sử đã chứng minh là Hoa Kỳ và Trung Hoa cùng tồn tại khi đối xử với nhau không phải là địch thủ. Bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa cho rằng Hoa Kỳ cố gắng thay đổi Trung Hoa là điều không thể làm được; và muốn ngăn chặn, đóng khung Trung Hoa  lại là một điều càng không thể làm được.

Ông ta nói tiếp rằng “ hy vọng chính sách Hoa Kỳ về Trung Hoa là một chính sách đối ngoại đòi hỏi phong cách khôn khéo của Kissinger và can đảm của TT Nixon”.

Việc Kissinger tiếp xúc với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Hoa bị chế tài ( vì giúp đỡ võ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến Ukraine ), được phát ngôn viên bộ Quốc Phòng cho là một việc không thích hợp cho lắm . Lẽ ra Bộ Trưởng Quốc Phòng HK gặp Bộ Trong Quốc Phòng bị chế tài thì thích hợp hơn.

ÔN LẠI SÁCH LƯỢC CỦA KISSINGER

Dưới thời Nixon, Kissinger muốn hoà hoãn với Nga qua Hiệp Ước SALT , giải trừ võ khí chiến lược , để HK rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.  Và lập bang giao với Trung Hoa để giữ giá sinh hoạt nội địa Hoa Kỳ thấp; thêm vào đó, là giá nhân công rẻ, giới kinh doanh HK sẽ mang về lợi nhuận cao.

Để lấn vào thị trường Trung Hoa, HK đã nhượng Đài Loan cho Trung Hoa chiếm ghế đại diện LHQ năm 1971 .Rút quân đội HK tại Subic Bay và Clark ở Phi Luật Tân năm 1973 .Nhường Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH cho Trung Hoa  năm 1974. Và cuối cùng là bán đứng VNCH cho khối CS năm 1975.

Dù gì đi nữa, chính sách đối ngoại của Kissinger cũng đã chi phối qua nhiều đời TT HK , khoảng 50 năm.

Cho đến đời TT Trump , ông ta muốn bảo vệ mậu dịch với Trung Hoa; nhập cảng của HK từ Trung Hoa  là 360 tỷ đô la , trong khi đó Trung Hoa chỉ nhập  100 tỷ từ HK. Trung Hoa doạ bán công khố phiếu của HK 859 tỷ đô la, nếu HK nâng giá hối đoái.

Là quốc gia trao đổi mậu dịch chính của HK, dùng tiền thặng dư để phát triển quân sự, quấy rối trong khu vực South China Sea với các quốc gia nhỏ trong vùng Đông Á và Đông Nam Á. Với chính sách “ một vành đai, một con đường”  Trung Hoa mở rộng ảnh hưởng đến vị trí chính trị và căn cứ quân sự ở Châu Phi , châu Đại Dương, cùng với một số quốc gia Âu châu.Ngân sách quốc phòng của Trung Hoa  chiếm từ 4-7% GDP. Trong khi đó, tại các cuộc họp quốc tế, Trung Hoa lúc nào cũng tự xưng là quốc gia nghèo hay đang phát triển để vòi tiền giúp từ  các quốc gia Âu Mỹ. Ngược lại về vấn đề nhân quyền và dân chủ ngày càng tồi tệ.

Đến thời TT Biden , ông vẫn tiếp tục phần lớn chính sách về Trung Hoa từ thời TT Trump .Ông cho rằng, gián điệp kinh tế của Trung Hoa là mối đe dọa nền kinh tế và dân chủ HK. Và cũng là ưu tiên hàng đầu nghành phản gián của FBI.

Qua một số sự kiện chính trị xảy ra ở Trung Hoa, Kissinger đã ủng hộ, như:

– Vụ thảm sát Thiên An Môn thì ông đã ủng hộ Đặng Tiểu Bình.
– Olympic 2008  tai Bắc Kinh, thì ông nói tách rời thể thao và chính trị.
– Nếu một cuộc chiến  tranh xảy ra giữa HK và Trung Hoa thì nền văn minh Âu Châu bị tàn phá.( sic!).

Theo Economist:

– Ông so sánh bang giao HK / TH giống như Đức / Anh trong thế kỷ trước .(Chiếm Tiệp Khắc và Ba Lan.). Nghĩa là ông muốn trói tay chân HK và để mặc cho TH tự tung tự tác.
– Bảo vệ tiếng tăm của mình mà phớt lờ đi vấn đề nhân quyền và dân chủ ở TH.
– Tại sao TT Nixon thích bảo vệ TH quá vậy ?

Theo Jasper Becker: ( British author)

– Kissinger cho rằng Nga tham vọng và bành trướng hơn TH. Nhưng thực tế cho thấy Trung Cộng gởi quân khắp các quốc gia Đông Nam Á. Và tư tưởng Mao lan sang cả Nam Mỹ, sân sau của HK.

– Trung Hoa không thể tin được là quá may mắn có được một người lãnh đạo ngây thơ và  thần phục .

Trong khi đó, chẳng hạn vấn đề Ukraine / Nga , ông thay đổi quan điểm vì gặp phản ứng quá mạnh trên thế giới.

1 /. March 5, 2014 . Washington Post, đã có bài op-ed của Kissinger, 11 ngày trước khi trưng cầu dân ý vùng Crimea.
  a- Ukraine có quyền lựa chọn kinh tế và chính trị bang giao với toàn thể Châu Âu.
  b – Ukraine không nên gia nhập NATO
  c – Ukraine phải được tự do tạo cho mình chính quyền theo ý dân, và chính sách hoà giải trong quốc gia ( ông cho vị trí Ukraine giống như Phần Lan).
  d – Ukraine nên duy trì chủ quyền ở Crimea.
  December 2016 , và ông đã cố gắng ngăn cản TT Trump nhìn nhận Crimea thuộc về Nga.
  July 2022, ông trả lời Judy Woodruff của PBS : Thương thuyết là điều mong muốn cho hai bên. Và ông nói rõ hơn:
  Ngừng bắn ở đường biên giới ngày 24 / 2 2022, vì Nga không thể chiếm phần đất nào, và Ukraine không mất phần đất nào.
  18 / 1 /2023 Trả lời phỏng vấn Graham Allison trên A World Economic Forum:
  HK nên ủng hộ biên giới 24 / 2 đã đạt được. Hay biên giới 24 / 2 đã được công nhận.

Nhà báo Joseph Bosco, 2 / 01 / 2023 đã viết trên The Hill :

“ Kissinger thừa nhận sai lầm về Ukraine , còn Đài Loan thì sao ?”.

Bosco mở đầu bài báo : “ Không ai quá già để học, mà cũng không ai quá già để không học điều sai “.

Kissinger đã khuyến cáo HK nên để ý đến mặc cảm của Nga. Và không nên cô lập họ với một chính sách lâu dài.

Khi Nga chiếm Crimea, Kissinger khuyến cáo Ukraine nên trung lập.

Tuy nhiên sau đó ông đã nhận xét mình sai lầm về sự đoàn kết tòan dân ,cùng phẩm chất của giới lãnh đạo Ukraine ; cũng như đánh giá quá cao về quân đội Nga.

Sau buổi nói chuyện tại The Davos Economic Forum, on May , 2022; TT Zelensky phản ứng:
“ Hình như lịch sử của Kissinger không phải là 2022 mà là năm 1938. Ông không phải nói chuyện ở Forum mà ở Munich. Mà gia đình Kissinger đã trốn chạy Nazi , nên không ai nghe cả. Nếu nghe thì gia đình ông chấp nhận ở lại thay vì trốn chạy hay chiến đấu “.

Và Mikhailo Podolyak tặng thêm một câu mỉa :

“Thật là không may, sau 10 tháng chiến tranh, Kissinger chẳng hiểu gì cả; từ bản chất của cuộc chiến đấu, đến hậu quả trật tự thế giới. Liệu có vừa lòng kẻ xâm lược, bằng cách hy sinh một phần đất của Ukraine , để bảo đảm không xâm lược các quốc gia Đông Âu khác không ?”.

July 2022, Kissinger trả lời :

“Tôi không nói từ bỏ tất cả đất đai, nhưng phải tách riêng thương thảo Đông Ukraine và Crimea “.

January 2023, ông rút lại quan điểm về Ukraine gia nhập NATO mà từ lâu ông phản đối . Nay thì thích hợp vì những điều kiện trung lập Ukraine không còn giá trị nữa. Ukraine nên lấy lại đất đã bị Nga xáp nhập trong khi thương thuyết chấm dứt chiến tranh .

Và Bosco đã kết luận:

Kissinger đã sai lầm hơn 30 năm về Xô Viết và Nga , và ông ta cũng đứng sai vị trí của Trung Hoa và Đài Loan.

Bosco tiếp:

“ Thông Cáo Chung Thượng Hải , là tội tổ tông của bang giao giữa HK / TH”. Vì  Kissinger đã viết: Trừ phi Đài Loan đặt vấn đề phần mình để cho Bắc Kinh hài lòng “.

Mãi trước kia, trên Asia Society năm 2007, ông đã thần phục Bắc Kinh : Đài Loan nên thành tâm với quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề tương lai, vì TH không thể chờ đợi mãi mãi “.

Qua suốt những giai đoạn giữ chức vụ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nixon; Kissinger đã đề nghị ném bom mở rộng chiến tranh VN sang Cam bốt để tiêu diệt Khmer Rouge năm 1970. Sang năm 1973 đảo chính Allende, đến “ green light “ cho nhóm quân phiệt ở Argentina; đến ủng hộ Pakistan trong vụ diệt chủng khi Bangladesh tranh đấu dành độc lập; sang Đông Timor, Kissinger ủng hộ Indonesia tàn sát dân này vì đòi độc lập năm 1975 . Năm 1976 ông đề nghị ném bom hải cảng và căn cứ quân sự, và đổ quân vào Cuba vì đã đưa quân đội sang Angola.

Tóm lại, từ trước đến nay, chính sách của ông chỉ là “ PHÙ THỊNH “ , và sức mạnh, chứ chẳng màng gì đến công lý và đạo đức. Đối với Nga và Trung Hoa chúng ta càng thấy rõ. Đến khi Ukraine đã oai hùng giữ gìn tổ quốc của mình;  và quốc tế lên án; khi đó ông đã vội vã xoay chiều.

Và đó là hình mẫu yêu nước  kiên cường mà Đài Loan soi rọi cho chính mình.

Lập trường của bộ ngoại giao HK rất rõ ràng:
Nếu Nga dừng xâm lăng, chiển tranh tức khắc chấm dứt. Nếu Ukraine dừng chiến đấu, thì ngày đó là ngày cuối cùng. Đó là lý do tại sao chúng ta cùng chiến đấu với Ukraine.

Từ khi khối Đông Âu và Nga sụp đổ , địa chính trị thế giới chuyển đổi 180 o. Những liên minh mới về quân sự và kinh tế; khu vực cũng như toàn cầu. Những cuộc tập trận liên quốc gia. Những cuộc viếng thăm của các chiến hạm cũng như các vị lãnh đạo quốc gia. Putin vẫn còn ảo tưởng huy hoàng Đại Nga , không muốn hoà hoãn nữa .

Chiến lược của các quốc gia cũng thay đổi. Như Trung Hoa không còn chờ cơ hội nữa mà đã bành trướng xuống Biển Nam Hải. Một vành đai, một con đường đã mở rộng trên toàn thế giới. Từ một nước nghèo, Trung Hoa trong vòng 50 năm đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai, qua mặt Nhật Bản . Tuy nhiên, về chế độ chính trị vẫn không thay đổi , càng tiến bộ khoa học , càng bảo vệ chế độ toàn trị tinh vi hơn. Do đó, đây là một bài học cho phương Tây về cộng sản á châu. Mà chính Đức Giáo Hoàng nay cũng thấm thía kinh nghiệm.  

Cuối cùng, Nixon nói với Kissinger: “ Nếu Trung Hoa không thay đổi thái độ thù nghịch, thì có thể chúng ta sẽ tạo ra một con quỷ nhập tràng khủng khiếp “.

Mỗi nhà chính trị có một thời vàng son, cũng nên biết mình mà rút lui đúng lúc. Không ai quá già để mà học; mà cũng không ai quá già để mà không học kinh nghiệm.

HOÀNG ĐÌNH TẠO