Ðịnh hướng đường lối ngoại giao mới của Nga
Stephen Blank – 6 tháng 1 năm 2023 – Trong bối cảnh bị cô lập ngày càng nhiều do hành động Nga xâm lược Ukraine, ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao và cơ quan đầu não của Nga đã thực hiện một hệ tư tưởng nhằm định hướng đường lối ngoại giao của Moscow trong tương lai. Định hướng này bác bỏ việc xác nhận Nga thời hậu Petrine là một quốc gia Châu Âu mà thay vào đó là một “bản sắc lấy Châu Á làm trung tâm” với việc tái tập trung ưu tiên vào chánh sách đối ngoại với Nam bán cầu, bao gồm Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh.
Sự thành lập thành phần trí thức mới này được tuyên bố và đề cử Tổng Thống Nga Vladimir Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và một nhóm trí thức nịnh bợ cho rằng tập thể phương Tây muốn xé nát nước Nga (cái gọi là nước Nga lịch sử mà Putin đại diện cho Liên Xô) và đã tiến hành cuộc chiến chống Mỹ trong nhiều năm.
Thật vậy theo quan điểm của điện Kremlin, tất cả các thành viên trong Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gần như đóng góp toàn bộ khả năng quân sự của họ vào cuộc chiến chống lại Nga. Do đó cuộc chiến hiện tại bắt buộc Moscow phải chiến đấu để tồn tại. Tuy nhiên cuộc chiến chống Nga bắt nguồn từ nỗ lực tuyệt vọng để đảo ngược tiến trình lịch sử, duy trì quyền bá chủ của phương Tây và ngăn chặn sự sống còn của Nga như một quyền lực toàn cầu trong thế giới đa cực không thể tránh khỏi đang bắt đầu xuất hiện.
Ngoài ra, theo các cấp lãnh đạo chẳng hạn như Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng lý do chính những căng thẳng gia tăng là do “tập thể phương Tây” ngoan cố muốn như vậy bằng cách móc ngoặc hoặc gian hùng để duy trì sự thống trị trên đấu trường quốc tế trong lịch sử của họ. Tuy nhiên không thể ngăn chặn những điều khó tránh khỏi vì chúng ta đang chứng kiến sự phát triển ngày càng rõ nét của các trung tâm quyền lực mới ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh.
Hơn nữa nhờ đường lối ngoại giao trong quá khứ và hệ thống kinh tế ở nước ngoài mà Nga giảm thiểu được các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Do đó Putin thường nhận định Nga sẽ tái định hướng về năng lượng, phân bón, ngũ cốc và các mặt hàng xuất khẩu khác sang Nam bán cầu. Cùng lúc đó, Moscow không bỏ lỡ cơ hội củng cố vị thế của mình và bêu xấu các chánh sách của phương Tây với các quốc gia này.
Do đó Nga luôn luôn cáo buộc phương Tây tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Nam bán cầu và kiên quyết khẳng định rằng “chúng tôi ủng hộ các quốc gia có quyền lựa chọn đối tác chính trị và kinh tế, đi theo giá trị và con đường văn minh của riêng họ để phát triển mà không sợ bị trừng phạt”.
Nga đề nghị hợp tác đứng đắn cùng có lợi và bình đẳng, không sợ đe dọa bị trừng phạt, trừng phạt đơn phương hay can thiệp vào nội bộ.
Theo quan niệm của điện Kremlin, định hướng kinh tế mới này phản ánh sự thay đổi nền tảng trung tâm kinh tế quốc tế sang Á-Âu, một thuật ngữ không được định nghĩa rõ ràng, nhưng luôn luôn đồng thuận với Nga và Liên Xô cũ. Hơn nữa xu hướng này cần thiết đòi hỏi mối quan hệ kinh tế quốc tế chặt chẽ, nếu không nói là chính trị, không chỉ bao gồm Nga mà còn cả Liên minh kinh tế Á-Âu và Trung quốc. Theo đó giới tinh hoa ngoại giao Nga sẽ vui mừng khi bất kỳ quốc gia nào gia nhập Khối BRICS (một tổ chức lỏng lẻo của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung quốc và Nam Phi). Chẳng hạn Ả Rập Xê Út bày tỏ quan tâm trong chánh sách đối ngoại của Nga về việc Riyadh rời bỏ phương Tây.
Tất nhiên hệ tư tưởng đàng sau vai trò chính trị này hoàn toàn vụ lợi và dối trá khi loại bỏ bất kỳ trách nhiệm nào về việc Nga xâm lược Ukraine và thảm họa kinh tế rõ ràng Putin đã gây ra cho đất nước.
Ngoài ra định hướng đường lối chính trị- kinh tế mới này cũng đại diện cho một hỗn hợp được tạo thành trong sự cuồng loạn về việc một “nước Nga thần thánh” đang bị các lực lượng “quỷ ma” phương Tây tấn công. Điều này cũng phản ánh ít nhiều sự “tự ảo tưởng” cố hữu của người Moscovite và thậm chí là nỗi ám ảnh khi cường quốc Nga dần dần trở thành dưới trướng của Bắc Kinh trong lúc không khả năng viện trợ cho các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba những gì họ cần nhất – hỗ trợ kinh tế.
Bằng chứng rõ ràng về định hướng ý thức hệ mới này trong hoạt động ngoại giao gần đây của Nga với các chính phủ ở Châu Phi và Châu Mỹ La tinh, cũng như ở Châu Á bao gồm luôn cả Trung Đông.
Trong khu vực này, việc Nga tăng cường hợp tác kinh tế-quân sự với Iran trở nên rõ ràng. Trong khi đó Moscow và Havana đã có các cuộc đàm phán cấp cao về hợp tác kinh tế, cụ thể là Nga đã viện trợ cho Cuba trong mấy năm nền kinh tế Cuba bị kiệt quệ, đồng thời chia sẻ các chiến lược giúp cho Cuba tránh bị trừng phạt. Tương tự như trên, bộ máy thông tin của Moscow đã gia tăng thu hút Châu Phi và sử dụng chiến tranh tâm lý trên khắp lục địa.
Ngoài ra các nhà tư bản Nga đang áp lực Châu Phi thách thức các biện pháp trừng phạt vì đã cản trở việc xuất cảng phân bón của Nga đến Châu Phi.
Thật sự, trong hỗn hợp ảo tưởng, hoang tưởng, kể cả hoài nghi và cuồng loạn của mụ phù thủy này, chúng ta quan sát cũng thấy một số lượng đáng kể bù đắp theo truyền thống, vì nước Nga của Putin luôn khao khát được bảo đảm họ vẫn là một cường quốc.
Putin trong các bài phát biểu gần đây vẫn tin rằng vào năm 2023 Nga có thể thực hiện các kế hoạch cơ sở hạ tầng qui mô đã nằm trên bản vẽ mà ít có cơ hội thành hiện thực trong nhiều năm, chẳng hạn như hành lang thương mại Bắc-Nam được đề xuất để hiện thực hóa chánh sách đối ngoại mới này trong khi hứa hẹn Lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được tất cả các thiết bị và vật tư cần thiết không hạn chế.
Với sự lẫn lộn của chứng hoang tưởng, cuồng loạn, yếm thế và “tự ảo tưởng” triền miên là đặc điểm của đường lối ngoại giao hiện nay của Moscow. Như vậy chứng tỏ việc hoạch định chính sách ngoại giao của điện Kremlin là phi lý và hoàn toàn thất bại.
Hoàng Đình Khuê – Lươc dịch.
Ngày 10 tháng 1 năm 2023