Tin Việt Nam – 21/11/2018
Xử phúc thẩm nhà báo độc lập Đỗ Công Đương:
Y án 4 năm tù giam
Phiên tòa phúc thẩm xử nhà báo độc lập Đỗ Công Đương với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” diễn ra vào sáng 21/11/2018 và kết thúc lúc 13h10 phút với kết quả bị tuyên y án 4 năm tù giam.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đỗ Công Đương cho rằng ông Đương không vi phạm điều luật này vì nơi xảy ra vụ việc không phải là không gian công cộng. Ông Sơn nói qua điện thoại như sau:
“Bài bào chữa của tôi tại tòa ngày hôm nay, tóm lại là cái hiện trường nơi mà người ta cho rằng ông ấy gây rối trật tự công cộng là cái công trường chứ không phải công cộng như pháp luật. Họ quanh co nói rằng ông ấy gây ách tắc giao thông nhưng không có bằng chứng và họ cũng kết án như vậy thôi.”
Trong bài bào chữa của mình được đăng tải trên Facebook cá nhân sau phiên tòa, luật sư Sơn nhận định đã có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ở cấp sơ thẩm:
Cụ thể là sau khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn không gửi bản án cho người bào chữa, Luật sư Hà Huy Sơn mặc dù ông này đã có văn bản đề nghị.
Điều này vi phạm vào khoản 1 điều 262 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Theo luận cứ bào chữa, ông Đương không phải là người tổ chức hay chủ mưu, cầm đầu, vụ việc.
“Sự việc khoảng 30 người dân xóm Chúc, thôn Dương Sơn, xã Tam Sơn chuẩn bị ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, băng rôn … phản đối thu hồi đất ngày 24/01/2018, không do bị cáo, tổ chức, chỉ huy, xúi giục, giúp sức,” ông Sơn khẳng định.
Đánh tù nhân trong nhà giam: Vì sao Lưu Văn Vịnh
phải lên tiếng thay cho Nguyễn Văn Đức Độ?
Tuấn Khanh
Trong lời tường thuật từ gia đình của các tù nhân lương tâm (TNLT) Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ thì từ ngày 5/10/2018, sau khi bị 3 tù cùng phòng đánh đập đến mức bất tỉnh, anh Nguyễn Văn Đức Độ vẫn không kể gì cho gia đình. Bị đánh nhiều quá, anh Độ đạp cửa phòng, gọi cán bộ đến can thiệp và xin đổi sang phòng giam khác nhưng vẫn bị từ chối. Anh Độ lại tiếp tục bị đánh đến mức phải đưa đi bệnh xá. Mãi đến ngày 15/11/2018, anh Lưu Văn Vịnh hay chuyện, báo cho gia đình của anh, và nhắn rằng phải lên tiếng cho anh Độ, thì lúc đó mọi người mới biết.
Tình trạng TNLT bị đánh trong trại giam xảy ra rất nhiều. Nhưng phần lớn các TNLT đều không có những phản ứng tức thì. Chẳng hạn như TNLT Hoàng Bình, anh bị đánh đến bầm hai mắt nhưng không nói gì, ngay cả khi gặp gia đình, đến cả tháng sau gia đình mới biết. Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa cũng vậy, hơn tháng sau gia đình mới được nghe họ kể lại.
Thậm chí nhạc sĩ Việt Khang mãi đến khi mãn hạn tù, gia đình mới biết những tháng đầu anh ở trong trại cũng bị vô cớ hành hung. Khang khi bị giam chung với những tù nhân hung dữ và tìm cách gây gổ, anh đã biết mọi chuyện rồi sẽ rất xấu nên luôn quay mặt vào tường đọc kinh thầm trong suy nghĩ, tránh va chạm. Ấy vậy mà nửa đêm, anh vẫn bị một tù nhân nhảy tới đạp đập đầu vào tường, mũi đầy máu. Tù nhân ấy vừa chửi thề vừa nói Khang đọc kinh làm phiền.
Trong chuyến thăm TNLT Trần Thị Nga mới đây ở trại Gia Trung, khi nói chuyện với ông Lương Dân Lý về đơn khiếu nại đang có những lời đe dọa hành hung, thậm chí đòi giết chết chị Trần Thị Nga trong trại, cán bộ quản giáo đã nói rằng không có chuyện để cho tù thường phạm đánh đập hay đe dọa Trần Thị Nga. Nhưng khi ông Lương Dân Lý hỏi lại rằng “Vậy các anh nghĩ rằng Trần Thị Nga có thể tự bịa ra chuyện này sao?”, khi ấy các cán bộ mới im lặng, không nói tiếp nữa.
Nhưng vì sao có rất nhiều trường hợp TNLT bị tù thường phạm đánh đập nhưng họ không lên tiếng ngay để tố cáo, mà chỉ kể lại như chuyện đã rồi?
Ngoài các trường hợp như TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… là lên tiếng ngay khi có sự cố, nhưng rất nhiều người thì cho qua. TNLT Hoàng Bình khi kể lại với gia đình, anh nói rằng biết rõ những tù thường phạm này gây hấn và đánh anh, vì có sự xếp đặt của cán bộ. Không phải vì sợ hãi, mà Hoàng Bình không muốn gia đình quá lo lắng, cũng như anh biết qua thời gian, những tù thường phạm này cũng sẽ thay đổi thái độ vì thật sự giữa anh và họ không có thù oán gì.
Nhiều TNLT cũng giống như Hoàng Bình, đều thường im lặng vì không muốn gia đình mình sợ hãi. Và kế đến họ không mang nặng thù hằn, thậm chí còn trở thành người trò chuyện và hướng dẫn cho những người cố tình gây hấn với mình. Thậm chí có trường hợp khi hiểu những tù thường phạm đó cùng quẩn và khó khăn, họ cũng chia sẻ thức ăn, đồ dùng thêm cho những người đó. Trường hợp TNLT Nguyễn Tiến Trung (chịu án từ 2010-2014), khi chứng kiến anh tập võ, các tù thường phạm đến nhờ anh dạy, và cũng từ đó mà họ tiết lộ về những chuyện họ được dặn phải làm, bao gồm chuyện phải đánh “dằn mặt” Trần Vũ Anh Bình, chẳng hạn.
Câu chuyện về việc đánh đập, sách nhiễu TNLT Nguyễn Văn Đức Độ, Lưu Văn Vịnh vào tháng 11/2018, qua lời kể của chị Lê Thị Thập, vợ anh Lưu Văn Vịnh, dưới đây là một ví dụ.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-luu-van-vinh-speak-up-for-nvdd-11202018125724.html
HRW: Cuộc xét xử Huỳnh Thục Vy
là một sự nhạo báng công lý
Nhân vật bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy sẽ phải ra trước Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ để bị xét xử về cáo buộc “xúc phạm lá cờ quốc gia” về tội xịt sơn trắng lên lá cờ đỏ sao vàng, rồi đăng ảnh lên Facebook một ngày trước Ngày Quốc khánh 2 tháng 9. Cô Huỳnh Thục Vy giải thích lý do cô làm điều đó trên trang mạng xã hội: “Đất nước đang bị nhấn chìm dưới núi nợ nần! Không có gì để gọi là ăn mừng: nào là Formosa; nạn ô nhiễm; Ung thư; Thuốc giả; Tù nhân Lương tâm; Vi phạm nhân quyền…”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nói chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ tất cả các cáo buộc chống lại cô Huỳnh Thục Vy. Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của HRW, ông Phil Robertson, nói trong thời gian qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã “tìm mọi lý do để trừng phạt Huỳnh Thục Vy vì những hoạt động của cô, vận động cho nhân quyền và dân chủ.
Nếu bị kết án, người sáng lập ra Hội Phụ nữ Việt Nam vì Nhân quyền, cũng là mẹ của một em bé mới khoảng 1 tuổi, sẽ phải đối mặt với bản án 3 năm tù giam. Phiên tòa đã được ấn định vào ngày 22/11, hôm qua đột nhiên bị hoãn lại cho tới ngày 30/11.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ sáng ngày 20/11 giờ Washington, ông Robertson nói:
“Chúng tôi rất quan tâm đến những trường hợp như thế. Cô Huỳnh Thục Vy lẽ ra không nên bị đưa ra tòa xét xử về những tội danh đó. Thật là “nực cười” khi chính quyền Việt Nam cố tình khép cô Vy vào tội ‘xúc phạm lá cờ quốc gia’. Rõ ràng nhà nước Việt Nam coi trọng các biểu tượng hơn là quyền làm người của nhân dân của chính họ. Phải hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Thục Vy, và nếu chính quyền cứ tiếp tục truy tố và bỏ tù cô, thì đó là điều mà các đối tác thương mại của Việt Nam, và các nước cấp viện cho Việt Nam, cần nêu lên với Việt Nam để đòi Hà nội trả tự do cho cô.”
Ông Robertson nói rõ ràng Việt Nam chưa tuân thủ các cam kết về nhân quyền đã được ghi trong thỏa thuận thương mại tự do EU-Việt Nam.
“Quan điểm của chúng tôi là còn quá sớm để chung kết thỏa thuận này. Việt Nam phải được cho biết là nước này phải cải thiện tình trạng nhân quyền trước khi EU tưởng thưởng cho Việt Nam với một thỏa thuận thương mại tự do như thế.”
Được hỏi thế ông không cho hành động của Huỳnh Thục Vy, xịt sơn trắng lên lá cờ Việt Nam, là một hành động có tính cách xúc phạm? Ông Robertson trả lời:
“Hành vi đó không nên được coi như một tội hình sự. Chắc chắn không phải một hành động đáng bị bỏ tù. Tôi nghĩ VN lẽ ra phải thừa nhận rằng đây là một hành vi nhằm thể hiện quan điểm chính trị, Thục Vy có quyền nói lên quan điểm của mình.”
“Hành vi đó không nên được coi như một tội hình sự. Chắc chắn không phải một hành động đáng bị bỏ tù. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã phản ứng quá mức. Họ lẽ ra phải thừa nhận rằng đây là một hành vi nhằm thể hiện quan điểm chính trị, rằng Thục Vy có quyền nói lên quan điểm của mình. Cô ấy đã làm điều đó một cách ôn hòa, không làm hại ai, và chính quyền Việt Nam không nên bỏ tù cô vì hành vi đó.”
Ông Robertson nói trong thời gian qua, không những Thục Vy mà cả gia đình cô, cha và em cô… đã trở thành mục tiêu bị chính quyền sách nhiễu, phân biệt đối xử, trấn áp tinh thần, thậm chí, bị đàn áp có hệ thống. Cha của Huỳnh Thục Vy, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, là một tù nhân chính trị đã từng bị giam cầm nhiều năm. Ông Robertson nói:
“Gia đình của Vy đều nói lên những gì họ suy nghĩ, họ đã thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và đứng lên đòi hỏi các quyền của họ, hậu quả là họ đã bị chính quyền nhắm tới và bị đối xử tàn tệ. Việt Nam cần ngưng ngay những hành động sách nhiễu đối với gia đình này.”
Phó Giám Đốc HRW đặc trách Châu Á còn nói rằng lẽ ra chính quyền Việt Nam phải cảm ơn gia đình họ Huỳnh và các công dân khác đã chỉ ra các vấn đề mà đất nước đang đối mặt, chẳng hạn như nạn tham nhũng dưới nhiều hình thức, nạn ô nhiễm môi trường vv.. để có cách đối phó hay giải quyết:
“Chính quyền Việt Nam lại tìm cách che đậy những hành vi sai trái, và vi phạm các quyền của dân thay vì lắng nghe sự thật từ các bloggers và các công dân khác cũng quan tâm tới tình hình đất nước”.
Ông Robertson bày tỏ quan tâm là phiên tòa diễn ra tại Dắk lắk, nhà cầm quyền khó có thể chấp thuận cho các nhà ngoại giao và các bên quan tâm khác tới theo dõi phiên tòa.
“Tôi tin rằng điều quan trọng là mọi người phải chú ý tới vụ xét xử để bảo đảm chính quyền không vi phạm các quyền căn bản của Thục Vy, tôi cho rằng cả vụ xét xử này là một trò nhạo báng công lý.”
Huỳnh Thục Vy là kẻ phản động?
Nhưng dưới con mắt của nhà cầm quyền Việt Nam thì Huỳnh Thục Vy hình như đã được xếp vào thành phần ‘phản động’.
Trong một bài báo tải lên trang mạng Việt Nam Thời Luận vào tháng Ba năm 2018, tác giả Tứ Hoàng gọi Huỳnh Thục Vy là một kẻ phản động. Tác giả bài báo giải thích rằng phản động là “thuật ngữ dành cho những kẻ có hành động chống đối đảng, Nhà nước, những kẻ bán nước, hại dân, phản bội dân tộc”, viện những hoạt động của Thục Vy biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn, tham gia các khóa huấn luyện xuống đường đấu tranh bất bạo động “để lật đổ chính quyền Việt Nam”. Bài báo còn chỉ trích “Hội Phụ nữ nhân quyền” do Huỳnh Thục Vy và Trần Thị Nga đồng sáng lập là một tổ chức được một số nhân viên sứ quán Mỹ, phương Tây hậu thuẫn để thúc đẩy phát triển “lực lượng đối lập” trong phái nữ.
Một số nhà hoạt động cũng dùng các phương tiện truyền thông xã hội để bênh vực Huỳnh Thục Vy và hỗ trợ bà Trần Thị Nga, đồng sáng lập Hội Phụ nữ Việt Nam vì Nhân quyền, đang thi hành bản án tù 9 năm về tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Về bà Trần Thị Nga, Phó Giám Đốc đặc trách Châu Á của HRW Phil Robertson nói:
“Bà Trần Thị Nga đang thọ án tù chỉ vì đã nói lên quan điểm của mình một cách ôn hòa, vì đã dám phát biểu, dám đứng dậy trước cường quyền, và vì bà đã đòi các quyền cho chính mình và cho nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không thấy bà làm bất cứ điều gì để đáng bị trừng phạt với bản án tù như thế, và chúng tôi sẽ kêu gọi để bà được trả tự do.”
Bà Lê Thu Hà, cộng sự LS Đài,
về VN không được nhập cảnh
Ben NgôBBC Tiếng Việt
Mẹ của bà Lê Thu Hà nói với BBC rằng gia đình bặt tin con gái sau khi bà Hà gọi cho mẹ nói “đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài” vào đêm 20/11 sau chuyến trở về đầy bất ngờ.
Được biết bà Lê Thu Hà vẫn đang giữ hộ chiếu Việt Nam.
Có tin bà Hà không được nhập cảnh và buộc phải xuất cảnh ngay lập tức sang Thái Lan ngay sau khi về Việt Nam.
Tiếp xúc với BBC lúc 4:20 chiều hôm 21/11 giờ Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết ông bà Thu Hà hiện đang ở Bangkok chờ chuyến bay trở lại Đức.
Khi Nhà nước đuổi công dân của mình đi
Cộng sự LS Đài ‘sẽ tự bào chữa’
Ông Đài cũng cho biết không được nói chuyện trực tiếp với bà Thu Hà nhưng tin do phía Việt Nam báo cho Đại Sứ quán Đức, và ông được họ cho biết.
Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị trước khi làm cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài.
LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức
LS Nguyễn Văn Đài nói lý do sang Đức
Hồi tháng 6/2018, bà Hà cùng vợ chồng Luật sư Đài được đưa ra khỏi nhà tù, tới thẳng sân bay quốc tế Nội Bài để rời Việt Nam đi tỵ nạn tại Đức.
Trước đó, Luật sư Đài và bà Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.
Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.
Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.
Ý kiến trước phiên xử Nguyễn Văn Đài
Gia đình LS Đài ‘không chấp nhận luật sư chỉ định’
Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người
Luật sư Đài được giải Nhân quyền của Đức
Tháng 12/2015, bà bị bắt cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ông đi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người căn bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Bà Hà cùng ông Đài và ba người khác trong phiên tòa hôm 5/4 đối mặt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
‘Thiếu thốn tình cảm’
Hôm 21/11, trả lời BBC từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói: “Tôi đang rất lo cho tính mạng của con gái mình.”
“Khoảng 19:30 đêm qua 20/11, Hà gọi tôi và nói đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài.”
“Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng.bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà
“Sau đó thì gia đình bặt tin đến giờ, không biết con tôi đang ở đâu, tình trạng sức khỏe ra sao.”
“Tôi cả đời ở nông thôn, nay đau mai yếu, giờ cũng chẳng biết gọi ai để hỏi tung tích con gái.”
Bà Bình Minh cho biết thêm: “Hà khi còn ở bên Đức mỗi lần gọi tôi đều nói muốn về Việt Nam chăm sóc mẹ, rồi than ở Đức buồn chán quá, thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm.”
“Con tôi nói là nó phải đi khám bệnh suốt.”
“Lúc hay tin Hà được đi Đức, gia đình mừng lắm. Tôi khuyên con ráng ở lại, hội nhập với xã hội người ta rồi lấy chồng.”
“Nhưng Hà bảo lấy chồng thì phải “tùy duyên” chứ đâu phải muốn là được.”
“Rồi gần đến khi lên máy bay về Việt Nam thì Hà mới nói là đã nhịn ăn để dành tiền mua vé.”
“Mặc cho tôi khuyên can thế nào. Nhưng tính Hà thế, luôn cứng cỏi và khẳng khái, trước sau như một.”
“Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng.”
Bà Bình Minh nói mong muốn lớn nhất của bà bây giờ là “biết con gái đang ở đâu, có khỏe không, nói chuyện với mẹ được không”.
‘Nguyện vọng trở lại Việt Nam’
Hôm 21/11, Luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang cá nhân: “Từ khi sang Đức, chị Lê Thu Hà đã có nguyện vọng trở lại Việt Nam. Nhưng lúc ban đầu mọi người và gia đình khuyên nên chị ở lại. Nay chị Hà hoàn toàn tự do để thực hiện nguyện vọng của mình.”
“Chị đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp.”
“Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị Hà trở lại Đức.”
Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thái Lan.”
“Hiện nay, khi chị Hà về tới sân bay của Đức sẽ rất phức tạp, vì các giấy tờ chị Hà có đã gần hết hạn.”
Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà.
‘Quyền tự do biểu đạt’
Hồi tháng 4/2018, khi phiên tòa xử ông Đài và bà Hà diễn ra, bà Hoàng Thị Bình Minh nói với BBC:
“Hà từ chối luật sư mà gia đình định mời và nói rằng sẽ tự bào chữa, và rằng mình không có tội gì cả.”
“Là người mẹ, trong lòng tôi rất lo lắng, lo là con mình sẽ bị xử án nặng, đời con gái như vậy là chấm hết rồi.”
“Tuy vậy, tôi vẫn tôn trọng quyền tự do biểu đạt ý kiến của con mình.”
“Tôi tin con tôi là người ngay thẳng và biết nghĩ cho người khác, nên mới tham gia một hội muốn làm những điều chính đáng cho người dân, giúp cho mọi người biểu đạt ý kiến.”
Luật Hình sự VN mới sửa Điều 79, 88 và 258
Luật sư VN ‘vô vọng trong các vụ an ninh’?
LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’
Hà Tĩnh: Một người bị bắt vì Điều 79
Ông Hồ Hải bị 4 năm tù theo điều 88 cũ
“Thật sự thì gia đình không biết gì về các hoạt động của Hà cho đến khi con tôi bị bắt,” bà Bình Minh cho biết thêm.
“Trong các lần vào thăm Hà trong nhà tù B14 của Bộ Công an thì Hà cũng chỉ nói với tôi rằng có tham gia một số việc với phía ông Đài.”
“Tôi chỉ biết đến đó chứ cũng chưa hề gặp ông Đài.”
“Có điều khiến tôi băn khoăn nhất là tính đến khi phiên tòa diễn ra, Hà đã bị giam gần 28 tháng, trong khi lẽ ra theo luật thì phải mở phiên xử chậm nhất là 16 tháng sau khi bắt.”
Trước khi phiên tòa diễn ra, Hội Anh Em Dân Chủ công bố một bài viết của bà Hà, có đoạn: “Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng.”
“Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!”
Hội cũng xác nhận bà Hà “tham gia vào Hội ngay từ những ngày đầu thành lập với vai trò là giáo viên dạy tiếng Anh cho các thành viên. Bên cạnh đó, Lê Thu Hà còn phụ trách dịch thuật các báo cáo về việc vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Lê Thu Hà đồng thời là trợ tá cho quyền chủ tịch Hội lúc bấy giờ là luật sư Nguyễn Văn Đài.”
Hồi tháng 9/2017, báo Nhân Dân viết: “Việc Nguyễn Văn Đài và những người cùng trong “Hội Anh Em Dân Chủ” bị khởi tố, bắt tạm giam đã làm cho các thế lực thù địch với Việt Nam rất cay cú, và nhiều tuyên bố, lời kêu gọi đòi trả tự do đã được họ đưa ra. Nhưng như người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói trong một cuộc họp báo: “Những đối tượng bị bắt giữ và điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy trình tố tụng hình sự của Việt Nam. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi không nhìn thấy sự liên hệ nào giữa việc xử lý vi phạm pháp luật Việt Nam với chính sách của các quốc gia khác”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46257416
Tiếng nói công luận làm đổi chiều công lý
trong vụ lùi xe trên cao tốc?
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội hôm 21/11 thông báo họ đưa ra quyết định kháng nghị đối với 2 bản án gây tranh cãi của một tòa án ở tỉnh Thái Nguyên về một vụ tai nạn trên đường cao tốc.
Báo chí Việt Nam đưa tin lãnh đạo tòa cấp cao “đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy 2 bản án hình sự” của tòa cấp tỉnh để điều tra lại vụ tai nạn xảy ra cách đây 2 năm, trong đó một xe tải chở container đâm vào một xe gia đình làm 4 người chết tại chỗ.
Trong các phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trước đây, tòa án tỉnh Thái Nguyên xác định rằng lái xe tải có tên Lê Ngọc Hoàng có lỗi và kết án ông này 6 năm tù giam và phải đền bù thiệt hại.
Ngược lại, ông Hoàng cùng gia đình và luật sư bào chữa cho rằng bản án như vậy là “bất công” đối với ông. Dựa vào các bằng chứng trong hồ sơ về vụ việc, họ lập luận rằng lỗi dẫn đến tai nạn không thể tránh khỏi thuộc về người lái chiếc xe gia đình nhãn hiệu Toyota Innova, vì người đó say rượu và lùi xe trên đường cao tốc.
Mọi người kể cả các tài xế và bản thân tôi đều nghĩ là đúng cái công bằng, đúng cái pháp luật thì anh Lê Ngọc Hoàng là trắng án và được thả tự do ngay lập tức và phải được bồi thường cho thời gian anh bị tạm giam mất gần hai năm.
Nữ doanh nhân Ngô Oanh Phương
Gia đình ông Hoàng đã “kêu cứu” tới công luận, vợ ông thỉnh cầu mọi người “lên tiếng” để bảo vệ sự công bằng cho ông nói riêng, và trên bình diện rộng hơn, là tránh tạo ra một “tiền lệ sai lầm”, gây bất lợi cho những người khác khi rơi vào hoàn cảnh tương tự sau này.
Lời kêu gọi đã nhận được làn sóng ủng hộ từ đông đảo mọi người, trong đó có giới tài xế, doanh nhân, luật sư, nhà báo, v.v…
Hàng trăm cuộc thảo luận đã diễn ra trên các diễn đàn mạng, kể cả Facebook, với đa số áp đảo trong hàng nghìn ý kiến cho rằng lái xe Lê Ngọc Hoàng không có lỗi và kêu gọi tòa án hủy bỏ bản án, trả tự do cho ông.
Hàng chục bài viết trên báo chí chính thống của những người thuộc các giới khác nhau cũng bày tỏ bức xúc về bản án và để nghị hủy bỏ.
Sau nhiều ngày công luận gây sức ép, các báo trong nước đưa tin rằng hôm 12/11, Tòa án Nhân dân Tối cao “đã chỉ đạo rút hồ sơ lên để xem xét và đánh giá lại”.
Tin cho hay, sau một cuộc họp với các chuyên gia, Chánh án Tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình kết luận là “chưa đủ chứng cứ để chứng minh tài xế xe container có tội hay không có tội”, và ông giao hồ sơ cho tòa cấp cao tại Hà Nội “nghiên cứu”.
Sau 9 ngày làm việc, tòa cấp cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm để điều tra lại.
Tin tức này ngay lập tức được công chúng đón nhận như một thắng lợi ban đầu. Những người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội như các nhà báo Trương Châu Hữu Danh, Đào Tuấn, hay nhà văn kiêm doanh nhân Trần Quốc Quân thận trọng nhận định rằng “công lý có chút hi vọng”.
Chị Ngô Oanh Phương, một doanh nhân tích cực vận động cho lái xe Lê Ngọc Hoàng, chia sẻ với VOA rằng chị và những người ủng hộ ông Hoàng “chưa thấy vui” về quyết định mới nhất của tòa cấp cao.
Facebooker Trần Quốc Quân thận trọng nhận xét về quyết định mới của tòa đối với vụ của lái xe Lê Ngọc Hoàng
Mặc dù vậy, theo chị, những nỗ lực để đưa đến kết quả này vẫn đáng “tự hào”. Chị nói:
“Người dân bây giờ bắt đầu quan tâm và họ chịu lên tiếng nói. Tất cả là nhờ cộng đồng mạng, nhờ người dân họ ý thức và đồng lòng lên tiếng”.
Viết trên Facebook cá nhân tối 21/11, nhà báo Đào Tuấn gọi việc tòa án Thái Nguyên quy cho tài xế Hoàng “không giữ khoảng cách an toàn” với xe Innova đi lùi sai luật để kết án là “lập luận ngu dốt và khốn nạn”.
Nhà báo này đề xuất rằng giờ đây nhà chức trách cần “thay đổi biện pháp ngăn chặn” đối với tài xế Hoàng sau 21 tháng ông này bị giam giữ.
Chị Phương có chung quan điểm với ông Tuấn. Chị nói với VOA:
“Mọi người kể cả các tài xế và bản thân tôi đều nghĩ là đúng cái công bằng, đúng cái pháp luật thì anh Lê Ngọc Hoàng là trắng án và được thả tự do ngay lập tức và phải được bồi thường cho thời gian anh bị tạm giam mất gần hai năm”.
Nữ doanh nhân cho biết đỉnh điểm của việc chị vận động công lý cho lái xe Hoàng là chị đã cùng một số nhà báo và bạn bè vừa đi xuyên Việt từ thành phố Hồ Chí Minh tới tòa án Thái Nguyên trên xe riêng dán đề-can đòi “trả tự do” và “trả công bằng” cho ông Hoàng.
Bắt đầu là sự lan tỏa của mạng xã hội, của truyền thông, thì người dân có ý thức. Đầu tiên họ tìm hiểu, nhìn nhận đúng sai. Sau đó, mặc nhiên họ sẽ lên tiếng. Người dân không vô cảm.
Chị Ngô Oanh Phương
Theo lời kể của chị, công an địa phương ban đầu đã gây phiền phức cho chị khi tìm cách khép chị vào vi phạm về quảng cáo trên thân xe. Nhưng bằng những lập luận chặt chẽ căn cứ vào luật pháp, chị đã bác bỏ và công an không thể buộc chị gỡ bỏ đề-can hay ngăn chặn chuyến đi của chị.
Chuyến đi đã được người dân dọc chiều dài Việt Nam “ủng hộ, hoan nghênh”, cũng như “tạo dư luận tốt” cho ông Lê Ngọc Hoàng, chị Phương cho hay.
Đánh giá về sức nặng của công luận không chỉ trong riêng vụ việc hiện nay mà xét đến tác động của nó tới các vấn đề xã hội rộng lớn hơn, chị Phương đưa ra nhận định với VOA:
“Bắt đầu là sự lan tỏa của mạng xã hội, của truyền thông, thì người dân có ý thức. Đầu tiên họ tìm hiểu, nhìn nhận đúng sai. Sau đó, mặc nhiên họ sẽ lên tiếng. Người dân không vô cảm. Chỉ là khi nào, lúc nào cần và đủ thì họ lên tiếng. Và đó là sự khả quan cho xã hội, và sắp tới có thể có nhiều sự tốt đẹp từ sự đồng lòng từ người dân nữa”.
Vụ án đánh bạc nghìn tỷ:
Cựu Tướng công an bị đề nghị 7 năm tù giam
Ngày 21/11, ông Phan Văn Vĩnh – Cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, vừa bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án tù 7 năm đến 7 năm rưỡi trong phiên xét xử vụ án đường dây đánh bạc trên mạng lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Truyền thông trong nước loan tin trong cùng ngày, cho biết thêm ông Phan Văn Vĩnh bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, ông Vĩnh đã không thừa nhận việc lợi dụng chức quyền mà chỉ nói rằng ông phạm lỗi gián tiếp và thiếu trách nhiệm.
Theo Viện Kiểm sát, ông Phan Văn Vĩnh đã được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ nên mức án được đề nghị chỉ từ 7 năm đến 7 năm rưỡi tù giam.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án 7 năm 6 tháng tù đến 8 năm tù đối với ông Nguyễn Thanh Hóa – cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An. Ông Hóa cũng bị truy tố với cùng tội danh như ông Phan Văn Vĩnh, nhưng ông Hóa đã chối tội và đổ lỗi cho người khác. Viện Kiểm sát cho rằng ông Hóa chưa thành khẩn, ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội của mình, biết rõ sự việc vẫn chỉ đạo soạn thảo và ký nhiều văn bản cho phép hoạt động đánh bạc trên mạng. Vì vậy ông Hóa không được hưởng tình tiết giảm nhẹ.
Viện Kiểm sát cho biết thêm hai ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu bảo kê cho đường dây đánh bạc 10.000 tỷ nhưng vì chưa đủ căn cứ xác định nên chỉ bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Văn Dương, người cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỷ bị Viện Kiểm sát đề nghị tịch thu tiền phạm tội 1.700 tỷ đồng và bị phạt từ 11-13 năm tù với 2 tội là Tổ chức đánh bạc 8-9 năm tù và tội Rửa tiền 3-4 năm.
Đối với ông Phan Sào Nam, người khởi xướng thành lập đường dây đánh bạc bị đề nghị mức án 6-7 năm tù giam cũng với 2 tội danh Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền. Tuy nhiên ông Nam được hưởng nhiều tình tiết khoan hồng, trong đó bao gồm việc tự nguyện nộp lại 1.300 tỷ trong 1.500 tỷ tiền lời mà ông nhận được.
Vụ án đánh bạc trên mạng lên đến hàng ngàn tỷ đồng hiện đang được xét xử tại tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ với 92 bị cáo trong 9 ngày qua. Trong đó, nhiều bị can được xác định phạm tội trong cáo trạng không có mặt vì đã kịp bỏ trốn ra nước ngoài trước khi bị bắt.
Chủ tịch HĐND TPHCM:
Sẽ xử lý nghiêm ông Tất Thành Cang
“Ban Thường vụ Thành ủy xác định sai phạm của đồng chí Tất Thành Cang đã đến mức phải xử lý kỷ luật nhưng vì đồng chí là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương quản lý nên việc xử lý kỷ luật như thế nào phải có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương.”
Đó là khẳng định của Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng 21/11 tại Hội nghị đại biểu Quốc hội khóa 14 và HĐND TP.HCM tiếp xúc cử tri ở quận 9.
Hôm 15/11, Ủy ban kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra vi phạm của ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực thành ủy TPHCM là rất nghiêm trọng, phải xem xét, thi hành kỷ luật. Những sai phạm của ông Tất Thành Cang được xác định có liên quan đến việc chuyển nhượng đất giá rẻ và 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một ngày sau đó, bà Lê Thị Thủy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội rằng Trung ương sẽ tiếp tục quy trình xử lý vi phạm của ông Cang.
Báo trong nước dẫn lời bà Nguyễn Thị Quyết Tâm rằng khi ông Tất Thành Cang có sai phạm thì Ban Thường vụ Thành ủy sẽ kiên quyết không bao che và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và điều lệ đảng. Bà Tâm cho biết ngày 18/11, Ban thường vụ Thành ủy đã họp nguyên ngày để kiểm điểm ông Cang và đưa ra hình thức kỷ luật. Tuy nhiên đây chỉ là chính kiến của Ban thường vụ Thành ủy. Sai phạm của ông Cang cần phải được kiểm điểm trước Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM. Bà Tâm cho biết Ban chấp hành đảng bộ thành phố sẽ bỏ phiếu thi hành kỷ luật ông Cang trước khi gửi kết quả cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Chính trị.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hình thức kỷ luật đảng viên bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ đảng.
Kỷ luật đảng không thay thế cho kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể, và các hình thức xử lý của pháp luật. Sau khi bị kỷ luật đảng thì đảng viên mới bị phía nhà nước kỷ luật hành chính theo quy trình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tatthanhcang-s-discipline-11212018082149.html
Quy trình kỷ luật Đảng với ông Tất Thành Cang
Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm giải thích với cử tri về quy trình kỷ luật Đảng với ông Tất Thành Cang.
‘Gửi hồ sơ Tất Thành Cang ra trung ương’
Dân Thủ Thiêm đòi cụ thể nhưng chính quyền đưa phương án ‘mơ hồ’
‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’
Trước đó ngày 15/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm 15/11 công bố kết luận sai phạm của Phó bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang, nói ông này vi phạm “rất nghiêm trọng”.
Sáng 21/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm dẫn đầu đoàn đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND TPHCM gặp cử tri quận 9.
Tại đây, có cử tri hỏi về sai phạm của ông Tất Thành Cang.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay: “Ban thường vụ Thành ủy đã họp nguyên ngày chủ nhật 18/11 để kiểm điểm đồng chí Tất Thành Cang và cũng kết luận cần phải thi hành kỷ luật.”
Bà tiết lộ sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về sai phạm của ông Tất Thành Cang, Ban thường vụ Thành ủy TP HCM đã hai lần họp kiểm điểm.
Bà giải thích với cử tri về quy trình kỷ luật của Đảng Cộng sản, theo đó, cuộc họp của Ban thường vụ Thành ủy chỉ là chính kiến của đơn vị này.
Theo quy trình, ông Cang sẽ tiếp tục kiểm điểm với Ban chấp hành Đảng bộ thành phố.
Sau đó, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ họp bỏ phiếu thi hành kỷ luật ông Cang.
Ông Tất Thành Cang sinh tháng 2/1971 tại Long An.
1990-1998: Ông đi bộ đội và học tại Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).
2009-2012: Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 TP HCM
2012-2014: Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
2014-2015: Phó chủ tịch UBND TP HCM
2015-2018: Phó bí thư Thành ủy TP HCM
Kết quả sẽ được Thành ủy gửi cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị sẽ là nơi quyết định việc xử lý ông Cang.
“Quá trình kiểm điểm đồng chí Tất Thành Cang chúng tôi đã làm rất nghiêm túc, trách nhiệm. Các thành viên Ban thường vụ phát biểu ý kiến căn cứ những đóng góp cũng như những vi phạm để kết luận đồng chí có ưu điểm, khuyết điểm gì,” bà Tâm nói.
Chiều 15/11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận về việc Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Tất Thành Cang đã vi phạm “rất nghiêm trọng” trong nhiều sự vụ.
Thông cáo nêu rõ: “Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46266379
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng
bị xóa tên đảng viên
Truyền thông trong nước trích thông tin từ Ban tổ chức quận ủy Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, vào ngày 21/11 cho biết, cơ quan này đang tiến hành các thủ tục quy trình để xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.
Lý do đề nghị xóa tên đảng viên là vì ông Huỳnh Tấn Vinh không chuyển hồ sơ đảng viên và đã bỏ sinh hoạt trong nhiều năm.
Theo báo Tiền Phong, vào năm 2014, hồ sơ đảng viên của ông Vinh được chuyển từ Đảng ủy khối doanh nghiệp về quận ủy Hải Châu. Tuy nhiên từ đó đến nay ông Vinh không nộp hồ sơ đảng viên theo quy định và tự ý bỏ sinh hoạt Đảng.
Đài Á Châu Tự Do có liên lạc với ông Huỳnh Tấn Vinh và được ông cho biết:
“Tôi thấy chuyện đó bình thường thôi bởi vì cái gì đến sẽ đến, thật ra cái chuyện này đã xảy ra từ năm 2014 và bởi vì tôi thấy rằng lý tưởng đó không còn phù hợp với tôi nữa và tôi không sinh hoạt đảng để còn làm mấy việc khác của xã hội.”
Ngoài ra, ông Vinh còn viết chia sẻ trạng thái trên trang cá nhân của mình rằng, nếu đảng cộng sản dũng cảm thay đổi theo hướng tối hơn, vì nhân dân, vì đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng. Biết đâu ngày nào đó mình sẽ xem lại.
Ông Huỳnh Tấn Vinh, là một người khá nổi tiếng ở Đà Nẵng trong thời gian vừa qua khi thể hiện quan điểm của mình về nhiều vụ việc mà ông cho là bất công trên mạng xã hội.
Ngoài chức chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, ông Vinh còn được nhiều người biết đến khi lên tiếng công khai phản đối quy hoạch mà ông cho là sẽ tàn phá bán đảo Sơn Trà, lá phổi xanh của Đà Nẵng.
Thủ tục quy trình để xóa tên đảng viên của ông Huỳnh Tấn Vinh sẽ được hoàn thành trong vài ngày tới.
Luật Phòng chống Tham nhũng
chỉ để xử lý trong nội bộ đảng?
Ý kiến luật sư rằng luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ yếu để xử lý trong nội bộ đảng chứ chưa mang tính phổ quát.
Một trong những nội dung được bàn thảo nhiều tháng trời là “quy định xử lý tài sản bất minh”, cuối cùng không được đưa vào Luật Phòng chống Tham nhũng được Quôc hội Việt Nam thông qua hôm 20/11.
Tuy nhiên, Luật này lại có thêm quy định cán bộ đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực sẽ bị xử lý về mặt Đảng và Nhà nước nếu bị phát hiện.
Luật Phòng chống tham nhũng, điểm mới và tính khả thi
‘Chống tham nhũng chịu sức ép từ nhiều phía’
Vì sao khó thu hồi ‘tài sản quan tham’?
Tranh cãi vụ kêu gọi TBT Trọng công khai tài sản
“Dù không xử lý được tài sản bất minh, luật lại buộc cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng. Nghe có vẻ mâu thuẫn đôi chút về logic, nhưng trên thực tế chúng ta đều thấy khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước,” luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC hôm 21/11.
“Cần hoàn thiện quy định kê khai tản sản cá nhân trước”
“Tôi cho rằng chính phủ không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật Phòng chống Tham nhũng cũng là bước đi khôn ngoan, thận trọng.”
“Bởi vì rất nhiều quy định bị đưa vào luật cho vui chứ không có văn bản nào hướng dẫn thi hành, hoặc không có biện pháp liên quan đến dân sự và kinh tế thì không thể xử lý được.”
“Không đưa quy định này vào luật sẽ tránh được nguy cơ gây oan sai về mặt pháp lý, trong bối cảnh các luật hiện hành và quy định liên quan đến sở hữu tài sản cá nhân còn nhiều bất cập,” luật sư Tuấn nói với BBC từ Hà Nội.
Theo ông Tuấn, trong bối cảnh toàn dân đều mong mỏi chính phủ xử lý quan tham, việc có thêm các luật như Luật Phòng chống Tham nhũng nếu nhìn tích cực có thể hiểu là hướng đi tốt của chính phủ để đáp ứng mong mỏi này.
“Tuy nhiên, do còn thiếu những quy định hướng dẫn việc kê khai, quản lý tài sản, nên trước hết cần hoàn thiện các quy định này trước”.
“Nếu ta không xử lý được gốc rễ từ vấn đề quản lý, kê khai tài sản thì không thể xử lý được tài sản bất minh.”
“Cần nhớ rằng cải cách ruộng đất ngày xưa là một bài học rất lớn cho việc áp dụng một cách bừa bãi các quy định mà không có hướng dẫn cụ thể.”
“Nếu không có quy định, hướng dẫn cụ thể rõ ràng thì việc xử lý đó có thể đưa đến những tiêu cực khác. Ví dụ có thể đưa đến tham nhũng trong quá trình xử lý tham nhũng.”
Cũng theo ông Tuấn, Luật phòng chống tham nhũng từ trước tới nay vốn không xử lý được nhiều về vấn đề tham nhũng,” trong khi đó các luật chuyên ngành khác có thể xử lý được các hành vi tham nhũng bị phát hiện.”
“Thậm chí không có luật này thì vẫn xử lý được tham nhũng nếu chính phủ mạnh mẽ áp dụng những luật chuyên ngành khác đã có. Luật phòng chống tham nhũng không phải là tất cả, là duy nhất để xử lý tham nhũng.”
“Ví dụ một quan chức tham nhũng thì căn cứ vào mức độ, hành vi, có thể xử lý trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự”.
Ông Tuấn cũng cho rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan điều tra và tiến hành tố tụng phải có nhiệm vụ chứng minh rằng những tài sản của một cá nhân là bất minh, để cấu thành hành vi tham nhũng. Chứ không thể “bắt người ta kê khai không được thì xử lý tài sản đó.”
“Một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa thể làm minh bạch trong kê khai, quản lý tài sản, như tài sản hình thành từ đâu, và giao dịch thế nào. Ở Việt Nam có những giao dịch lớn vẫn trả bằng tiền mặt nên không quản lý được. Người ta không muốn hoặc chưa thể làm triệt để việc này thì làm sao bắt buộc họ kê khai đúng được.”
“Luật chỉ có tính xử lý nội bộ đảng”
Bình luận về quy định cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng nếu không sẽ bị xử lý về mặt Đảng, luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC:
“Tôi cho rằng chính phủ mong muốn không chỉ dừng lại trong xử lý đảng viên và cán bộ công chức tham nhũng, mà thậm chí cả người dân. Nhưng khi chưa làm được vào thời điểm này thì trước mắt họ đưa ra quy định với người trong tổ chức của họ.”
“Về logic thì có một chút gì đó mâu thuẫn nhưng việc áp dụng điều này thực tế đã có từ lâu, và khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước.”
“Các xử lý về mặt đảng còn khiến cán bộ sợ hơn là các quy phạm pháp luật.”
“Ví dụ trong ứng cử đại biểu quốc hội thì quy định này đã được đưa vào rồi. Và đã từng có người bị xử lý, như nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga, bị xử lý do bị phát hiện khai báo tài sản không đúng thực tế.”
“Có thể hiểu ở đây chính phủ đang muốn xử lý trong nội bộ các đảng viên mà thôi chứ chưa xử lý ra bên ngoài. Giống như họ tách biệt giữa quy định của đảng và quy định pháp luật của nhà nước, khi mà quy định của nhà nước còn chưa đủ để xử lý.”
Luật sư Tuấn cho rằng đây chỉ là quy định mang tính nội bộ, chỉ có giá trị răn đe với đảng viên hơn là xử lý về mặt pháp luật.
“Họ thanh lọc, xử lý trong nội bộ trước, nếu không được thì mang ra xử ly theo pháp luật, có thể hiểu như vậy.”
“Về cơ bản, dù sử đổi, nhưng Luật này không có sự thay đổi nhiều.”
“Thực tế các quy định của luật thì luôn cứng nhắc, và luật có thể chỗ này chỗ khác còn chưa hoàn thiện nhưng quan trọng vẫn là thực thi của cơ quan tố tụng. Kể cả không sửa đổi nhưng nếu làm mạnh mẽ thì các quy định và luật hiện hành đã đủ để xử lý hành vi tham nhũng của những người có chức quyền,” luật sư Tuấn nói với BBC.
Đại biểu Quốc hội nói gì?
Giải thích lý do vì sao không đưa quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật, dù đã bàn nhiều, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói do đại biểu còn “rất băn khoăn” và “họp nhiều kỳ rồi vẫn thế”.
“Chúng tôi thấy rằng cần có thời gian để quá trình thực hiện cho chín thì mới đưa vào luật,” ông Phúc được trích lời trên VTC.
Ông Phúc cũng nói việc đưa quy định đảng viên phải kê khai trung thực nếu không sẽ xử lý về mặt đảng là “biện pháp mạnh hơn trước”.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đồng tình rằng Luật này “quy định rất chặt chẽ, minh bạch hơn các biện pháp kiểm soát tài sản thu nhập, qua đó thực hiện tốt hơn việc kê khai tài sản thu nhập”.
Theo Luật hiện hành, nếu tài sản được xác định do tham nhũng mà có thì có thể bị thu hồi hoặc truy thu thuế.
Còn theo Luật sửa đổi, đảng viên bị phát hiện kê khai tài sản không đúng sẽ bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử chức đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dần, hoặc bị đưa ra khỏi danh sách lãnh đạo đã được quy hoạch.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46285386
Thể chế cản trở sự phát triển
của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam
Trung Khang, RFA
Báo cáo mới được công bố hôm 15/11 của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – IPSARD cho thấy các rào cản thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam, cản trở phát triển sản xuất nông nghiệp.
Đất đai nông nghiệp bị phân tán thành nhiều mảnh
Theo báo cáo của IPSARD, do lịch sử và thói quen canh tác, đất đai nông nghiệp ở Việt Nam bị phân tán thành nhiều mảnh, manh mún cản trở cho việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng nông nghiệp… Gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu gom đất, không thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vì gặp nhiều trở ngại trong các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cũng cho rằng, cản trở phát triển nông nghiệp Việt Nam là vấn đề manh mún và đất đai nhỏ lẻ. Ngoài ra, khi tiến lên công nghiệp hóa và đô thị hóa thì việc rút lao động ra khỏi nông thôn là tương đối chậm, do đó vẫn còn gần 48% lao động làm trong ngành nông nghiệp, vì thế đất phải chia nhỏ cho lao động làm việc ở nông thôn. Ông nói tiếp:
Trung bình mỗi hộ khoảng 0,6 hecta, đây là tỷ lệ thấp nhất trong vùng, ít nước thấp như thế. Đặc biệt ở miền trung và miền bắc Việt Nam, còn chia làm nhiều mảnh nữa, một nhà có 4, 5 hay 7 mảnh.
-Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
“Trung bình mỗi hộ khoảng 0,6 hecta, đây là tỷ lệ thấp nhất trong vùng, ít nước thấp như thế. Đặc biệt ở miền trung và miền bắc Việt Nam, còn chia làm nhiều mảnh nữa, một nhà có 4, 5 hay 7 mảnh. Cho nên quy mô lô ruộng còn nhỏ hơn rất nhiều. Quy mô nhỏ sẽ cản trở thủy lợi hóa, cơ giới hóa, cản trở áp dụng khoa học công nghệ. Đây là một trong những yếu tố lớn cản trở hình thành hợp tác xã hay liên kết với doanh nghiệp để sản xuất lớn.”
Theo Chỉ số Phát triển Thế giới –WDI do Ngân Hàng Thế Giới – WTO công bố năm 2017, tỷ lệ đất nông nghiệp chia theo đầu người ở Việt Nam rất nhỏ, chỉ đạt bình quân 0,07 hecta mỗi người, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 0,27 hecta mỗi người tại Thái Lan. Ngoài ra, tỷ lệ mảnh đất bình quân mỗi hộ nông dân còn ở mức khá cao, với cây hàng năm là 3,1 mảnh đất trên một hộ gia đình.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Việt Nam hiện có gần 14 triệu hộ nông dân đang sở hữu 78 triệu mảng ruộng nhỏ lẻ, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra khá chậm, vẫn còn hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp có diện tích dưới 0,5ha.
Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Anh Nguyễn Tiến Lựa, một người trồng lúa ở Bắc Giang, để tìm hiểu về thực tế trồng lúa tại địa phương, và được anh cho biết như sau:
“Cái này nó cũng tùy thuộc, nếu mà đủ điều kiện làm hợp tác xã hay cánh đồng lớn, thì mình làm… phát triển xã hội mà mở mang ra thì tốt. Như bọn tôi thì hiện nay chỉ làm nhùng nhằng mấy xào ruộng, kiếm mấy hạy thóc thôi. Nói ra thì cũng khó lắm, trong cái việc của mình, nhiều cái mình lực bất tòng tâm. Làm lớn không được thì làm nhỏ lẻ, chứ lật đi xong không lật lại được thì khó khăn lắm.”
Luật Đất đai không hợp lý
Luật Đất đai 2013 quy định người dân chỉ có quyền sử dụng đất với thời hạn 50 năm với các qui định về hạn điền. Cụ thể khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mỗi hộ chỉ được sở hữu tối đa 3 hecta và ngoài Đồng bằng sông Cửu Long là 2 hecta.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, cho rằng, một trong những rào cản thể chế, làm kéo dài tình trạng đất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, ảnh hưởng sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam là vấn đề hạn điền:
Mặc dù hiện nay đã tháo gỡ một phần nhưng vẫn không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất của nhà nước. Mà hạn mức trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long là 3 hecta và ngoài Đồng bằng sông Cửu Long là 2 hecta, như vậy là 20 hecta và 30 hecta.
-Giáo sư Đặng Hùng Võ
“Câu chuyện hạn điền thì không hạn chế đối với doanh nghiệp nhưng lại hạn chế đối với hộ gia đình nông dân muốn có một quỹ đất lớn hơn để có thể phát triển quy mô lớn thì lại vướn phải hạn điền. Mặc dù hiện nay đã tháo gỡ một phần nhưng vẫn không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất của nhà nước. Mà hạn mức trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long là 3 hecta và ngoài Đồng bằng sông Cửu Long là 2 hecta, như vậy là 20 hecta và 30 hecta.”
Giải thích thêm về tình trạng đất đai chia đều theo quy mô nhỏ lẻ và vấn đề hạn điền, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết:
“Giai đoạn cải cách ruông đất hay còn gọi là cải cách điền địa, tức là chia đất của địa chủ lại cho người nông dân, người ta lấy đất của địa chủ chia cho nông dân, một mặt xóa bỏ được việc người nọ bóc lột người kia, có người có người có rất nhiều đất, có người phải đi làm thuê, nó cải thiện được tình trạng đó. Nhưng điều này lại nảy sinh tình trạng đất chia đều nhưng quy mô nhỏ lẻ.”
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956, nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, địa chủ, cường hào… với mục tiêu xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, lấy đất địa chủ chia cho nông dân, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng, khi kinh tế phát triển thì người làm giỏi có xu hướng tăng quy mô đất lên, còn người làm kém thì bỏ đất đai sang lao động phi nông nghiệp. Khi quá trình này diễn ra thì xuất hiện tình trạng tích tụ đất đai để hình thành sản xuất trang trại quy mô lớn dần. Đến giai đoạn nào đấy các nước từng cải cách ruộng đất bắt đầu bỏ mức hạn điền, không ngăn chặn quy mô đất đai tối đa của một hộ có thể mua hoặc chuyển nhượng. Theo ông Việt Nam đã đến lúc cần xóa bỏ hạn điền.
Tại sao khó xử lý tài sản bất minh?
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần thứ 4. Cũng như những lần sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng trước đây, Quốc hội lần này đã quyết định không chọn phương án mới nào cho việc xử lý tài sản bất minh, vấn đề được cho là rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng.
Trước khi quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày về việc “xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc”, theo đó việc xử lý tài sản thu nhập này là vấn đề mới và lần đầu tiên Quốc hội đặt vấn đề xử lý đối với loại này nên rất khó đưa ra quy định xử lý tại kỳ họp lần này.
Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế. Những ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan chức năng chứng minh được là do phạm tội và vi phạm pháp luật mà có.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng đây cũng là vấn đề khó để Quốc hội đưa ra quyết định bởi vì có hai quan điểm khác nhau:
“Bản thân cá nhân tôi cũng thông cảm cái việc xử lý các nguồn ý kiến khác nhau này của quốc hội. Theo thông lệ của VN nếu thường không giải quyết được thì đều cho là giải quyết vào đợt sau. Tôi cho rằng quy định xử lý tài sản này nếu cần phải chống tham nhũng thì cần có những quyết định thật chặt chẻ bởi vì mọi tài sản đều phải được giải thích từ nguồn gốc nếu không giải thích được thì nó có thể bắt nguồn từ việc hình thành tài sản không đúng với sức lao động của mình. Tôi thì tôi buồn khi mà quốc hội không đưa ra được quyết định cuối cùng trong luật phòng chống tham nhũng về các tài sản bất minh.”
Tôi cho rằng đáng lý ra thời điểm này là điểm cần phải thảo luận tới cùng về việc đưa ra giải pháp xử lý.
– GS. Đặng Hùng Võ
Đồng ý với điều này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam giải thích với chúng tôi rằng khi đưa ra điều luật mà không chứng minh và không thực hiện được thì thật sự rất khó. Phải chứng minh các tài sản đó là bất minh bằng cách xác định rõ mới xử lý được.
“Nếu mình đưa những tài sản là bất minh thì có thể sẽ xảy ra tình trạng mượn cớ để lạm quyền nên rất là khó. Theo tôi thấy riêng cái này thì cần phải có thời gian, bởi vì khi dự thảo vấn đề này thì nó phải mang tính thực tiễn, phải rõ ràng, khi mình định tội một người nào đó thì phải làm cho người đó tâm phục khẩu phục. Chứ giờ mình đưa ra một điều mà không thể thì không được.”
Theo kết quả, có 209/456 ý kiến đại biểu tương đương 43,09% tổng số đại biểu tán thành phương án xem xét, giải quyết tại tòa án. 156/456 ý kiến đại biểu, khoảng 32,16% đại biểu đồng ý với phương án thu thuế. 40 ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành và 51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác.
Như vậy, kết quả ý kiến không có phương án nào nhận được sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật.
Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội và là một blogger tại Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng, để trả lời vì sao quốc hội không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh tại kỳ họp này thì nên lật ngược lại quá trình bầu cử cách đây vài năm.
“Tất cả những người là ứng cử viên tự do là những người có đủ năng lực pháp lý để có thể tự ra ứng cử thì đều bị chính quyền VN đấu tố, làm khó và rất nhiều hành động để ngăn chặn các đại biểu tự do cho nên quyết định của quốc hội cũng không có gì là ngạc nhiên cả, bởi vì học đã dàn xếp hết rồi toàn là người của họ hết. Đương nhiên với một thể chế của VN hiện nay thì họ ăn cây nào rào cây đấy, bảo vệ lợi ích và quyền lợi mà họ đang có. Cho nên kết quả của quốc hội nó đúng như những gì chúng tôi đã từng chứng kiến trong các kỳ bầu cử quốc hội.”
Sau cuộc họp Quốc hội, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp ông Nguyễn Mạnh Cường cho báo chí biết, bỏ nội dung này không có nghĩa là không xử lý mà vẫn xử lý tài sản bất minh nếu phát hiện và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc xử lý vấn đề này. Ông giải thích rằng, từ thời bao cấp trước đây cũng có xử lý là kiểm tra hành chính và nếu không giải thích được tài sản hình thành như thế nào thì nhà nước sẽ tịch thu. Nhưng:
“Từ khi đổi mới cho đến nay đã hơn 30 năm, do hoàn cảnh khi đổi mới VN kêu gọi các nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế và cũng không cần xem xét nguồn gốc tài chính đó như thế nào. Đến lúc này, VN cũng đã phát triển được quảng đường khá dài thì cũng là lúc chúng ta nghĩ đến chuyện tham nhũng vừa rồi được đánh giá là cái quốc nạn, nếu không xử lý thì nó lại kiềm hãm phát triển, tôi cho rằng đáng lý ra thời điểm này là điểm cần phải thảo luận tới cùng về việc đưa ra giải pháp xử lý.”
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, để phát hiện tham nhũng, xác định các tài sản bất minh, cần phải có sự tham gia tích cực của cơ quan truyền thông và người dân.
“Bởi vì người dân tai mắt lắm nên không thể giấu được và với sự giám sát của người dân là chính xác. Thường thường các vụ tham nhũng xuất phát từ báo chí và dư luận nhiều hơn, bởi vì người nói không có lửa sao có khói, người dân là không thể qua mặt được họ, cho nên cơ chế dân biết, dân làm, dân kiểm tra là hay nhất.”
Blogger Nguyễn Lân Thắng Thắng cho rằng dù có phát hiện tài sản bất minh đi nữa, nếu có ý kiến chỉ đạo từ trung ương thì mọi chuyện cũng bị chìm.
“Một cơ chế độc đảng mà đảng lại không có cơ chế pháp luật điểu chỉnh các hoạt động của đảng. Cho nên khi mọi người quan sát thấy các vụ trọng án thì người ta không xử theo pháp luật mà người ta xử lý theo nghị quyết xử lý theo chỉ đạo từ trung ương. Nếu như có phát hiện một tài sản bất minh thì ngay cả những người trong hệ thống nếu như thật sự người ta muốn làm cho nó đúng theo pháp luật thì cũng rất là khó. Cho dù đưa ra các bằng chứng thông tin như thế nào mà có ý kiến từ trung ương đảng thì nó cũng bị chìm.”
Kết luận Thanh tra Chính phủ vào năm 2017 đã phát hiện ông Phạm Sỹ Quý nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái đã kê khai tài sản thiếu trung thực hàng ngàn m2 đất, nhiều nhà cửa, biệt phủ và tiền bạc với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng, ông Quý khai rằng có nhiều tiền như vậy là nhờ ông buôn bán chổi đót. Tuy nhiên, hình thức xử lý đối với ông Quý là chỉ gián chức từ giám đốc sở Tài nguyên Môi trường xuống cấp phó.
Ngoài ra, có nhiều vụ việc bị người dân phát hiện tố cáo tham nhũng nhưng hình xử lý đối với các trường hợp này thì chỉ giơ cao đánh khẽ giống như vụ ông Quý.
Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham Nhũng năm 2017 được công bố đầu năm nay, Việt Nam được 33/100 điểm, là quốc gia đứng thứ 133/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu.