ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 8//5/2023

Cac Bai Khac

No sub-categories

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 8//5/2023

Cháu trai Kennedy đổ lỗi cho CIA vụ ám sát cựu tổng thống

image.png
  • Robert F. Kennedy Jr, cháu trai của cựu Tổng thống John F. Kennedy, cho rằng Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đứng sau vụ ám sát tổng thống chấn động năm 1963.

“Có rất nhiều bằng chứng cho thấy CIA có liên quan đến vụ ám sát (cựu Tổng thống) John F. Kennedy và tìm cách che giấu. Tôi nghĩ đó là điều không cần hoài nghi vào thời điểm này”, ông Robert F. Kennedy Jr, cháu trai của cựu Tổng thống Kennedy và hiện là ứng viên tổng thống Mỹ năm 2024, nói.

Ông Kennedy đề cập đến cuốn sách có tựa đề “JFK and the Unspeakable” (Tạm dịch: Cựu Tổng thống JFK và những điều không thể nói ra) của tác giả James Douglas, trong đó tổng hợp các bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng chính quyền Mỹ có liên quan tới vụ ám sát Tổng thống thứ 35.

Cựu Tổng thống JFK bị ám sát trưa 22/11/1963 tại thành phố Dallas khi đang ngồi trên ô tô mui trần cùng Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kenedy.

Cựu lính thủy đánh bộ Lee Harvey Oswald bị buộc tội dùng súng bắn tỉa để đoạt mạng người đứng đầu chính phủ từ cửa sổ tầng 6 của một tòa nhà gần đó. Tuy nhiên, người Mỹ không tin rằng, một mình Oswald có thể hạ sát ông JFK.

Đến nay, vụ việc vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn bất chấp hàng trăm nghìn tài liệu liên quan đã được giải mật qua các đời tổng thống Mỹ. Nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó có giả thuyết một hoặc một vài cơ quan của chính phủ Mỹ như Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hay Cục dự trữ Liên bang (FED) có liên quan đến vụ ám sát.

Dòng họ Kennedy là một trong những gia tộc quyền lực, nổi tiếng trên chính trường Mỹ. Bốn năm sau cái chết của ông JFK, người em trai của ông là  thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy cũng bị ám sát ở tuổi ngoài 40 khi đang vận động tranh cử. Với mong muốn viết tiếp giấc mơ dở dang của cha mình, ông Robert F. Kennedy Jr tháng trước đã tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024.Thủ tướng Nhật Bản công du Hàn Quốc để tiếp tục sưởi ấm quan hệ song phươn

image.png

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến Seoul vào hôm nay, 07/05/2023 để hội đàm với tổng thống Yoon Suk Yeol, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã đặt việc sưởi ấm lại mối quan hệ đầy sóng gió dai dẳng với Tokyo lên thành ưu tiên tuyệt đối nhằm đối phó với mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên sau 12 năm mà một thượng đỉnh Nhật-Hàn được tổ chức tại Hàn Quốc. Về phần mình, lãnh đạo Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lên cầm quyền vào tháng 05/2022, đã đến thăm Nhật Bản vào trung tuần tháng 3 vừa qua.

Phát biểu trước khi lên máy bay rời Tokyo vào sáng nay, ông Kishida cho biết mong đợi “một cuộc trao đổi quan điểm (…) trung thực dựa trên mối quan hệ tin cậy” với tổng thống Yoon.

Ngay khi vừa đến thủ đô Hàn Quốc, thủ tướng Nhật đã lập tức đến Nghĩa Trang Quốc Gia Seoul, nơi chôn cất các binh sĩ Hàn Quốc, để đặt hoa.

Theo giáo sư Lim Eun-jung, thuộc Đại Học Quốc Gia Kongju, đây là một cử chỉ hòa giải đặc biệt đối với một nhà lãnh đạo Nhật Bản: “Thật hiếm khi một thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản lại đến thăm nơi này. Cử chỉ này khiến ta phải theo dõi tình hình thật chặt chẽ”.

Tổng thống Hàn Quốc sau đó họp thượng đỉnh với ông Kishida, trước khi hai bên dùng bữa tối tại dinh tổng thống. Theo truyền thông địa phương, tổng thống Yoon thậm chí có thể đích thân nấu ăn cho khách của mình.

Theo hãng tin Pháp AFP, quan hệ Nhật-Hàn luôn bị chế độ thực dân tàn bạo của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến năm 1945 chi phối. Bang giao song phương đã xấu đi đáng kể từ năm 2018, dưới thời tổng thống Hàn Quốc cánh tả Moon Jae In, nhưng từ giữa năm 2022, khi tổng thống bảo thủ Yoon Suk Yeol lên cầm quyền, hai nước đã có những bước cải thiện bang giao đáng kể, đánh dấu bằng chuyến thăm Tokyo của ông Yoon vào tháng Ba, được ông khẳng định là nhằm “phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự thù địch lẫn nhau để cùng nhau hợp tác”.

Liên Minh tay ba Mỹ-Nhật-Hàn
Chính nhân chuyến công du Nhật Bản đó của tổng thống Hàn Quốc mà hai lãnh đạo đã cam kết tái lập nền “ngoại giao con thoi” giữa hai nước, một cơ chế gặp gỡ thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo đã bị gián đoạn kể từ năm 2011. Chuyến công du Hàn Quốc vào hôm nay của thủ tướng Kishida sẽ được nối tiếp bằng chuyến ghé Hiroshima của tổng thống Yoon, được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 5 do Nhật Bản tổ chức.

Theo hãng AFP, chiều hướng cải thiện bang giao rõ nét giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã được đồng minh chung của họ là Hoa Kỳ khuyến khích trong bối cảnh mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên ngày càng gia tăng.

Mỹ đang nỗ lực khuyến khích hai đồng minh hòa giải với nhau và tích cực tham gia vào một kiểu liên minh tay ba Mỹ-Nhật-Hàn. Trong năm nay, Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức một loạt cuộc tập trận lớn, trong đó có hai cuộc tập trận ba bên với sự tham gia của Nhật Bản.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 07/05, Washington cũng muốn thúc đẩy liên minh ba bên với Tokyo và Seoul để đối phó với Trung Quốc, chẳng hạn như áp đặt các biện pháp kiềm chế sâu rộng đối với việc bán thiết bị chip tối tân cho Trung Quốc trong một chính sách nhằm ngăn chặn sự phát triển của nước này trong một loạt công nghệ tiên tiến.

Vấn đề là liên quan đến Bắc Kinh, cả Seoul lẫn Tokyo đều phải thận trọng vì Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hai quốc gia Đông Á.Ukraina tăng tốc đánh phá Crimée với hơn 10 cuộc tấn công bằng drone

image.png

Một quan chức thân Nga tại vùng bán đảo Crimée vào sáng sớm hôm nay, 07/05/2023 cho biết: Ukraina đã phát động hơn 10 cuộc tấn công bằng drone vào bán đảo Crimea chỉ trong một đêm, trong đó có ba vụ nhắm vào cảng Sebastopol, căn cứ của Hạm Đội Biển Đen của Nga.

Trên mạng Telegram, ông Mikhail Razvojayev,
người được Nga cử làm lãnh đạo thành phố Sebastopol xác định rằng các
hệ thống phòng không đã phá vỡ mọi cuộc tấn công, và không một cơ sở nào
(ở Sebastopol) bị hư hại.

Theo các kênh Telegram của Ukraina, ngoài Sebastopol, nhiều vụ nổ khác cũng xảy ra ở Saki – nơi có một căn cứ không quân Nga – và một số địa phường khác của vùng Crimée.

Thiệt hại từ các cuộc tấn công vào những nơi khác chưa được biết, và Baza, một kênh Telegram liên kết với an ninh Nga, đã báo cáo trước đó vào Chủ nhật rằng theo thông tin ban đầu, các cuộc tấn công không có thương vong.

Các cuộc tấn công nhắm
vào các mục tiêu do Nga chiếm đóng đã tăng lên gấp bội trong những tuần
gần đây, đặc biệt là ở Crimée, một bán đảo bị Matxcơva sáp nhập vào năm
2014.

Chính quyền Ukraina không chính thức tự nhận là tác giả các cuộc tấn công, chỉ cho biết là việc phá hủy cơ sở hạ tầng là một phần của quá trình chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ mà họ đang lên kế hoạch.

Nga tuyên bố bắn rơi tên lửa đạn đạo Ukraina

Cũng liên quan đến vùng Crimée, quan chức cấp cao của Nga hôm qua tiết lộ rằng một tên lửa đạn đạo của Ukraina đã bị bắn hạ trên không phận vùng này. Trên mạng Telegram, quan chức này cho biết là Ukraina đã sử dụng hệ thống tên lửa Grom-2 để tiến hành vụ tấn công, nhưng không gây ra được bất kỳ thiệt hại nào.

Sau đó ít lâu, một quan chức Nga thứ hai tuyên bố rằng có đến hai tên lửa Grom-2 bị bắn hạ.

Ukraina lần đầu tiên bắn hạ tên lửa siêu thanh Kinjal của Nga
Chính
quyền Ukraina cũng cho biết vào hôm qua là lần đầu tiên họ đã bắn hạ
một tên lửa siêu thanh loại Kinjal của Nga tham gia các cuộc không kích
do Matxcơva thực hiện trongđêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khoe rằng tên lửa Kinjal là một “vũ khí lý tưởng” vì rất khó bị đối phương đánh chặn.

Theo Không Quân Ukraina, tên lửa đã bị hệ thống phòng không Patriot bảo vệ thủ đô Kiev bắn hạ vào khoảng 02:30 giờ địa phương hôm Thứ Năm 04/05.

Cuộc phản công của quân đội Ukraina vào Mariupol đã bắt đầu?

Quân đội Ukraina gần đây được cho là đã tiến hành một cuộc tấn công vào khu vực Mariupol do Nga chiếm đóng.

Theo một bài đăng từ tài khoản Twitter NOEL REPORTS hôm mùng 6, một số vụ nổ đã xảy ra ở Mariupol, gần Azovstal, một trong những nhà máy thép lớn nhất ở Châu Âu , vào ngày trước đó, mùng 5 tháng 5.

NOEL REPORTS đã công bố một đoạn video về vụ việc, trong đó cho thấy khói dày đặc bốc lên từ vụ nổ ở Mariupol và lan lên bầu trời.

Chuyên gia Gardner của hãng phát thanh truyền hình Anh BBC phân tích rằng Mariupol rất quan trọng đối với Ukraina vì 4 lý do chính:

1. Nó giúp mở hành lang đất liền giữa Crimea và Donbass .

2. Mất Mariupol có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Ukraina.

3. Giúp Nga có cơ hội quảng bá.

4. Nâng cao đáng kể tinh thần của quân đội Nga

Mariupol từng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của Nga. Với việc chiếm đóng Mariupol, Nga hoàn toàn có thể kiểm soát hơn 80% diện tích bờ Biển Đen của Ukraina, cắt đứt thông thương hàng hải của Ukraina, cô lập Ukraina với thế giới.

Sir Richard Barrons, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân Anh, phân tích, việc quân đội Nga chiếm đóng thành công Mariupol sẽ mở ra hoàn toàn con đường bộ từ Nga đến Crimea, nếu thất bại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Mariupol là cảng có tầm quan trọng chiến lược trên biển Azov, là đầu mối xuất khẩu thép, than và ngô lớn của Ukraina. Việc Nga chiếm thành công Mariupol có thể giáng một đòn kinh tế lớn vào Ukraina.

Ngoài ra, Mariupol là địa điểm của tổ chức dân quân Ukraina “Binh đoàn Azov”, bao gồm một số phần tử cực hữu và tân quốc xã trong lịch sử.

Đối với Nga, đây là một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ. Nga đã có thể biện minh cho hành động của mình bằng cách nói rằng họ gửi quân tấn công Ukraina để loại bỏ chủ nghĩa phát xít mới ở nước láng giềng.

Đối với Ukraina, để mất Mariupol là một đòn giáng mạnh, không chỉ là đòn quân sự, kinh tế mà còn là đòn tâm lý đối với quân đội Ukraina đang dốc sức bảo vệ đất nước.

ISW lý giải mục đích chính quyền chiếm đóng Nga sơ tán dân thường

Các cơ quan chiếm đóng của Nga đã thông báo buộc phải di dời 70.000 thường dân ở Tỉnh Zaporizhia bị chiếm đóng đến các khu vực sâu hơn trong hậu phương do Nga chiếm đóng dưới chiêu bài sơ tán.

Người đứng đầu khu vực Zaporizhia – Yevgeny Balitsky và quan chức khu vực khác, ông  Andriy Kozenko tuyên bố vào ngày 5 tháng 5 rằng chính quyền Nga sẽ tiến hành sơ tán một phần 70.000 dân thường Ukraina thuộc nhóm dân cư dễ bị tổn thương, bao gồm các gia đình có trẻ em, người khuyết tật và người già, khỏi 18 khu định cư dọc theo bờ nam của Hồ chứa nước Kakhovka và dọc theo các đường liên lạc mặt đất của Nga cách tiền tuyến khoảng 20-40 km.

Kozenko tuyên bố rằng chính quyền đã bắt đầu sơ tán dân thường từ Polohy Raion đến Berdyansk. Vị trí của các khu định cư này cách xa tiền tuyến hiện tại cho thấy các lực lượng Nga có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công có kiểm soát, chiến đấu rút lui khỏi các vị trí hiện tại của họ về một tuyến phòng thủ đã chuẩn bị sẵn hơn là cố gắng giữ vững tuyến liên lạc hiện tại trong trường hợp có thể xảy ra một cuộc phản công của Ukraina. Chính quyền chiếm đóng Kherson đã sử dụng chiêu bài sơ tán tương tự để biện minh cho việc buộc phải di dời người Ukraina khỏi tiền tuyến ở Kherson trong cuộc phản công của Ukraina vào tháng 10 và tháng 11 năm 2022, viện dẫn các mối đe dọa về các cuộc tấn công và hành động thù địch của Ukraina, theo Viện nghiên cứu chiến tranh ISW.

Những sự chuẩn bị này của Nga không nhất thiết chỉ ra rằng các lực lượng Ukraina sẽ tấn công hoặc ưu tiên khu vực này. Chính quyền Nga và các cơ quan chiếm đóng có thể sẽ tận dụng nỗi sợ hãi ngày càng tăng của Nga đối với một cuộc phản công tiềm năng của Ukraina để biện minh cho việc di dời hàng loạt dân thường Ukraina.