Tin khắp nơi – 22/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 22/11/2018

TT Trump lần đầu công du Afghanistan?

Tổng thống Mỹ hôm 22/11 ám chỉ rằng ông có thể thăm Afghanistan, quốc gia nơi Hoa Kỳ tham gia một trong các cuộc chiến kéo dài nhất, nhưng ông Trump chưa từng đặt chân tới trong nhiệm kỳ gần hai năm qua.

Trò chuyện với các binh sĩ Mỹ đồn trú ở Afghanistan qua điện thoại, ông Trump nói với một chỉ huy Không quân Hoa Kỳ rằng ông sẽ gặp lại quan chức này ở Mỹ, trước khi nói thêm rằng “hoặc là có thể tôi sẽ gặp ông tại đó”.

Theo Reuters, các đời tổng thống Hoa Kỳ gần đây thường tới thăm các binh sĩ ở chiến trường, nhưng những chuyến công du như vậy thường được giữ bí mật vì lý do an ninh.

Tới nay, ông Trump chưa thực hiện các chuyến đi như vậy, dù Phó Tổng thống Mike Pence tháng 12 năm ngoái bất ngờ tới thăm các binh sĩ ở căn cứ không quân Bagram.

Hoa Kỳ hiện có khoảng 14 nghìn binh sĩ ở Afghanistan, thực hiện các nhiệm vụ như huấn luyện và cố vấn cũng như chống khủng bố.

Binh sĩ Mỹ tới Afghanistan năm 2001 trong một phần chiến dịch lật đổ nhóm Taliban sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-c%C3%B4ng-du-afghanistan-/4669615.html

 

Màn phô diễn hoành tráng chứng tỏ J-20 TQ

 và Su-57 Nga còn xa mới sánh ngang F-35

Theo Business Insider, cho tới thời điểm hiện tại, đáp án cho câu hỏi “Ai sẽ thắng, F-35 hay J-20/Su-57?” quá đơn giản và rõ ràng.

Theo Business Insider (BI), căn cứ không quân Hill ở Utah vừa tổ chức một cuộc diễn tập khả năng chiến đấu, trong đó 35 tiêm kích F-35 Lightning II Joint Strike Fighter đã cất cánh từ cùng một đường băng và bay theo đội hình trong một màn biểu dương lực lượng quy mô lớn mà các đối thủ của Mỹ còn xa mới sánh được.

Không đoàn số 388 và 419, hai đơn vị F-35A sẵn sàng chiến đấu của Không quân Mỹ, đã trình diễn một đội hình khổng lồ hôm 19/11 vừa qua để chứng minh một điều: Chương trình vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử Mỹ đã sẵn sàng đi hành động.

“Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu ngay đêm nay, việc diễn tập với các phi đoàn F-35 có thể chứng minh rằng chúng tôi có khả năng đánh bại các đối thủ tiềm năng hiển hiện ở bất cứ đâu” – Thiếu tá Caleb Guthmann, phó giám đốc phụ trách các hoạt động của Phi đoàn tiêm kích số 34, đồng thời là sĩ quan phụ trách kế hoạch diễn tập, nhấn mạnh.

BI cho biết, Trung Quốc và Nga đều đã triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ 5 để cạnh tranh với F-35 nhưng chưa bên nào có đủ khả năng tiến hành một màn trình diễn kỳ công như trong cuộc diễn tập của Mỹ hôm 19/11.

Theo trang tin của Mỹ, mặc dù Trung Quốc và Nga đều tuyên bố J-20, cũng như Su-57 đã đạt khả năng sẵn sàng hoạt động nhưng các hoạt động của chúng cho tới nay vẫn chủ yếu mang tính chất PR.

J-20

Tiêm kích J-20 của Trung Quốc vẫn chưa có động cơ phù hợp, điều này làm hiệu suất của máy bay giảm sút và khiến nó không thể đạt được tốc độ siêu hành trình.

Việc chưa chế tạo được động cơ nội địa cho tiêm kích thế hệ 5 được cho là điều “đáng xấu hổ” đối với một lực lượng không quân đang tham vọng vượt qua cả quân đội Mỹ.

Hiện nay, Trung Quốc có khoảng vài chục tiêm kích J-20. Trao đổi với BI, các chuyên gia đánh giá rằng khung máy bay của J-20, như những chiếc đã trình diễn tại triển lãm hàng không Zuhai, là các mẫu tiền sản xuất, chưa đủ sẵn sàng để phục vụ chiến đấu.

Su-57

Nga tuyên bố Su-57 “đã chứng tỏ được khả năng chiến đấu” sau một vài ngày oanh tạc vào các mục tiêu không được bảo vệ của phe đối lập với Tổng thống Syria Bashar Assad. Tuy nhiên, theo BI, mẫu máy bay này còn rất xa mới đạt tới trạng thái sẵn sàng hoạt động thực sự.

Trang tin Mỹ cho rằng, đối với nhiệm vụ mà Su-57 đã thực hiện thì bất cứ mẫu máy bay nào tại Syria được thiết kế từ những năm 1970, dưới thời Liên Xô, cũng đều có thể hoàn thành. Nó không thể chứng minh cho bất cứ tuyên bố nào của Nga về tiêm kích tàng hình hay thế hệ 5.

Ngoài ra, hiện Nga mới chỉ có tối đa 12 chiếc Su-57 và chúng chưa được lắp đặt động cơ hoàn thiện. Moscow thậm chí còn chưa mảy may đặt mua mẫu máy bay này trang bị cho các lữ đoàn chiến đấu.

Nói tóm lại, cho tới cuối thập kỷ này, có 3 mẫu tiêm kích thế hệ 5 hứa hẹn sẽ hiện diện trên thế giới, nhưng theo BI, tính tới tháng 11/2018, chỉ có 1 trong 3 mẫu được đưa vào sản xuất thực sự, đó là F-35.

F-35 vs J-20/Su-57: Ai thắng?

Mỹ hiện có 91 tiêm kích F-35, các đối tác quốc tế của Washington có 28 chiếc, và thêm 22 chiếc được bán cho một số quốc gia khác.

Một tháng trước khi diễn ra màn trình diễn “voi đi bộ” hôm 19/11, không đoàn tiêm kích tại căn cứ không quân Hill đã triển khai F-35 thực hiện đợt xuất kích thứ 10.000. Tổng cộng, Mỹ đã triển khai hơn 2.000 máy bay F-35 từ trên bộ, tàu sân bay, và thậm chí từ các đường băng ngắn hoặc tạm thời.

Các phi công F-35 đã có nhiều năm thực hành phát triển chiến thuật mới và chương trình huấn luyện trên mẫu tiêm kích không hề giống với bất cứ mẫu máy bay nào trước đây.

Mặc dù F-35 vẫn đang chờ được nâng cấp phần mềm, và sẽ tiếp tục được hiện đại hóa, cũng như điều chỉnh trong suốt vòng đời nhưng nó đã được triển khai trên boong tàu USS Essex đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu ở Afghanistan.

BI cho hay, Nga và Trung Quốc thường xuyên nói về những khả năng trên lý thuyết và khả năng tương lai của các mẫu máy bay do họ chế tạo nhưng cho tới hiện tại, đáp án cho câu hỏi “Ai sẽ thắng, F-35 hay J-20/Su-57?” quá đơn giản và rõ ràng.

F-35 sẽ chiến thắng bởi đây là một chương trình vũ khí thực chất và là một mẫu máy bay thực sự, đã sẵn sàng tác chiến để bảo vệ đất nước của mình.

Trang tin của Mỹ cho rằng, trước khi Nga-Trung Quốc giải quyết xong vấn đề động cơ và chế tạo được các tiêm kích thế hệ 5 đúng nghĩa thì các mẫu máy bay này chưa xứng để so sánh với F-35.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24888-man-pho-dien-hoanh-trang-chung-to-j-20-tq-va-su-57-nga-con-xa-moi-sanh-ngang-f-35.html

 

TQ nhượng bộ 142 khoản,

Mỹ nói “vẫn chưa đủ” cho một hiệp nghị

Hai bên Mỹ – Trung đang ráo riết chuẩn bị cho việc đạt được một hiệp nghị (thỏa ước) tại cuộc gặp gỡ Donald Trump – Tập Cận Bình bên lề Hội nghị cấp cao G-20 vào cuối tháng này tại Buenos Aires.

Ông Donald Trump: dù Trung Quốc đã trao danh mục nhượng bộ 142 khoản nhưng vẫn thiếu 4 – 5 điểm quan trọng để có thể đạt được một hiệp nghị.

Mỹ tiết lộ phía Trung Quốc đã trao cho họ bản danh mục bao gồm 142 nội dung mà Bắc Kinh nhượng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của Mỹ về việc thay đổi lập trường hiện nay như là một điều kiện của việc đạt tới một hiệp nghị giải quyết cuộc chiến mậu dịch hiện nay giữa hai nước.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump cho rằng “danh mục này tuy khá toàn diện, nhưng thiếu mất 4-5 nội dung quan trọng; vì vậy vẫn chưa đủ điều kiện cho việc đạt được một hiệp nghị”.

Trang tin Đông Phương (hk.on.cc) ngày 18.11 cho biết, hôm 16.11, tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, ông Trump đã nói với các nhà báo: “Người Trung Quốc muốn đạt được một hiệp nghị. Họ đã chuyển tới tôi một bản danh mục, trên đó liệt kê ra những điểm họ muốn làm; nhưng tôi vẫn chưa thể chấp nhận những điểm (nhượng bộ) đó”.

Ông không tiết lộ nội dung cụ thể của bản danh mục này, nhưng nói nó “tương đối hoàn chỉnh”, gồm 142 hạng mục, “nhưng vẫn thiếu 4 đến 5 điểm quan trọng nhất”.

Donald Trump nói, Washington đã chuẩn bị sẵn cho việc tiếp tục đánh thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ, nhưng cho rằng “có lẽ chúng tôi không cần làm thế nữa”.

Ông nhắc đến việc kinh tế Trung Quốc gần đây đang chuyển sang xấu đi. Ông Trump cũng nói: “Mỹ đã giúp tạo nên thành công cho Trung Quốc, nhưng mỗi năm bị họ lấy đi 500 tỷ USD” và nhấn mạnh nay Mỹ quyết không cho phép xảy ra tình hình như thế nữa.

Tuy Donald Trump nói không muốn dồn người Trung Quốc vào tình cảnh rất tồi tệ, nhưng ông nhấn mạnh tính chất của quan hệ mậu dịch Mỹ – Trung phải là cùng có lợi, Mỹ không thể là kẻ ngốc trong cuộc. Ông khẳng định, từ nay về sau Mỹ sẽ không thể để Trung Quốc chiếm lợi và nói: “Tôi nghĩ sẽ đạt được một hiệp nghị, chúng ta sẽ nhanh chóng biết được điều này”.

Bản tin của Reuters cũng không nói rõ được “4-5 điểm quan trọng còn thiếu” đó là những gì, nhưng cho rằng, nếu liên quan đến hàng hóa thông thường vào thị trường hoặc dịch vụ tiền tệ không mang tính then chốt thì Trung Quốc ắt sẽ đáp ứng vì họ đang rất muốn thoát khỏi tình cảnh khốn đốn.

Bản tin của Reuters cho rằng, danh mục những nhượng bộ của Trung Quốc chủ yếu gồm 3 loại: những thứ Trung Quốc muốn thỏa thuận, những thứ Trung Quốc đang giải quyết và những thứ họ không muốn thỏa thuận.

Có học giả Trung Quốc tiết lộ, lằn ranh cuối của Trung Quốc trong đàm phán là: không cản trở đến sự chuyển hình và gia tăng kinh tế; còn Mỹ thì yêu cầu Trung Quốc căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế thị trường, chấm dứt việc chính phủ tài trợ cho các công ty theo kế hoạch “Made in China 2025” hoặc 2035, chấm dứt việc lấy cắp bản quyền sở hữu trí tuệ… Đó đều là những yêu cầu đụng chạm đến “lằn ranh cuối”.

Ngoài ra, căn cứ vào việc mới đây Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói cuộc đàm phán Donald Trump – Tập Cận Bình sẽ không chỉ hạn chế trong vấn đề mậu dịch, nên có thể suy đoán trong các “vấn đề quan trọng còn thiếu” có thể liên quan đến Biển Đông và Đài Loan.

RFI tiếng Trung cho biết, ông Donald Trump nói, Trung Quốc muốn đạt được một hiệp nghị về mậu dịch, Mỹ có lẽ cũng không cần tiếp tục đánh thuế thêm đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nữa.

Ông nói với các phóng viên: kinh tế Mỹ rất tốt, còn kinh tế Trung Quốc không tốt, thị trường chứng khoán lao dốc nên Trung Quốc đang cấp thiết muốn đạt được một hiệp nghị mậu dịch.

RFI cũng nói, vào cuối tháng 11 này, hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao G-20 tại Buenos Aires.

Hồi cuối tháng 10, ông cho rằng có thể đạt được “giao dịch quan trọng”với Trung Quốc; nhưng ông đồng thời nói, nếu đàm phán ở Argentina không đạt kết quả thì vào đầu tháng 12, ông sẽ tiếp tục đánh thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24891-tq-nhuong-bo-142-khoan-my-noi-van-chua-du-cho-mot-hiep-nghi.html

 

Mỹ cảnh báo Hàn Quốc chớ cải thiện

quan hệ quá nhanh với Bắc Triều Tiên

Mỹ nói với đồng minh Hàn Quốc rằng nước này không nên cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên nhanh hơn mức độ mà Bình Nhưỡng có những bước đi giải trừ vũ khí hạt nhân, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói hôm 20/11.

Ông Trump đưa ra phát biểu tại cuộc họp ra mắt nhóm làm việc với Hàn Quốc để điều phối các chính sách đối với Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng, ông Pompeo chỉ ra rằng Washington đã quan ngại về việc Seoul đã tiến triển quá nhanh trong quan hệ với Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi đã nói rõ với Đại Hàn dân quốc rằng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và quá trình phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên không thụt lùi phía sau sự tiến triển trong mối quan hệ liên Triều,” ông phát biểu trong một cuộc họp báo.

“Chúng tôi xem chúng là hai việc song song đi cùng với nhau,” ông Pompeo nói.

Nhóm làm việc này do đại diện của Hàn Quốc về bán đảo Triều Tiên và các vấn đề an ninh, Lee Do-hoon, và đại diện của Mỹ về Bắc Triều Tiên, Stephen Biegun, đứng đầu.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao nước này cho biết hai bên trong cuộc họp đã đồng ý tiếp tục hợp tác và điều phối chặt chẽ ‘một cách ngày càng mang tính hệ thống và thường xuyên hơn.”

Hồi tháng trước, trong một dấu hiệu bất đồng hiếm hoi giữa Seoul và Washington, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết ông Pompeo đã thể hiện ‘sự không hài lòng’ với một thỏa thuận quân sự liên Triều đạt được trong một cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 9.

Hai miền Triều Tiên hồi tháng 10 cũng bắt đầu kết nối lại các tuyến đường bộ và đường sắt giữa hai bên bất chấp các quan ngại của Mỹ rằng việc tan băng nhanh chóng trong quan hệ giữa hai miền có thể làm tổn hại nỗ lực ‘sức ép tối đa’ của Mỹ để áp lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Hồi tuần trước, Bộ trưởng Thống nhất của Hàn Quốc Cho Myoung-gyon nói ở Washington rằng điều quan trọng là phải cho Bắc Triều Tiên động cơ giải trừ hạt nhân nhưng các lệnh trừng phạt vẫn được giữ nguyên ‘cho đến khi chúng tôi có được tiến bộ thật sự về hồ sơ phi hạt nhân hóa’.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%9B-c%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-quan-h%E1%BB%87-qu%C3%A1-nhanh-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn/4668655.html

 

Mỹ giảm quy mô tập trận chung với Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 21/11 tuyên bố cuộc tập trận ‘Đại bàng Con’ giữa Mỹ với Hàn Quốc sẽ bị giảm quy mô vào năm tới để không gây hại đến nỗ lực ngoại giao với Bắc Triều Tiên.

“Đại bàng Con sẽ được tổ chức lại một chút để giữ cho nó ở mức độ không có hại cho ngoại giao,” ông Mattis phát biểu trước các phóng viên.

Cuộc tập trận Đại bàng Con, vốn thường có sự tham gia của lục quân, không quân, hải quân và lực lượng hành động đặc biệt, diễn ra vào mỗi mùa xuân.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-gi%E1%BA%A3m-quy-m%C3%B4-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-chung-v%E1%BB%9Bi-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c/4668642.html

 

Quân đội Mỹ tại biên giới Mexico sẽ không được vũ trang

Sĩ quan quân đội Hoa Kỳ tại biên giới Mỹ – Mexico sẽ không trang bị súng hoặc có thể bắt giữ người di cư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết cảnh sát quân sự ở biên giới Mexico sẽ không trang bị vũ khí và sẽ không có quyền thực hiện các vụ bắt giữ.

“Họ không có súng trong tay, và không có lực lượng vũ trang nào sẽ đến,” ông Mattis nói với báo giới hôm thứ Tư.

Mỹ: Tranh cãi việc điều động lính đến biên giới

Người di cư tiếp tục tiến về biên giới Hoa Kỳ

Mỹ điều hàng ngàn quân tới biên giới Mexico

Ông cho biết việc triển khai quân sự dọc theo biên giới Mexico là để giúp bảo vệ lính canh phòng biên giới khỏi các mối đe dọa có thể xảy ra.

Một đoàn xe của gần 3.000 người Trung Mỹ di cư đã đến thành phố Tijuana tại biên giới Mexico.

Người di cư nói rằng họ muốn trốn chạy các cuộc đàn áp, sự nghèo đói và bạo lực tại các quốc gia của họ ở Honduras, Guatemala và El Salvador.

Nhưng Tổng thống Donald Trump mô tả đoàn xe của những người di cư hy vọng vào Mỹ như một “cuộc xâm lược”, và đã triển khai khoảng 5.800 lính đến biên giới phía Nam để “củng cố” sự phòng thủ.

Hôm thứ Tư, ông Mattis nói với các phóng viên rằng Bộ An ninh Nội địa (DHS) không yêu cầu quân đội sử dụng “lực lượng gây chết người”, và nói thêm: “Hãy bình tĩnh, đừng lo lắng qúa.”

Ông cho biết quân đội, được trang bị dùi cui và lá chắn, có thể được trao quyền tạm thời giữ người di cư trong “vài phút, thậm chí không phải hàng giờ”, nhưng không có quyền bắt giữ họ.

“Nếu ai đó đánh đập lính tuần tra biên giới, và nếu ở vào vị trí phải làm gì đó, chúng ta có thể ngăn đoàn người ùa vào đánh bại lính tuần tra và đưa họ đến một cảnh sát tuần tra, người có trách nhiệm bắt giữ họ,” ông Mattis nói.

Đầu tuần này, một thẩm phán liên bang Mỹ đã chặn lệnh từ chối cấp cư chế tị nạn cho người di cư băng qua biên giới phía Nam bất hợp pháp của ông Trump.

Người di cư muốn gì?

Những người di cư nói rằng họ đang rời khỏi đất nước của họ với hy vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình.

Một số người nói rằng họ đã bị đe dọa hoặc ngược đãi bởi các băng nhóm tội phạm hoạt động tại quê hương mình. Nhiều người di cư mang theo con cái của họ mà họ không muốn trở thành những con mồi cho các băng đảng.

Người khác hy vọng sẽ nhận được việc làm ở nước ngoài để kiếm đủ tiền gửi về cho người thân còn ở lại quê nhà.

Nhiều người nói rằng ước mơ của họ là đến Mỹ. Một số người trong số này muốn đoàn tụ với người thân, người khác chọn Mỹ làm điểm đến vì nghĩ rằng sẽ kiếm được mức lương cao hơn ở Mỹ Latinh.

Trong khi người Trung Mỹ từ lâu đã rời bỏ quê hương để vào Mỹ, và nhiều người trước đây thỉnh thoảng tham gia vào đoàn người này trên đường họ đi, nhưng di cư được tổ chức như đoàn lữ hành này là điều tương đối mới.

Người di cư thường bị những kẻ buôn người và băng nhóm ma túy bắt cóc và buộc phải làm việc cho họ. Một nhóm người đi đông như thế này là mục tiêu khó nhắm vào hơn và do đó cung cấp cho họ thêm chút an toàn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46299269

 

Tòa Bạch Ốc yêu cầu Ngũ giác Đài

cho phép sử dụng vũ lực khi cần thiết tại biên giới

Washington, DC – Theo một biên bản gây tranh cãi của Tòa Bạch Ốc, hiện tại binh lính Hoa Kỳ ở biên giới đã được phép sử dụng vũ lực, bao gồm việc sử dụng súng đạn nếu tình thế bắt buộc.

Tuy nhiên, vào thứ Tư (21 tháng 11), Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nhấn mạnh rằng quân đội sẽ không sử dụng vũ lực đến mức như vậy. Biên bản có nội dung rằng các binh lính ở biên giới có quyền thực hiện các hành động bảo vệ quân sự mà Bộ trưởng Quốc phòng xác định là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ các nhân viên liên bang, bao gồm sử dụng vũ lực, các phương thức kiểm soát đám đông, tạm giam, và khám xét tư trang. Tuy nhiên, theo biên bản, những binh lính tại biên giới không được phép thực hiện những hành động hành pháp dân sự, như bắt giữ và khám xét kỹ lưỡng bất kỳ cá nhân nào.

Ông Mattis nhấn mạnh rằng lực lượng cảnh sát quân sự sẽ được trang bị khiên, không được trang bị vũ khí và không có quyền bắt giữ. Ông Mattis cho biết thêm rằng nếu binh lính thấy cảnh sát tuần tra biên giới gặp nạn, họ sẽ can thiệp và tạm giam các nghi can trong vài phút rồi đưa nghi can đến các cơ quan hành pháp.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Hogan Gidley cho biết những thành viên của Cơ quan Quan thuế và Biên phòng Hoa Kỳ đã đặt bản thân vào nguy hiểm để bảo vệ người dân Hoa Kỳ, và biên bản mới của Tòa Bạch Ốc bảo đảm họ sẽ có được sự bảo vệ cần thiết. Biên bản nói trên đại diện cho những hành động mới nhất của chính quyền Tổng thống Trump về an ninh biên giới và di dân bất hợp pháp.

Tổng thống Trump đã rất phẫn nộ khi đoàn di dân Trung Mỹ đang tiến gần đến biên giới phía nam Hoa Kỳ, và thông qua Ngũ giác Đài, tổng thống đã ra lệnh điều động hàng ngàn binh lính để hỗ trợ các nhân viên tại biên giới. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-yeu-cau-ngu-giac-dai-cho-phep-su-dung-vu-luc-khi-can-thiet-tai-bien-gioi/

 

Cựu Tổng thống Obama gây bất ngờ

với tình nguyện viên tại Chicago

Chicago – Tuần này, cựu Tổng thống Barack Obama đã hưởng ứng tinh thần của ngày lễ Tạ Ơn bằng cách giúp các tình nguyện viên chuẩn bị bữa ăn tại một ngân hàng thực phẩm ở Chicago, khiến cho các tình nguyện viên rất bất ngờ.

Theo đài CBS, cựu Tổng thống Obama đã từng sống ở Chicago và từng đại diện cho Illinois với tư cách là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ông đã thực hiện chuyến thăm không báo trước tại Trung tâm Lưu trữ Thực phẩm Greater Chicago, một tổ chức phi lợi nhuận phân phối gần 160,000 bữa ăn mỗi ngày cho người nghèo đói ở quận Cook. Nhân dịp này, cựu tổng thống cũng khen ngợi các tình nguyện viên, “những người hiểu rằng sự hy vọng đi đôi với hành động.”

Tổ chức của ông, Quỹ Obama, đã tweet một đoạn video ghi lại cảnh cựu tổng thống đóng bao khoai tây cùng với những tình nguyện viên. Các ngân hàng thực phẩm cũng tweet cảnh ông khuyến khích các tình nguyện viên và ôm họ.

Trung tâm Lưu trữ Thực phẩm Greater Chicago cũng đã cảm ơn chuyến ghé thăm của cựu Tổng thống Obama. Đồng thời trung tâm cũng mong rằng không ai phải bị đói trong thời gian này. Họ đang nỗ lực giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nạn đói ở Chicago và quận Cook.

Trong dịp vừa qua, cựu Tổng thống Obama cũng đến thị trấn để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Quỹ Obama hàng năm lần thứ hai. Trọng tâm năm nay là mang lại sự thay đổi tích cực trên thế giới và làm việc cùng nhau để hiện thực hóa điều này. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cuu-tong-thong-obama-gay-bat-ngo-voi-tinh-nguyen-vien-tai-chicago/

 

Trump Nhiều Lần Đòi Truy Tố Bà Clinton;

 Mueller Muốn Hỏi Trump Về Việc Ở Bạch Ốc

WASHINGTON   –   Luật sư Jay Sekulow, đại diện TT Trump, đã giao bản giải đáp các câu hỏi của đoàn điều tra “hồ sơ Nga.”

Ông Sekulow loan báo “TT đã giao các giải đáp viết tay cho văn phòng của công tố viên đặc biệt”, theo tường thuật của AP. Ông Sekulow cho biết: các gỉai đáp là về các đề tài có liên quan với hồ sơ Nga.

Ông Trump không được trông đợi trả lời về tố giác cản trở công lý.

Luật sư riêng là Giuliani tuyên bố: nhiều câu hỏi nêu lên các vấn đề hiến tính nghiêm trọng và là ngoài phạm vi của điều tra hợp thức – ông Giuliani không diễn giải thêm, nhưng báo hiệu “Sẽ không trả lời thêm”.

Theo luật sư Sekulow, nội dung các câu hỏi và giải đáp sẽ không được công bố.

Ngoài ra, nguồn tin thông thạo cho hay: TT Trump đã nhiều lần nêu vấn đề truy tố cựu ứng viên TT Hillary Clinton với thứ trưởng tư pháp Rod Rosenstein và với ông Matt Whitaker (khi là chánh văn phòng).

Theo CNN, nguồn tin này xác nhận ông Trump cũng muốn cố vấn pháp lý Don McGahn (đã thôi việc) yêu cầu Bộ tư pháp làm việc này, nhưng bị từ chối.

Nguồn tin tiết lộ: quyền bộ trưởng Whitaker đã chuẩn bị để trả lời về công việc Bộ tư pháp đang làm, gồm các điều tra về Clinton Foundation, về Uranium Ore.

Báo New York Times đưa tin trước tiên về yêu cầu cố vấn McGahn điều tra bà Clinton và cựu giám đốc James Comey. Bộ tư pháp không bình luận.

Tin CNN Tháng 1-2018 ghi: công tố liên bang và FBI Arkansas điều tra các tố giác về tham nhũng tại Clinton Foundation, gồm hứa hẹn trao đổi tài trợ và ưu đãi khi bà Clinton là ngoại trưởng, và về lạm dụng quỹ miễn thuế.

Nhưng, tiếp theo bản tin NYT, luật sư của cố vấn McGahn phát thông báo xác nhận TT Trump không yêu cầu điều tra Clinton và Comey.

Ông McGahn không bình luận ý kiến đệ đạt TT. Bạch Ốc không trả lời yêu cầu bình luận từ CNN.

Ông Mueller vẫn còn muốn hỏi tổng thống về những hành động của ông trong lúc ở Bạch Ốc — các câu trả lời hôm Thứ Ba chỉ nhắm đến việc tin tặc Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.

https://vietbao.com/p114a287834/trump-nhieu-lan-doi-truy-to-ba-clinton-mueller-muon-hoi-trump-ve-viec-o-bach-oc

 

Nam Cali: 9 Người Bị Tố Bầu Cử Gian Lận

LOS ANGELES, Calif.– Có bầu cử gian lận tại California hay không?

Tính tới chiều Thứ Tư 21/11/2018, Thượng nghị sĩ tiểu bang Janet Nguyễn (địa hạt 34) thua phiếu đối thủ là Tom Umberg khoảng hơn 1,400 phiếu.

Kết quả sẽ có thể đổi chiều vì còn nhiều chục ngàn phiếu chưa đếm hết.

Một nghi vấn: có thể trong khu vực Long Beach, nơi có nhiều người Campuchia và Lào… có phải các sắc dân này không hài lòng với ứng cử viên gốc Việt Janet Nguyễn?

Trong khi đó, có một tin trong vùng Los Angeles: có 9 người bị truy tố hôm Thứ Ba vì gian lận bầu cử trong âm mưu sử dụng người vô gia cư.

Các công tố viên Quận Los Angeles truy tố 9 người tội hình sự vì cho là họ cấp tiền và thuốc lá cho người vô gia cư trong khu xóm nhà lá Los Angeles để đổi lấy chữ ký giả và sai trên đơn xin phiếu bầu và các đơn ghi danh bầu cử.

Công tố Jackie Lacey nói rằng có vi phạm như thế trong chu kỳ bầu cử 2016 và 2018.

Năm trong nhóm 9 nghi can bị thụ lý trước tòa cao hôm Thứ Ba.

Các cáo buộc bao gồm việc lưu hành một thỉnh nguyện thư với tên giả, sử dụng tên giả trên một thỉnh nguyện thư, và gian bầu cử bằng ghi danh cử tri giả và cử tri không có thực.

Công tố nói có hàng trăm trường hợp gạ gẫm chữ ký giả và người vô gia cư được cấp một đôla hay thuốc lá để tham dự.

Chưa nghe chuyện bầu cử gian lận nào trong vùng Quận Cam.

https://vietbao.com/p114a287835/nam-cali-9-nguoi-bi-to-bau-cu-gian-lan

 

NASA Bất Ngờ Đánh Giá An Toàn Đối Với SpaceX

NASA và SpaceX đã ký kết hợp tác để vận chuyển hàng hóa cho Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, sắp tới SpaceX cũng sẽ nhận được nhiều hợp đồng phóng vệ tinh cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Đó đều là những hợp đồng lớn và béo bở, hứa hẹn đem lại lợi nhuận khổng lồ cho SpaceX.

Tuy nhiên, khoảng giữa tháng 11/2018,  theo một báo cáo mới của Washington Post, NASA đang tiến hành đánh giá an toàn đối với SpaceX. Đây không phải là một cuộc đánh giá an toàn thông thường và được thông báo trước, mà là một cuộc đánh giá bất ngờ sau khi các quan chức tại NASA phát hiện ra CEO Elon Musk của SpaceX sử dụng chất kích thích.

NASA không đặc biệt đề cập đến CEO Elon Musk trong cuộc đánh giá an toàn, mà phát ngôn viên chỉ nói rằng: “Cuộc đánh giá an toàn nhằm đáp ứng yêu cầu của NASA về an toàn lao động, bao gồm cả việc tuân thủ một môi trường không có ma túy”. Trong khi đó, CEO Elon Musk đã từng uống rượu và hút cần sa trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh cùng với Joe Rogan. Theo quy định, những người làm việc với Chính phủ đều bị cấm sử dụng các chất kích thích như ma túy và cả cần sa.

Phản hồi trước báo cáo, đại diện của SpaceX chỉ cho biết rằng: “Chúng tôi rất tự hào khi được hợp tác cùng với NASA. Chúng tôi mong muốn sẽ đưa con người quay trở lại không gian”. Còn CEO Elon Musk chưa đăng tweet nào.

Nguoivietphone.com.

https://vietbao.com/p114a287825/nasa-bat-ngo-danh-gia-an-toan-doi-voi-spacex

 

Bốn nguyên nhân khiến cổ phiếu Apple sụt giảm

Apple từng có danh hiệu công ty nghìn tỷ USD của phố Wall.

Vượt tường lửa để đọc tin BBC

Những dòng điện thoại thời thượng ‘trở về quá khứ’

5 điều cần biết khi bị chặn mạng

Là công ty đầu tiên của Hoa Kỳ đạt ngàn tỉ USD giá trị thị trường, ông lớn làng công nghệ kiến tạo ra những sản phẩm thời thượng; sở hữu khối tài sản lớn hơn cả nền kinh tế của một vài quốc gia; và còn nắm giữ lượng khách hàng cuồng nhiệt đến độ cắm trại qua đêm để được trải nghiệm sản phẩm mới.

Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, công ty đã giảm hẳn phong độ.

Giá trị cổ phiếu của Apple giảm 20% từ tháng Mười, ảnh hưởng xấu đến các cổ phiếu khác và tác động mạnh lên thị trường.

Hiện tại, giá cổ phiếu của Apple được niêm yết dưới mức 180 USD, và chỉ tăng 2.3% vào năm 2018.

Vì đâu mà Apple nên nỗi?

1. Các nhà đầu tư lo ngại về doanh số của iPhone

Vào tháng Chín, Apple tung ra một dòng sản phẩm mới nhưng nó không mang lại sự lạc quan về doanh thu cho họ.

Rất nhiều sản phẩm của Apple “dậm chân tại chỗ” trong quý‎‎ gần nhất. Và dự đoán mức tăng trưởng sẽ từ 0 đến 5% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái vào mùa lễ hội – thời điểm mà các gia đình tích trữ những đồ điện tử mới nhất – làm các nhà đầu tư thất vọng, gợi nhắc thời điểm thị trường tuột dốc không phanh.

Thông báo mới nhất của việc cắt giảm sản phẩm với các nhà cung cấp của công ty – ví dụ như Lumentum – đã làm tăng lo ngại, mặc dù những động thái đó cũng khó để nói lên điều gì.

Mọi việc trở nên trầm trọng hơn, khi Apple quyết định ngừng công bố số lượng iPhone, iPad và các sản phẩm khác được bán ra mỗi quý‎, dấy lên mối nghi ngờ về uẩn khúc nào đó.

Daniel Ives, từ Wedbush Securities, nói việc ngừng công bố số liệu iPhone đã khiến tác động mạnh tới cổ phiếu Apple.

2. Giá thành cao sẽ đưa Apple vào tình thế nguy hiểm nếu như nền kinh tế đi xuống

Vài năm trở lại đây, Apple đã khắc phục sự sụt giảm doanh thu bán điện thoại bằng cách tăng giá – một động thái giúp công ty có thể đạt doanh số, cho dù ngành này đang thu nhỏ lại.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng toàn cầu và ở Mỹ đang chậm lại, và số liệu gần đây về sự tiêu dùng của khách hàng ghi nhận một sự trộn lẫn.

Với 750 USD – mức giá thấp nhất cho một chiếc iPhone mới, thì doanh thu của công ty đang lâm vào nguy cơ giảm mạnh. Và dự đoán về lượng bán ra cũng càng làm tăng sự lo ngại.

Chuyên gia phân tích của CFRA nói: “Rõ ràng xu hướng giá bán trung bình không thể tiếp diễn mãi. Tôi nghĩ rằng mối quan tâm thật sự của các nhà đầu tư là họ có thể giữ được bao lâu.”

3. Các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào dịch vụ của Apple

Apple đã xác định dịch vụ, bao gồm Apple Pay, Apple Music và Apple Store – là những hạng mục tăng trưởng tiếp theo. Apple đặt mục tiêu 50 tỉ USD từ doanh thu dịch vụ vào năm 2020, dựa trên nền tảng người dùng rộng lớn.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đặt nhiều dấu hỏi. Ví dụ như, Apple chưa bao giờ chính thức chia sẻ những dự án dành cho truyền hình hay điện ảnh và mục tiêu thâm nhập vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vẫn tương đối mù mịt.

Bà Carolina Milanesi – nhà phân tích làm việc tại công ty nghiên cứu thị trưởng Creative Strategies nhận đinh: các chuyên gia sẽ phải điều chỉnh kinh doanh bằng hình thức thanh toán nhỏ và điều độ hơn, thay vì dùng những ổ cứng lớn.

Dẫu vậy, bà Milanesi nghĩ rằng những lo lắng hiện tại là hơi vội vã.

“Nếu chúng ra hiểu rằng việc bán iPhone dù đang dậm chân tại chỗ hay giảm thì cũng không gì có thể bù đắp. Vì vậy, chắc chắn là có cơ sở cho những lo ngại, nhưng tôi cho là quá sớm.”

“Nếu chúng ta không ghi nhận dịch vụ đúng như những gì mong đợi, thì những quan ngại là hợp lý.”

4. Apple phản chiếu những vấn đề thị trường mang tầm lớn hơn – như căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc

Lĩnh vực công nghệ đang bị giáng một cú đánh mạnh mấy tuần qua, khi các nhà đầu tư chạy khỏi ngành này.

Tuy nhiên, sự xáo trộn này nói chung không tác động gì tới cổ phiếu Apple – cho tới khi Apple cập nhật cho các nhà đầu tư vào ngày 1/11.

Giờ đây, Apple cũng đã bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ thị trường, bao gồm các định giá quá lạc quan, lãi suất tăng, sự dao động của tiền tệ và căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc.

Ông Ives nhận định: “Đây thực sự là giai đoạn khủng hoảng.” Tuy nhiên, ông vẫn tin tưởng vào sự khởi sắc của Apple trong giai đoạn tới.

“Vòng quay sản phẩm này có vẻ không chạm tới mức mà các nhà đầu cơ hy vọng. Dẫu vậy, tôi không cho rằng câu chuyện Apple có một thay đổi lớn hơn nếu chúng ta cẩn trọng trong tầm hai, ba, bốn năm nữa.”

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46293909

 

TQ đổ tiền đầu tư vào Ukraine:

Con dao hai lưỡi với Kiev

Ukraine và Trung Quốc đang tăng cường quan hệ đối tác trong những năm gần đây khi mà Kiev cần tiền để nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khi Bắc Kinh lại muốn nắm trong tay công nghệ của quốc gia Đông Âu.

Tuy nhiên, một quan chức Lầu Năm Góc trong chuyến đi tới Kiev hồi tháng 9 cảnh báo các khoản đầu tư của Trung Quốc có thể sẽ là một con dao 2 lưỡi với Ukraine.

“Trung Quốc muốn tìm hiểu bí quyết bằng cách chuyển giao dây chuyền sản xuất sang Trung Quốc và nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Ukraine để Bắc Kinh thực hiện các nghiên cứu đảo chiều (RE) và tự sản xuất công nghệ”, tờ Kyiv Post của Ukraine dẫn lời vị quan chức này cho biết.

Nghiên cứu đảo chiều (RE) là quá trình tìm hiểu những công nghệ được sử dụng bởi 1 thiết bị, 1 đối tượng hoặc 1 hệ thống thông qua việc phân tích cấu trúc, các chức năng và hoạt động của nó.

Quan chức Mỹ cùng với đó cảnh báo Trung Quốc đang lên kế hoạch “tiếp thu các dữ liệu nghiên cứu và phát triển từ các công ty Ukraine, “thuê” các bộ não quân sự của người Ukraine tới làm việc tại Trung Quốc”.

Theo Kyiv Post, Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Ukraina với hơn 100 triệu USD/năm. Các mặt hàng chủ yếu là động cơ cho máy bay huấn luyện, máy bay trực thăng, xe tăng quân đội, tuabin khí cho tàu hải quân.

Năm 1998, Ukraine bán cho Trung Quốc một tàu sân bay khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Con tàu sau này được Trung Quốc nâng cấp thành Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc không đơn giản chỉ quan tâm tới việc mua vũ khí, Bắc Kinh cũng có tham vọng đầu tư vào ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Ukraine, the Kyiv Post. Năm 2016, Công ty hàng không Antonov của Ukraine cho biết đã cấp phép cho Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc lắp sản xuất máy bay vận tải An-225 Mriya tại Bắc Kinh.

Trước những động thái này của Bắc Kinh, quan chức Lầu Năm Góc kêu gọi chính phủ Ukraine thiết lập một tổ chức tương tự như Ủy ban liên ngành về đầu tư nước ngoài (CFIUS) của Mỹ, nơi xem xét các khoản đầu tư nước ngoài được đề xuất và đánh giá các khoản đầu tư đó có đặt ra các đe dọa về an ninh quốc gia hay không.

Sáng kiến Vành đai và Con đường

Ukraine là một trong những đối tác chính trong sáng kiến Vành đai và Con đường (OBOR) của Trung Quốc. Theo truyền thông Trung Quốc, Ukraine là một trong những quốc gia đầu tiên công bố sẽ hỗ trợ cho OBOR, dự án xây dựng các tuyến đường thương mại đầy tham vọng nối Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh. Với OBOR, Trung Quốc sẽ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại hơn 60 quốc gia.

Theo trang web chính thức của OBOR, Ukraine và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác theo khuôn khổ của dự án này vào năm 2015. Nhưng ngay trước cả khi thỏa thuận này được ký kết, Bắc Kinh đã mạnh dạn tuyên bố lợi ích của mình ở Ukraine.

Vào tháng 3/2014, không lâu sau khi Crưm tuyên bố tách khỏi Ukraine sau cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, tờ Global Times của Trung Quốc cho đăng tải bài xã luận có tựa đề “Cuộc khủng hoảng ở Ukraine mang đến cơ hội chiến lược cho Trung Quốc”.

Bài báo khẳng định Bắc Kinh có được nhiều lợi ích từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cụ thể là nếu Mỹ và Nga ngày càng gia tăng căng thẳng liên quan tới Crưm, điều này sẽ làm giảm áp lực quốc tế chống lại Trung Quốc. Thậm chí, Trung Quốc còn có thể đóng vai trò nhưng một “người hòa giải” và “đại sứ hòa bình” trong cộng đồng quốc tế.

Theo The Epoch Times, có không ít các dự án cơ sở hạ tầng của Ukraine hiện tại có vốn đầu từ Bắc Kinh như nhà máy điện mặt trời ở thành phố Nikopol dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay hay dự án nạo vét tại Cảng Chornomorsk.

Chính phủ Ukraine cũng đã ký một khoản vay kỳ hạn 20 năm từ một ngân hàng Trung Quốc để chi trả 85% kinh phí cho dự án đường dây điện ngầm trị giá 2 tỷ USD ở Kiev dự án sẽ được khởi công trong vài tháng tới.

Vào tháng 7, một trung tâm xúc tiến đầu tư OBOR được thành lập tại Kiev để hỗ trợ các công ty Ukraine mở rộng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và các nước khác trong khuôn khổ OBOR.

Bẫy nợ

Cũng giống như nhiều quốc gia khác được Trung Quốc rót vốn đầu tư, nhiều chuyên gia lo ngại Ukraine sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo từ chính sách ngoại giao bẫy nợ của Bắc Kinh.

Theo một bài báo đăng tải trên tờ The Bohr Times, nợ công quốc gia của Ukraine đang ở mức 75,71 tỷ USD tính đến ngày 31/7/2018 trong khi nợ nước ngoài trực tiếp đã chạm tới 37,51 tỷ USD.

Ukraine không công bố chính xác số nợ Chính phủ Trung Quốc, nhưng theo số liệu thông kê được Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington cung cấp, con số này vào cuối năm 2016 là 1,59 tỷ USD.

Một bài báo đăng tải trên tờ Kyiv Post ngày 14/9 cảnh báo Ukraine về những nguy hiểm trong việc thúc đấy thương mại và quan hệ chính trị với Trung Quốc, khẳng định Bắc Kinh đang tìm kiếm cơ hội ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ cao và quốc phòng Ukraine.

“Ukraine nên nghiên cứu các trường hợp của Pakistan, Malaysia và Sri Lanka, các quốc gia nạn nhân từ chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ tại các quốc gia đó”, tác giả bài viết cảnh báo.

Sri Lanka hồi tháng 7 tuyên bố đã dời một căn cứ hải quân tới một cảng do Trung Quốc xây dựng và kiểm soát, động thái được cho là sẽ tăng cường an ninh tại hải cảng mà giới quan sát lo ngại Trung Quốc có thể dùng vào các mục đích quân sự.

Vào tháng 8, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố hủy bỏ hàng loạt dự án hàng tỷ USD với Trung Quốc để giảm nợ cho quốc gia.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24882-tq-do-tien-dau-tu-vao-ukraine-con-dao-hai-luoi-voi-kiev.html

 

Nga hy vọng G20 ủng hộ thương mại đa phương

Nga hy vọng rằng tất cả 20 thành viên của khối các nước công nghiệp trên thế giới sẽ ủng hộ cách tiếp cận đa phương đối với các hoạt động thương mại quốc tế trong cuộc họp thượng đỉnh ở Argentina vào tuần tới.

Reuters dẫn lời bà Svetlana Lukash, nhà đàm phán về G20 của Nga, bày tỏ như trên hôm 22/11.

Bà Lukash cho biết thêm rằng, trong cuộc họp ở Buenos Aires hôm 30/11, các lãnh đạo G20 sẽ bàn về các vấn đề như thương mại toàn cầu, tình trạng biến đổi khí hậu và hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, theo nhà đàm phán này, họ còn thảo luận về việc phối hợp chính sách vĩ mô, các vấn đề về quy định tài chính và cải cách thuế.

Theo Reuters, quan chức Nga còn nói thêm rằng sẽ không có các chủ đề chính trị trong chương trình nghị sự.

Khi được hỏi về việc thảo ra tuyên bố chung G20, theo hãng tin Anh, bà Lukash nói rằng chuyện đó sẽ được bắt đầu vào ngày 26/11.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-hy-v%E1%BB%8Dng-g20-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-%C4%91a-ph%C6%B0%C6%A1ng/4669505.html

 

Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Nga GRU

bất ngờ qua đời

Trọng Nghĩa

Bộ Quốc Phòng Nga vào sáng sớm hôm nay, 22/11/2018 bất ngờ loan báo : Lãnh đạo cơ quan quân báo GRU của Nga, tướng Igor Korobov, nhân vật từng giám sát một loạt chiến dịch khét tiếng gần đây ở nước ngoài, đã đột ngột qua đời vào hôm qua, 21/11 sau một căn bệnh « dài và nghiêm trọng ».

Trong một bản thông cáo, bộ Quốc Phòng Nga đã loan báo tin trên, đồng thời ca tụng ông là một « nhân vật lớn », một người yêu nước chân chính của nước Nga.

Năm nay mới 62 tuổi, Igor Korobov, đã lên làm giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quân Sự Nga GRU từ năm 2016, và từng nằm trong danh sách những nhân vật Nga bị Mỹ trừng phạt.

Theo hãng tin Nga TASS, trích dẫn một nguồn tin quân sự, phó giám đốc GRU là phó đô đốc Igor Kostyukov, 57 tuổi, đã được cử làm quyền giám đốc GRU, và có nhiều khả năng được bổ nhiệm làm người lãnh đạo ngành quân báo của Nga.

Nếu đối với Nga, ông Korobov là người có công trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của GRU chống lại lực lượng khủng bố ở Syria, thì tại phương Tây, tên tuổi của ông gắn liền với nhiều hoạt động phá hoại của Nga ở nước ngoài.

Đó là chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, cho đến vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và cô con gái Yulia ở Anh vào tháng Ba vừa qua với một loại chất độc thần kinh do chính Nga chế tạo, bên cạnh âm mưu tấn công mạng của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học bị Hà Lan ngăn chặn.

Matxcơva dĩ nhiên đã phủ nhận tất cả các cáo buộc nói trên.

GRU là một trong ba cơ quan gián điệp của Matxcơva, cùng với cơ quan tình báo nước ngoài SVR và cơ quan an ninh FSB. Được thành lập vào năm 1918, GRU được xem là đối thủ của KGB trong thời kỳ Xô Viết, với một mạng lưới gián điệp rộng lớn ở nước ngoài và các lực lượng đặc biệt từng tham gia nhiều cuộc chiến như ở Afghanistan và Chechnya. GRU cũng được cho là có hoạt động ở Ukraina và các nơi khác.

Hiện có rất ít thông tin về cơ quan này, có biểu tượng là một con dơi đen bay trên một quả địa cầu. Cấu trúc, số nhân viên và nguồn tài chính của GRU là bí mật quốc gia.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181122-giam-doc-co-quan-tinh-bao-quan-doi-nga-gru-bat-ngo-qua-doi

 

Vụ Khashoggi : Paris « đánh khẽ » Riyad

vì sợ thâm hụt « hầu bao » ?

Minh Anh

Trong vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại ngay trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nước Pháp có những phản ứng dè dặt và cực kỳ cẩn trọng. Paris cho rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận và không vội vã đưa ra các lệnh trừng phạt.

Cuộc điều tra về vụ sát hại cây bút xã luận người Ả Rập Xê Út, nổi tiếng với những bài chỉ trích vương quốc Ả Rập Xê Út, tập trung xoay quanh câu hỏi nóng bỏng : Hoàng thái tử đầy quyền lực Mohamed Ben Salman can dự đến mức nào trong vụ việc này ?

Bất chấp kết luận của CIA khẳng định thái tử MBS đã ra lệnh hạ sát nhà báo Khashoggi, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gì lay chuyển quan hệ Washington – Riyad. Nước Pháp của tổng thống Macron tương tự, nối gót Hoa Kỳ, cũng tìm cách duy trì mối quan hệ với Ả Rập Xê Út. Nhưng không như Washington và Berlin, chính quyền Paris chưa đưa ra một biện pháp trừng phạt nào nhắm vào Riyad.

Không những thế, chính phủ Pháp còn có những lời lẽ ôn hòa hơn, tuyên bố cuộc điều tra đang đi đúng hướng với thông báo truy tố 15 nghi phạm. Vì sao như vậy ? Pháp lo bị trả đũa thương mại ? Hay ngại va chạm ngoại giao với Ả Rập Xê Út liên quan đến mối đe dọa Iran ở Trung Đông ?

Quả thật, đối với Pháp và nhiều nước phương Tây, Ả Rập Xê Út có một vị trí chiến lược quan trọng, không chỉ giữ thế cân bằng trong khu vực trước mối họa Iran mà còn cả trong vấn đề hợp tác quân sự và cung cấp năng lượng như dầu hỏa, khí đốt.

Do vậy, theo quan điểm của ông Georges Malbrunot, nhà báo và chuyên gia về Trung Đông trên Le Figaro, trừng phạt Riyad sẽ là một bài toán « tế nhị » đối với Paris. Bởi vì, Riyad không chỉ là một khách hàng vũ khí quan trọng của Paris mà còn là một nguồn cung ứng tài chính quan trọng cho các chiến dịch quân sự của Pháp ở châu Phi.

Chuyên gia Malbrunot nhắc lại rằng một trong những quan chức có liên can đến vụ việc, tướng Ahmed Al Assiri vừa bị sa thải, nhân vật số hai của ngành tình báo Ả Rập Xê Út, từng tốt nghiệp trường đào tạo sĩ quan danh tiếng Saint-Cyr của Pháp là người rất được Paris trông cậy trong vụ thương lượng hợp đồng cung cấp một thiết bị vệ tinh quan sát quân sự cho Ả Rập Xê Út.

Lịch sử quan hệ Paris-Riyad cho thấy thái độ của Pháp hiện nay không phải là điều gây ngạc nhiên. Ả Rập Xê Út, quốc gia dầu hỏa vốn dĩ nắm giữ trong tay nhiều lá chủ bài để gây áp lực với Paris. Theo lời thuật của một cựu lãnh đạo ngành tình báo Pháp, « năm 1981, vì e ngại ông François Mitterand – cánh tả – lên nắm quyền, Ả Rập Xê Út đã ngưng hẳn chương trình đào tạo lực lượng biệt động do tình báo Pháp DGSE đảm trách và toàn quyền cung cấp thiết bị ».

Cũng theo vị cựu lãnh đạo này, tại châu Phi, cách hai khoảng hai chục năm, Ả Rập Xê Út đã chi trả toàn bộ chi phí cho việc thiết lập Lực lượng can thiệp tại nước Zaire (tên cũ nước Cộng hòa Dân chủ Congo ngày nay) thời chế độ độc tài Mobutu. Và gần đây nhất, Riyad còn cam kết hỗ trợ 100 triệu đô la cho Lực lượng chống khủng bố G5 dưới sự chỉ huy của Pháp tại vùng Sahel.

Ngược lại, cùng với các đồng minh phương Tây, nước Pháp cũng muốn gây áp lực với MBS để tiến hành thương thuyết hòa bình cho Yemen. Câu hỏi đặt ra : Liệu Pháp có đủ can đảm vượt qua được sức cám dỗ của đồng đô la đến từ Ả Rập Xê Út ? Hiện Riyad đang nghiên cứu khả năng bộ trưởng Thương Mại đến thăm Paris trong những ngày sắp tới.

http://vi.rfi.fr/phap/20181122-vu-khashoggi-paris-%C2%AB-danh-khe-%C2%BB-riyad-vi-so-tham-hut-%C2%AB-hau-bao-%C2%BB

 

Lần đầu tiên từ 32 năm,

thủ tướng Tây Ban Nha thăm Cuba

Anh Vũ

Hôm nay, 22/11/2018, thủ tướng Pedro Sanchez tới Cuba trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của một lãnh đạo chính phủ Tây Ban Nha kể từ năm 1986. Chuyến công du hai ngày nhằm thắt chặt quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai nước.

Tới La Habana chiều nay, giờ Cuba, thủ tướng Tây Ban Nha đến viếng tượng đài José Marti, người anh hùng giải phóng dân tộc Cuba, trên quảng trường Cách mạng, trước khi hội đàm với chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel.

Theo các nguồn tin chính phủ Tây Ban Nha, mục tiêu của chuyến thăm là « bình thường hóa, ổn định và mở rộng các quan hệ giữa Tây Ban Nha và Cuba ».

Cuba là thuộc địa cuối cùng của Tây Ban Nha giành lại độc lập từ năm 1898. Quan hệ hai nước cũng đã trải qua nhiều thăng trầm. Đỉnh điểm căng thẳng là vào năm 1996 khi chính phủ Tây Ban Nha dưới thời thủ tướng José Maria Azna thông qua « lập trường chung » của châu Âu, đặt vấn đề cải thiện nhân quyền ở Cuba làm điều kiện cho mọi đối thoại với La Habana.

Ở trong nước Cuba đang có những biến chuyển chính trị. Tháng Hai năm tới, nước này sẽ thông qua sửa đổi Hiến pháp, trong đó có việc thừa nhận vai trò kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài. Bên ngoài cuộc đối thoại chính trị giữa Cuba và Liên hiệp Châu Âu đang tiến triển từ năm 2017. Trong khi đó quan hệ Mỹ-Cuba đang gặp trở ngại dưới chính quyền Donald Trump.

Madrid có thể nhìn thấy ở Cuba cơ hội kinh tế khi đất nước này mở cửa ra bên ngoài.Tây Ban Nha vẫn là đối tác thương mại lớn thứ ba của Cuba, sau Trung Quốc và Venezuela, với 1,3 tỉ đô la trao đổi trong năm 2017. Đã có khoảng 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ Tây Ban Nha cắm chân ở Cuba, chủ yếu trong lĩnh vực du lịch.

Về phần mình, Cuba đang rất khát đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ đạt 1,1% trong nửa đầu năm nay.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181122-lan-dau-tien-tu-32-nam-thu-tuong-tay-ban-nha-tham-cuba

 

Chính phủ Ba Lan lùi bước

về dự án cải cách Tòa Án Tối Cao

Minh Anh

Hôm qua 21/11/2018, Hạ Viện Ba Lan đã nhanh chóng thông qua dự luật sửa đổi cho phép hơn hai chục thẩm phán của Tòa Án Tối Cao được quay trở lại làm việc bình thường.

Nguyên nhân là mùa hè vừa qua, nghị viện Ba Lan, với đa số thuộc đảng bảo thủ Pháp Luật và Công Lý, đã thông qua một dự luật hạ thấp tuổi về hưu – xuống còn 65 tuổi – của các thẩm phán thuộc Tòa Án Tối Cao. Hậu quả là một phần ba số thẩm phán tại định chế này đã phải nghỉ hưu.

Tháng 10 vừa qua, Tòa Án Công Lý Châu Âu cho rằng luật hạ thấp tuổi nghỉ hưu không phù hợp với luật lệ của châu Âu và yêu cầu Ba Lan phải ngừng áp dụng luật này, nếu không sẽ bị phạt nặng. Từ Vacxava, thông tín viên Damien Simonart cho biết thêm chi tiết :

« Túi tiền chứ không phải lẽ phải đã thắng thế. Chính phủ Ba Lan đã đứng trước sự lựa chọn, hoặc là lùi bước hoặc là trả tiền phạt hàng chục ngàn euro cho mỗi ngày chậm áp dụng quyết định của Tòa Án Công Lý Châu Âu.

Hôm qua, Hạ Viện Ba Lan đã nhanh chóng bỏ phiếu thông qua một dự luật sửa đổi, cho phép 23 thẩm phán trước đó bị buộc nghỉ hưu, được quyền quay lại làm việc một cách bình thường tại Tòa Án Tối Cao.

Trong hàng ngũ phe bảo thủ, một số dân biểu chỉ trích chính phủ lùi bước trước sự áp đặt của Liên Hiệp Châu Âu. Theo họ, châu Âu đã đặt những giới hạn làm tổn hại đến chủ quyền của Ba Lan. Phe đối lập tự do thì vui mừng trước thất bại của đảng Pháp Luật và Công Lý (Pis) cũng như của lãnh đạo đảng này, ông Jaroslaw Kaczynski.

Dự luật sửa đổi chắc sẽ nhanh chóng được Thượng Viện thông qua và được tổng thống Ba Lan ký ban hành. Thế nhưng, cuộc chiến nhắm vào Tòa Án Tối Cao mà chính phủ vừa bị thua không dẫn đến việc hủy bỏ dự án cải cách tư pháp sâu rộng mà đảng Pháp Luật và Công Lý tiến hành. Chính vì dự án cải cách này mà Ủy Ban Châu Âu đã khởi động điều 7 của Hiệp ước về Liên Hiệp Châu Âu để trừng phạt Ba Lan ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181122-chinh-phu-ba-lan-lui-buoc-trong-du-an-cai-cach-toa-an-toi-cao

 

Ả Rập Xê-út bác tin thay người kế vị

Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê-út hôm 21/11 nói rằng vương quốc của ông đoàn kết xung quanh lãnh đạo của họ và bác bỏ những tin tức cho rằng các thành viên hoàng gia nước này muốn thay đổi người kế vị ngai vàng.

Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNBC về bản tin của Reuters rằng các thành viên hoàng gia đang thảo luận khả năng kế vị nhưng không phải vào lúc Quốc vương Salman còn tại thế, Ngoại trưởng Adel al-Jubeir nói:

“Đó là những thông tin lố bịch mà họ dựng nên và hoàn toàn không thể chấp nhận được.”

Trước đó, Reuters đã dẫn ba nguồn tin gần gũi với hoàng gia cho biết vào lúc cộng đồng quốc tế lên án vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, một số thành viên của vương triều đang cai trị Ả Rập Xê-út đang có hành động để ngăn không cho Thái tử Mohammed bin Salman lên nối ngôi.

“Vương quốc Ả Rập Xê-út đoàn kết trên vấn đề này. Vương quốc Ả Rập Xê-út một lòng trung thành với lãnh đạo. Vương quốc Ả Rập Xê-út một lòng đi theo tầm nhìn mà các nhà lãnh đạo đã đặt ra cho chúng tôi trong khuôn khổ Tầm nhìn 2030 cũng như con đường cải cách,” ông Jubeir nói.

Vụ sát hại nhà báo Khashoggi, nhân vật chỉ trích Thái tử Mohammed được nhiều người biết, trong khuôn viên lãnh sự quán Ả Rập Xê-út ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước đã bị cộng đồng quốc tế lên án, trong đó có Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng nước này.

Cục Tình báo Trung ương Mỹ tin rằng Thái tử Mohammed chính là người ra lệnh tiến hành vụ sát hại, theo nguồn tin nắm rõ về vụ việc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/11 cam kết vẫn là ‘đối tác trung thành’ của Ả Rập Xê-út mặc dù ông cũng nói rằng Thái tử Mohammed có thể đã biết về kế hoạch sát hại Khashoggi.

“Chúng tôi đã nói rất rõ rằng chính phủ Ả Rập Xê-út không có can hệ gì trong việc này và Thái tử cũng không có liên can một chút gì,” ông Jubeir nói.

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt-b%C3%A1c-tin-thay-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-k%E1%BA%BF-v%E1%BB%8B/4668649.html

 

UAE kết án chung thân

một công dân Anh về tội do thám

Một tòa án ở Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hôm 21/11 tuyên án một học giả người Anh tù chung thân với cáo buộc do thám cho Chính phủ Anh trong một động thái mà nước Anh cho là có hậu quả ngoại giao nghiêm trọng trong quan hệ giữa hai đồng minh cũ.

Công tố viên UAE nói rằng bản án được tuyên cho Matthew Hedges sau khi ‘bị cáo thừa nhận trước tòa về cáo buộc chống lại ông,” nhưng cũng nói rằng Hedges có thể kháng cáo.

Thông cáo của công tố viên không nói rõ cáo trạng. Gia đình của ông và tờ báo The National do nhà nước kiểm soát dẫn một thông báo riêng rẽ của tòa án nói rằng Hedges bị cáo buộc do thám.

Phiên tòa diễn ra chưa đầy năm phút và luật sư của Hedge không có mặt, gia đình của ông cho biết.

“Chúng tôi đương nhiên rất thất vọng và lo ngại về bản án hôm nay,” Thủ tướng Anh Theresa May nói trước Quốc hội.

Bà May và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết họ nêu vụ việc với cấp cao nhất của chính phủ UAE.

“Chúng tôi không thấy có bằng chứng gì để hỗ trợ cho các cáo buộc chống lại ông ấy… UAE nói rằng họ là bạn và đồng minh của nước Anh cho nên sẽ có hậu quả ngoại giao nghiêm trọng. Không thể chấp nhận được,” ông Hunt viết trên Tweeter.

Thông cáo của Bộ trưởng Tư pháp Hamad al-Shamsi mô tả phiên tòa ‘công bằng, minh bạch và hợp lý’. Ông Hedges, nghiên cứu sinh tiến sĩ 31 tuổi thuộc Đại học Durham, đã bị giam giữ ở UAE kể từ ngày 5/5 khi ông bị bắt ở Sân bay Quốc tế Dubai sau hai tuần đến đây để nghiên cứu.

Các chứng cứ được đưa ra để chống lại ông bao gồm những ghi chú để ông làm luận án, gia đình Hedges cho biết.

“Tôi hết sức bàng hoàng và tôi không biết phải làm gì cả. Matthew vô tội,” vợ của Hedges, bà Daniela Tejada, nói. Bà có mặt tại tòa án ở Abu Dhabi và cho biết chồng bà ‘đã run rẩy khi nghe tuyên án’.

Một phóng viên của Reuters bị chặn lại không cho vào tham dự phiên tòa vốn không cho công chúng đến xem.

Án chung thân đối với một người không phải là công dân UAE tương ứng với mức án tù tối đa là 25 năm và sau đó là bị trục xuất, theo tờ The National.

Hedges được cho tại ngoại hồi tháng 10, nhưng trước đó đã bị biệt giam trong vòng năm tháng, gia đình ông cho biết.

Ông đã bị buộc ký vào bản nhận tội bằng tiếng Ả Rập mà ông không hiểu và sức khỏe thể chất và tinh thần của ông đã xấu đi trong thời gian bị giam giữ, họ nói them.

The National đưa tin rằng ông bị bắt sau khi một người đàn ông báo cảnh sát rằng ông hỏi những thông tin nhạy cảm và Hedges đã thú nhận khi bị xét hỏi.

UAE là trung tâm du lịch và thương mại nhưng không cho phép chỉ trích chính quyền, giới cầm quyền và các chính sách.

https://www.voatiengviet.com/a/uae-k%E1%BA%BFt-%C3%A1n-chung-th%C3%A2n-m%E1%BB%99t-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-anh-v%E1%BB%81-t%E1%BB%99i-do-th%C3%A1m/4668638.html

 

Tư lệnh Iran: ‘Căn cứ Mỹ trong tầm bắn của Iran’

Một tư lệnh thuộc Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran hôm 21/11 tuyên bố các căn cứ của Mỹ ở Afghanistan, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và các tàu sân bay của Mỹ ở Vùng Vịnh đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Iran. Khuyến cáo được đưa ra trong lúc căng thẳng dâng cao giữa Tehran và Washington.

“Chúng nằm trong tầm bắn của chúng tôi và chúng tôi có thể tấn công nếu họ (người Mỹ) manh động,” ông Amirali Hajizadeh, chỉ huy của lực lượng hàng không vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, được hãng thông tấn Tasnim dẫn lời.

“Các tên lửa đất đối biển của chúng tôi có tầm bắn 700 km… và các hàng không mẫu hạm của Mỹ là mục tiêu của chúng tôi,” ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C6%B0-l%E1%BB%87nh-iran-c%C4%83n-c%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-trong-t%E1%BA%A7m-b%E1%BA%AFn-c%E1%BB%A7a-iran-/4668644.html

 

Thương chiến Mỹ – TQ tới hồi gay cấn: Láng giềng gần

của Việt Nam trở thành “nạn nhân” mới nhất

Những con số không mấy khả quan cho thấy nền kinh tế Thái Lan đã bắt đầu cảm nhận được rõ “sức nóng” của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc.

Nikkei Asian Review trích dẫn những số liệu mới nhất cho biết, kinh tế Thái Lan trong quý III năm nay đã chững lại đáng kể do cuộc chiến thương mại và sự suy giảm trong ngành du lịch.

Tình hình này đã khiến cơ quan hoạch định của Thái Lan phải hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế thường niên xuống một mức sâu hơn nữa.

Cụ thể, nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á chỉ tăng trưởng được 3,3%, thấp hơn mức 4%-4,2% theo dự báo của các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters. Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội của nước này không hề có sự tăng trưởng trong quý III năm nay.

Thái Lan không phải là quốc gia châu Á duy nhất phải chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa hai ông lớn Mỹ – Trung Quốc.

Những số liệu mới nhất được thu thập từ Philippines, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho thấy các nền kinh tế này đều có dấu hiệu chững lại – hay có thể nói là tăng trưởng yếu hơn so với quý trước.

Kinh tế Nhật Bản thậm chí còn tăng trước âm trong quý III/2018.

Theo một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn, mặc dù các lĩnh vực kinh tế khác của Thái Lan vẫn khá vững, nhưng hai lĩnh vực du lịch và xuất khẩu hàng hóa đã chịu khá nhiều ảnh hưởng, và đây lại là 2 lĩnh vực có tỉ trong lớn đối với tổng GDP của nước này.

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu đang chiếm hơn 60% tổng GDP của Thái Lan. Giá trị xuất khẩu của nước này giảm 5,2% trong tháng 9/2018, và đây là lần giảm đầu tiên trong vòng 19 tháng qua.

Điều này cho thấy cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu có tác động xấu tới các chuyến hàng xuất khẩu của Thái Lan nói riêng, và nhiều quốc gia châu Á khác nói chung.

Ban Phát triển Xã hội và Kinh tế Quốc gia (NESDB) dự đoán giá trị xuất khẩu sẽ tăng 7,2% trong năm nay, thấp hơn so với con số 10% do giới chuyên gia dự đoán từ đầu năm. Bên cạnh đó, sau vụ tai nạn chìm thuyền hồi tháng 7 vừa qua khiến gần 50 du khách Trung Quốc thiệt mạng, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan cũng đã bắt đầu giảm mạnh.

Điều này cũng đặt thêm gánh nặng cho ngành du lịch của Thái Lan, vốn chiếm khoảng 20% tỉ trọng GDP của nước này. Cơ quan hoạch định của Thái Lan đã phải hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế thường niên xuống mức 4,2%, thay vì khoảng 4,2%-4,7% từ trước.

Cơ quan này cũng dự đoán kinh tế Thái Lan sẽ chỉ tăng trưởng được ở mức 3,5%-4,5% trong năm 2019 tới. Tuy nhiên, đại diện của NESDB nhận định nền kinh tế Thái Lan nhìn chung vẫn có khả năng trụ vững trước những sóng gió trong quan hệ Mỹ – Trung, do hiện nay tỉ lệ người thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát của nước này rất thấp (chỉ khoảng 1% và 1,5%).

Một tín hiệu lạc quan khác là đầu tư chính phủ của Thái Lan vẫn tiếp tục tăng 4,2%, và đầu tư công tăng 3,9% – mạnh nhất trong vòng hơn 4 năm (15 quý) qua.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24886-thuong-chien-my-tq-toi-hoi-gay-can-lang-gieng-gan-cua-viet-nam-tro-thanh-nan-nhan-moi-nhat.html

 

Hậu trường “ngoại giao cuồng loạn”

 của Trung Quốc tại APEC

Thụy My

Lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm thành lập, hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc hôm Chủ nhật 17/11/2018 đã không ra được thông cáo chung, chỉ vì sự phản đối của một thành viên duy nhất – đó là Trung Quốc. Hội nghị thất bại, nhưng các quan chức Trung Quốc lại vỗ tay vang dội, trước sự ghét bỏ của những nhà ngoại giao các nước khác. Đó là ghi nhận của nhà báo Josh Rogin, được tờ Washington Post gởi đến Papua New Guinea để tường thuật về APEC.

Nhưng đó chỉ là sự cố cuối cùng trong suốt một tuần lễ qua. Đoàn đại biểu chính thức của Trung Quốc đã trình diễn một loạt những màn mà nhà báo Rogin đánh giá là hung hăng, dọa nạt, hoang tưởng và kỳ quặc, nhằm cố gắng khống chế, gây áp lực lên nước chủ nhà cũng như tất cả các thành viên khác, để rốt cuộc họ phải chiều theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Một quan chức Mỹ có trách nhiệm trong các cuộc đàm phán nói với tác giả : « Điều này gần như đã trở thành thông lệ trong các quan hệ chính thức của Trung Quốc : đó là ngoại giao cuồng loạn. Họ vòng vo cứ như họ đã là chủ, và cố đạt cho được những gì mình muốn thông qua dọa nạt ».

Ngay cả trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, và còn tiếp tục cho đến lúc bế mạc, quan chức Trung Quốc lợi dụng mọi cơ hội để ép buộc thô bạo hoặc phá bĩnh nước chủ nhà Papua New Guinea (PNG) và các thành viên khác. Chiến thuật của Trung Quốc bao gồm cả thói côn đồ với truyền thông quốc tế, xông vào các tòa nhà chính phủ dù không ai mời, phủ đầy thủ đô Port Moresby bằng các khẩu hiệu tuyên truyền cho Bắc Kinh, và thậm chí rất có thể đã tấn công tin học để chặn thông điệp của phó tổng thống Mike Pence, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ.

Cờ Trung Quốc phủ kín thủ đô nước chủ nhà

Tác giả Josh Rogin tháp tùng ông Pence, và thượng đỉnh APEC là chặng cuối của vòng công du châu Á, gồm Nhật Bản, Úc, Singapore – nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Chặng dừng ở PNG là cuộc so găng giữa ông Pence và Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc đã có mặt ở Port Moresby nhiều ngày trước đó trong chuyến viếng thăm chính thức.

Nỗ lực « tấn công quyến rũ » của Trung Quốc hiển hiện khắp mọi nơi. Phái đoàn từ Hoa lục đã treo kín cờ Trung Quốc trên các con đường của Port Moresby cho chuyến thăm của ông Tập. Chính phủ PNG yêu cầu gỡ những lá cờ này xuống trước thượng đỉnh APEC. Các quan chức Trung Quốc cuối cùng đã tháo xuống, nhưng sau đó lại thay thế bằng những lá cờ màu đỏ vững chải, gần như giống y với quốc kỳ Trung Quốc, chỉ không có những ngôi sao vàng mà thôi.

Một biểu ngữ khổng lồ treo dọc theo một đường phố chính, ca ngợi sáng kiến « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc « không chỉ là con đường của hợp tác và đôi bên cùng có lợi, mà còn là con đường của hy vọng và hòa bình ! ». Trong bài phát biểu ở APEC, ông Pence đã gọi đó là « một vành đai siết chặt » và « con đường một chiều ».

Động thái thị uy đầu tiên của Trung Quốc là cấm tất cả báo chí quốc tế dự cuộc gặp của ông Tập với các nhà lãnh đạo tám nước Thái Bình Dương. Các nhà báo từ khắp khu vực đã lặn lội đến để dự sự kiện, và chính phủ PNG đã cấp phép cho họ. Nhưng quan chức Trung Quốc đã chận không cho các phóng viên vào trong tòa nhà, chỉ cho báo chí nhà nước từ Hoa lục đưa tin. Một viên chức Mỹ gọi đây là « cú đá vào lưới nhà », vì sau đó các nhà báo chỉ có thể viết về cách đối xử thô bạo của Trung Quốc mà thôi.

Xông vào bộ Ngoại Giao, la ó trong phòng họp…

Từ đó trở đi, mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Hôm thứ Bảy 1/11, ông Tập và ông Pence là hai diễn giả chính thức cuối cùng, trong buổi thảo luận công khai của hội nghị. Hai ông phát biểu trên một chiếc tàu neo ở bờ biển, trong khi đa số phóng viên ở trên bờ, tại Trung tâm báo chí quốc tế. Nhưng năm phút sau khi phó tổng thống Pence bắt đầu nói, mạng internet ở Trung tâm báo chí đã bị sập, có nghĩa là hầu hết các nhà báo chẳng nghe được gì, nên không thể tường thuật trực tiếp.

Ngay khi ông Pence vừa kết thúc bài diễn văn, internet ở Trung tâm báo chí lại hoạt động như có phép lạ. Một viên chức Mỹ nói với tác giả, dù không chắc Trung Quốc là thủ phạm, đang điều tra xem điều gì đã xảy ra. Một viên chức khác hỏi : « Internet có trục trặc gì với diễn giả trước ông Pence không ? » (Chẳng có gì). « Và diễn giả đó là ai ? » (Chính là ông Tập).

Câu chuyện sau đó còn trở nên quái lạ hơn. Phía sau hậu trường, các nước thành viên thảo luận kịch liệt về bản thông cáo chung. Phái đoàn Trung Quốc, không hài lòng với diễn tiến cuộc đàm phán, đã đòi gặp ngoại trưởng PNG. Ông từ chối gặp, vì không muốn ảnh hưởng đến sự trung lập của nước chủ nhà trong hội nghị thượng đỉnh.

Quan chức Trung Quốc không chấp nhận sự chối từ này. Họ đến bộ Ngoại Giao, xông thẳng vào văn phòng của ngoại trưởng, yêu cầu ông phải gặp họ. Ngoại trưởng PNG đành phải gọi cảnh sát đến tống những vị khách không mời ra khỏi tòa nhà. Tất cả các nhà ngoại giao đã có trò chuyện với nhà báo Josh Rogin tại PNG đều sững sờ trước hành động của Trung Quốc. Nhưng đó chưa phải đã hết.

Các cuộc đàm phán tiếp diễn cho đến Chủ nhật 17/11, và thái độ tệ hại của phái đoàn Trung Quốc vẫn tiếp tục. Quan chức Trung Quốc bị ám ảnh về bản thông cáo chung cho đến nỗi họ bắt đầu thúc đẩy tổ chức những cuộc gặp từng nhóm nhỏ các nước bên lề hội nghị. Trong các phiên họp chính thức, đoàn Trung Quốc la ó ầm ĩ những nước nào « âm mưu » chống lại Bắc Kinh. Theo các viên chức Mỹ, không có đại biểu nào khác trong phòng họp la hét một cách bất nhã như thế.

Cuối cùng, toàn bộ 20 quốc gia đều đồng thuận với thông cáo chung, trừ Trung Quốc. Phái đoàn Trung Quốc phản đối chủ yếu câu : « Chúng tôi đồng ý chống lại chủ nghĩa bảo hộ, trong đó bao gồm mọi hoạt động thương mại không công bằng ». Họ cho rằng đây là nhằm điểm mặt chỉ tên Trung Quốc.

Vỗ tay nhiệt liệt mừng hội nghị APEC thất bại !

Trong phiên thảo luận, các quan chức Trung Quốc có thái độ chống đối, phát biểu dài dòng chán ngắt, dù biết rằng thời gian hạn hẹp và các nhà lãnh đạo thế giới còn phải lên phi cơ về nước. Khi thời gian đã hết, và thế là hội nghị thượng đỉnh chính thức thất bại, phái đoàn Trung Quốc trong gian phòng gần bên địa điểm đàm phán chính đã vỗ tay ào ào như sấm động !

Tác giả Josh Rogin rút ra ba kết luận từ vở bi hài kịch những sai lầm của chính quyền Trung Quốc. Trước hết, họ hành xử một cách ngày càng vô liêm sỉ và thô bạo. Điều này đặc biệt đúng đối với những nước nhỏ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, như Papua New Guinea, vốn đang ngập ngụa trong các dự án và gánh trên vai những món nợ khổng lồ.

Thứ hai, tính chất hoang tưởng và siêu nhạy cảm trong phần lớn thái độ của Trung Quốc, là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ Bắc Kinh cảm thấy đang bị Hoa Kỳ và đồng minh đe dọa. Đó là điều mà người Mỹ cần ý thức khi thương lượng với Trung Quốc.

Cuối cùng, việc Bắc Kinh hành xử theo cung cách làm các nước khác xa lánh – một điều đi ngược lại với quyền lợi của chính Trung Quốc – cho thấy những hành động chính thức của Trung Quốc được kiểm soát từ trên đỉnh xuống, và thường cản trở những quyết định đúng đắn. Ngay cả khi phái đoàn Trung Quốc thấy rằng chiến thuật của mình phản tác dụng, họ cũng không có quyền thay đổi.

Theo tác giả, đó cũng là hình ảnh của chính quyền Trung Quốc ngày nay : ngạo mạn, thiếu tự tin, thiếu kiềm chế, không còn muốn chứng tỏ sẽ tôn trọng các quy định của cộng đồng quốc tế từ nhiều thập niên qua. Đối mặt với thực tế ấy như thế nào, đây là cuộc tranh luận mà thế giới cần phải nghiêm túc khởi đầu ngay từ bây giờ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181122-hau-truong-%E2%80%9Cngoai-giao-cuong-no%E2%80%9D-cua-trung-quoc-tai-apec

 

Căng thẳng tột độ: Ông Tập phát biểu xong,

đoàn TQ bỏ về hết để không nghe ông Pence nói

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang tại hội nghị cấp cao APEC hồi cuối tuần qua dự báo “sức ép rất lớn” lên cuộc gặp sắp tới giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình.

Mỹ-Trung “căng thẳng tột độ”

Hệ quả của bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc là lần đầu tiên hội nghị cấp cao của 21 nền kinh tế APEC không thể đạt đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung trong phiên họp toàn thể tại thủ đô Port Moresby, Papua New Guinea hồi cuối tuần qua.

Rạn nứt được thể hiện rõ khi ông Tập Cận Bình và phó tổng thống Mỹ Mike Pence không nghe phần phát biểu của đối phương, trong khi cả hai ông đều lên tiếng mạnh mẽ về cuộc chiến thương mại song phương. Ông Tập chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, trong khi ông Pence cảnh báo về bẫy nợ từ sáng kiến “Vành đai, Con đường” do ông Tập khởi xướng.

Ngày 19/11, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng khẳng định nhiều quốc gia đang phát triển có quan điểm phản đối chủ nghĩa bảo hộ, và lập trường của Bắc Kinh không phải là nguyên nhân khiến hội nghị APEC không đạt được đồng thuận.

“Quyền lực chính trị và chèn ép về kinh tế là điều bị hầu hết thành viên APEC phản đối,” ông Cảnh nói.

Ba đại biểu nền kinh tế chủ nhà Papua New Guinea mô tả bầu không khí giao tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc tại kỳ họp APEC là “căng thẳng tột độ”.

Các thành viên đoàn Trung Quốc ngày 17/11 đã rời khỏi hội trường sau khi ông Tập Cận Bình đọc diễn văn, trước khi ông Pence lên phát biểu.

“Một số [đại biểu Trung Quốc] rời khỏi, một số vẫn ở lại địa điểm họp nhưng chỉ đứng bên ngoài hội trường. Họ không nghe bài diễn văn của ông Pence,” một đại biểu chủ nhà nói.

Ông Pence ngày 18/11 nói với báo chí rằng ông “đã có cuộc trao đổi thẳng thắn” với chủ tịch Trung Quốc, nhưng một đại biểu Papua New Guinea khác cho hay các quan chức Mỹ-Trung dường như giữ khoảng cách với nhau.

“Tôi không thấy những người Mỹ và người Trung Quốc trao đổi riêng với nhau… Tất cả bọn họ đều bước vào và đi ra theo nhóm… Không có cơ hội nào để họ tự do nói chuyện cá nhân cả,” đại biểu này cho hay, nói thêm rằng căng thẳng giữa hai “ông lớn” đã đặt Papua New Guinea vào vị thế nan giải.

Mỹ gây sức ép tối đa trước thượng đỉnh Trump-Tập

Các nhà quan sát ngoại giao đánh giá bầu không khí lạnh giá giữa Mỹ-Trung tại APEC phản ánh thực tế tình trạng đối đầu “cứng” về địa chính trị giữa hai nước, đồng thời cho rằng Mỹ sẽ gây sức ép tối đa lên Bắc Kinh để thu được những lợi ích mong muốn tại cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối tháng.

Liu Weidong, chuyên viên phân tích sự vụ Mỹ-Trung tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS), nói chiến tranh thương mại đang làm tổn hại cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có thể gặp nhiều áp lực hơn.

“Cuộc gặp [Trump-Tập] có nhiều ý nghĩa với Trung Quốc hơn với Mỹ, nhưng các nhà đàm phán và quyết sách từ cả hai bên sẽ đứng trước nhiều sức ép hơn trong hai tuần tới.”

Ông Tập nỗ lực định vị Trung Quốc là “nhà vô địch” về tự do thương mại, đối trọng với chủ nghĩa bảo hộ “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump, nhưng lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dễ thuyết phục được các cường quốc như Đức, Pháp hay Liên minh châu Âu (EU) – nhưng đối tác chia sẻ chung nhiều lo ngại với Mỹ về Trung Quốc.

“Bắc Kinh cần sẵn sàng,” ông Liu nói. “[Các nước phương Tây] có thể sẽ không hoàn toàn đứng về phe Trung Quốc hay Mỹ, nhưng sẽ ngầm đồng thuận một số biện pháp của Mỹ có thể gây thêm sức ép lên Trung Quốc.”

Theo ông Liu, Bắc Kinh cần cần có giải pháp liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hạ thuế quan để kết thúc chiến tranh thương mại.

Đài CNN cho hay, các thành viên APEC không đạt được thỏa thuận về tuyên bố chung là bởi Trung Quốc phản đối phần diễn đạt về “các biện pháp thương mại bất công” trong bản thảo tuyên bố.

Mỹ là bên yêu cầu đưa diễn đạt này vào để chỉ trích và cáo buộc Trung Quốc kìm hãm thị trường, ép buộc chuyển giao công nghệ, gián điệp công nghiệp, chính phủ bảo hộ và ăn cắp sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên theo nguồn tin chính phủ Trung Quốc (ẩn danh), còn nhiều nguyên nhân và bất đồng dẫn đến thất bại trong nhận thức chung.

Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học nhân dân Trung Quốc, tin rằng vẫn còn cơ hội để đạt “hòa ước” giữa hai nước.

“Cho đến nay, các nước phát triển như Nhật Bản, Australia hay ở châu Âu vẫn thận trọng [về cách xử lý vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ-Trung],” ông Shi nói. “Có vẻ như Mỹ sẽ cố đạt một thỏa thuận với Trung Quốc, và Trung Quốc có thể đồng ý một số phần nhưng sẽ không thỏa hiệp nếu các đề xuất về chính sách kinh tế và công nghiệp quá ngặt nghèo.”

http://biendong.net/diem-tin/24884-cang-thang-tot-do-ong-tap-phat-bieu-xong-doan-tq-bo-ve-het-de-khong-nghe-ong-pence-noi.html

 

Nissan bãi chức chủ tịch của Carlos Ghosn

Anh Vũ

Hôm nay 22/11/2018 tại Tokyo, tập đoàn Nissan triệu tập hội đồng quản trị khẩn cấp và thông qua quyết định cách chức vụ lãnh đạo của Carlos Ghosn trong liên doanh Renault-Nissan. Trong khi đó, thời gian tạm giam Carlos Ghosn vì cáo buộc tội lạm tiêu công quỹ đã bước sang ngày thứ tư.

Tại trụ sở chính của hãng ở Yokohama, ngoại ô Tokyo, 7 người (6 nam, 1 nữ) trong hội đồng quản trị Nissan đã quyết định bãi chức của Carlos Ghosn tại Nissan. Đây là cuộc họp kín, quyết định được thông qua bằng biểu quyết. Trong hội đồng quản trị chỉ còn lại hai đại diện của Renault, những người có thể đã đề nghị chỉ đình chỉ tạm thời chức vụ thay vì loại vĩnh viễn Carlos Ghosn, để chờ tới khi có kết luận của Tư pháp.

Theo báo chí Nhật, các thẩm phán trong vụ việc nhận định tập đoàn Nissan cũng có phần trách nhiệm. Chính tập đoàn đã cung cấp những tài liệu không chính xác về tình hình tài chính, trong đó có việc Carlos Ghosn khai thiếu thu nhập và giấu các dinh thự sang trọng do chính Nissan mua cho ông ở nước ngoài. Tuy nhiên tại Tokyo, báo chí gần như mặc định ông Ghosn bị loại khỏi ban lãnh đạo liên doanh Pháp – Nhật.

Trong lúc này, Viện Công Tố Tokyo xác nhận tiếp tục tạm giam ông Carlos Ghosn. Công tố viên phó Nhật hôm nay đã có cuộc họp báo nhưng không cho biết ông Ghosn có thừa nhận các cáo buộc hay không.

Trong khi đó rất nhiều tiết lộ tiếp tục rò rỉ ra cho báo chí Nhật theo hướng buộc tội Carlos Ghosn. Như việc Ông Ghosn năm 2002 đã đề nghị cho người chị được hưởng ưu ái, mỗi năm chi trả 100 nghìn đô la cho các hoạt động không có thực trong liên doanh. Hay việc Carlos Ghosn đã gửi e-mail yêu cầu Greg Kelly làm giả chứng từ thu nhập của ông. Ông Kelly là cánh tay phải của ông Ghosn, hiện cũng đang bị tạm giữ trong vụ này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181122-nissan-quyet-dinh-bai-chuc-chu-tich-lien-doanh-cua-carlos-ghosn

 

Cựu Ngoại trưởng Philippines kêu gọi TQ

 theo đuổi con đường ôn hòa trong tranh chấp Biển Đông

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 20/11 đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “theo đuổi con đường ôn hòa, lý trí và công bằng” trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Trong bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Tập Cận Bình, chỉ vài giờ trước khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Manila chiều 20/11, ông Del Rosario nhấn mạnh Trung Quốc cần đóng vai trò đích thực trong việc tuân thủ luật pháp nhằm bảo đảm ổn định, an ninh và hòa bình trên thế giới, để tất cả các bên có thể tiếp tục theo đuổi khát vọng phát triển và tiến bộ.

Ông Del Rosario cho rằng thông qua biện pháp này, Bắc Kinh sẽ có cơ hội đi đầu trong việc “thực thi nguyên tắc, công bằng và toàn diện” đối với các tranh chấp và bất đồng trên thế giới.

Cựu quan chức ngoại giao này cũng lưu ý điều quan trọng nhất hiện nay là tất cả thành viên của cộng đồng quốc tế… cần nỗ lực duy trì một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đồng thời bày tỏ mong muốn Bắc Kinh theo đuổi con đường ôn hòa, lý trí và công bằng, tính đến lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Philippines trong vòng 13 năm qua. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình được xem là một mốc quan trọng trong quan hệ song phương, vốn được khôi phục sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền hồi năm 2016.

Trước đó, quan hệ hai nước đã rơi xuống mức thấp nhất sau khi Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài ở La Haye (Hà Lan) hồi năm 2013 liên quan đến yêu sách phi lí của Bắc Kinh về “đường 9 đoạn” tại Biển Đông.

Ngày 7/12/2016, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết khẳng định yêu sách của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” đối với các vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24890-cuu-ngoai-truong-philippines-keu-goi-tq-theo-duoi-con-duong-on-hoa-trong-tranh-chap-bien-dong.html

 

TQ chìa nhành ô liu

trước cuộc gặp Donald Trump – Tập Cận Bình

Mỹ vừa điều 2 chiếc B-52 tới gần “các đảo tranh chấp” ở Biển Đông hôm thứ Hai, Bắc Kinh vẫn đồng ý cho tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Hồng Kông.

CNN ngày 20/11 đưa tin, hai máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ đã bay gần các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông hôm thứ Hai 19/11.

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cho biết 2 chiếc B-52H khởi hành từ căn cứ không quân Andersen, Guam để tham gia một hoạt động huấn luyện thường xuyên trong khu vực lân cận Biển Đông.

Hoạt động này phù hợp với luật pháp quốc tế và cam kết lâu dài của Hoa Kỳ với một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở.

Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm với sự hiện diện của các lực lượng quân sự Mỹ gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trên các cấu trúc địa lý (họ nhảy vào) tranh chấp và đang kiểm soát (bất hợp pháp).

Tuy nhiên bất chấp những căng thẳng song phương, Bắc Kinh đã cho phép tàu sân bay Hoa Kỳ USS Ronald Reagan được thăm cảng Hồng Kông.

Trung Quốc đã từng hủy bỏ cấp phép cho tàu tấn công đổ bộ USS Wasp Hoa Kỳ dự kiến đến Hồng Kông trong tháng Chín sau khi Washington ra lệnh trừng phạt quân đội Trung Quốc vì mua vũ khí Nga.

South China Morning Post ngày 20/11 bình luận, động thái trên của Bắc Kinh như một cành ô liu chìa về phía Washington nhằm giảm căng thẳng trước hội nghị thượng đỉnh Donald Trump – Tập Cận Bình bên lề G-20.

USS Ronald Reagan đã đến Hồng Kông hôm qua 20/11, Tư lệnh lực lượng quân sự Trung Quốc tại Hồng Kông, trung tướng Đàm Bản Hoằng đã lên thăm tàu sân bay Mỹ.

Chu Chấn Minh, một nhà bình luận quân sự tại Bắc Kinh nói với South China Morning Post, người Trung Quốc đang hy vọng Trung – Mỹ “ngừng bắn” khi hai nhà lãnh đạo chuẩn bị gặp nhau trong 2 tuần nữa.

Nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong từ Macau cho rằng, động thái trên cho thấy Bắc Kinh đang học cách linh hoạt hơn trong lĩnh vực ngoại giao quân sự.

Trong một động thái khác có liên quan, South China Morning Post ngày 19/11 dẫn lời  Patrick Murphy, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa tháp tùng Phó Tổng thống Mike Pence công du châu Á, khẳng định:

Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và Đài Loan, Bắc Kinh sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc làm phức tạp tình hình trong cả 2 vấn đề khó khăn này.

Mỹ đã cố gắng quản lý mối quan hệ trên tinh thần giữ nguyên hiện trạng Biển Đông và eo biển Đài Loan trong nhiều thập kỷ, trong khi Trung Quốc liên tục thay đổi hiện trạng, dẫn đến căng thẳng và rủi ro.

Washington muốn đối thoại, nhưng làm sao có thể đối thoại khi đối phương vẫn tiếp tục đảo hóa, quân sự hóa làm xáo trộn lòng tin?

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24873-tq-chia-nhanh-o-liu-truoc-cuoc-gap-donald-trump-tap-can-binh.html

 

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngưng khiêu khích

Bắc Kinh hôm 22/11 lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc Trung Quốc thực thi các hoạt động thương mại “thiếu công bằng”, đồng thời kêu gọi Washington ngưng các hành động khiêu khích.

Reuters nhận định rằng tuyên bố của quốc gia đông dân nhất thế giới cho thấy Trung Quốc sẽ không xuống thang khi lãnh đạo hai nước chuẩn bị gặp nhau tại hội nghị tthượng đỉnh của nhóm G20 ở Argentina vào cuối tháng này.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết thực sự quan ngại về một báo cáo công bố trong tuần này của chính quyền Mỹ, trong đó nói rằng Bắc Kinh đã không thay đổi các hoạt động thương mại “thiếu công bằng”.

Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Thương mại Gao Feng nói rằng phía Mỹ đã “đưa ra các cáo buộc mới vô căn cứ đối với Trung Quốc”.

Các phát hiện của phía Mỹ được đưa ra trong báo cáo cập nhật của Đại diện Thương mại Mỹ về cuộc điều tra đối với chính sách chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, vốn đã khiến Mỹ áp thuế hàng hóa của Trung Quốc trị giá 50 tỷ đôla mà sau đó tăng lên 250 tỷ đôla.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng báo cáo phản ánh chủ nghĩa đơn phương của Mỹ cũng như các vi phạm điều luật của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ông Gao nói: “Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ ngưng dùng các ngôn từ và các hành vi gây tổn hại tới quan hệ kinh tế và thương mại song phương, và có thái độ mang tính xây dựng”.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết đang đánh giá tác động từ một đề xuất riêng rẽ khác của Mỹ về việc gia tăng kiểm soát xuất khẩu công nghệ, đồng thời Bắc Kinh cho biết sẽ có các bước đi cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các công ty Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-m%E1%BB%B9-ng%C6%B0ng-khi%C3%AAu-kh%C3%ADch-/4669696.html

 

Bắc Kinh tuyên bố bảo vệ

các công ty Trung Quốc, chống đe dọa từ Mỹ

Trọng Nghĩa

Sau thông báo hồi đầu tuần của bộ Thương Mại Mỹ về việc giám sát chặt chẽ hơn xuất khẩu công nghệ trong 14 lãnh vực, và một hôm sau khi bị Washington tiếp tục tố cáo là kẻ cắp công nghệ, Bắc Kinh hôm nay 22/11/2018 chính thức phản pháo, tuyên bố sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong một buổi họp báo hàng tuần, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc Cao Phong xác nhận rằng Bắc Kinh đang đánh giá tác động tiềm tàng bắt nguồn từ các quyết định mới đây của Washington nhằm tăng cường kiểm soát việc xuất khẩu công nghệ Mỹ.

Bên cạnh đó, bộ Thương Mại Trung Quốc cũng khẳng định sẽ thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ lợi ích « chính đáng » của các công ty Trung Quốc. Ông Cao Phong cũng đồng thời bác bỏ những cáo buộc được cho là « không có cơ sở ».

Tuyên bố cứng rắn trên đây là phản ứng chính thức của Bắc Kinh về việc bộ Thương Mại Mỹ, hôm 19/11 vừa qua, đã đề ra những quy định mới nhằm siết chặt hơn các vụ sát nhập, thâu tóm công ty Mỹ, cũng như các hợp đồng xuất khẩu lớn trong 14 lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có thông minh nhân tạo và công nghệ vi xử lý.

Theo các nhà phân tích, các đề xuất của Mỹ rõ ràng là nhằm đối phó với Trung Quốc, nhất là khi một hôm sau, văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã lại đả kích đích danh Trung Quốc.

Trong bản cập nhật cuộc điều tra – trong khuôn khổ điều 301 bộ Luật Thương Mại Mỹ – về chính sách chuyển giao công nghệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, Washington đã tố cáo Bắc Kinh là vẫn không từ bỏ các cung cách làm ăn « không công bằng », vốn là vấn đề cốt lõi làm dấy lên cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Phát biểu vào hôm nay, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh hết sức quan ngại về bản cập nhật cuộc điều tra trong khuôn khổ Điều 301 vừa được Mỹ công bố.

Mỹ-Trung tố cáo nhau “đạo đức giả” trước tổ chức OMC/WTO

Đấu khẩu Mỹ-Trung trong lãnh vực Thương Mại còn bùng lên tại Genève (Thụy Sĩ) vào hôm qua, 21/11/2018 nhân một cuộc họp của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO (OMC theo tiếng Pháp) để xem xét các tranh chấp pháp lý liên quan đến chính sách thương mại tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đại sứ Mỹ tại OMC, Dennis Shea đã cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng Tổ Chức Thương Mại Thế Giới để theo đuổi những chính sách « phi thị trường », trong lúc đại diện Trung Quốc tố cáo ngược lại là chính Washington mới là bên không tuân thủ luật lệ.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, cả hai bên đều đã tố cáo nhau là « đạo đức giả », lên tiếng tố cáo đối phương là vi phạm luật lệ của thương mại thế giới trong khi chính mình lại là nước không tuân thủ các quy định của tổ chức OMC/WTO.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181122-bac-kinh-se-bao-ve-cac-cong-ty-trung-quoc-chong-de-doa-tu-my

 

Hàn Quốc tìm cách né cấm vận để thực hiện

dự án đường sắt Liên Triều

Minh Anh

Một quan chức bộ Thống Nhất Hàn Quốc xin ẩn danh, hôm nay 22/11/2018 cho Yonhap biết, chính quyền Seoul đang tiến hành tham khảo Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và các nước liên quan khác nhằm thảo luận về việc tạm thời đình chỉ cấm vận Bắc Triều Tiên, để có thể tiến hành nghiên cứu thực địa trong khuôn khổ dự án đường sắt Liên Triều.

Hôm qua, Hoa Kỳ bày tỏ thái độ ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành nghiên cứu thực địa của dự án nhằm hiện đại hóa và nối liền hệ thống đường sắt giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên.

Dự án đã bị đình hoãn trong nhiều tháng qua vì Bộ Chỉ Huy Liên Hiệp Quốc lực lượng đa quốc gia tại Hàn Quốc đã không cho phép đưa các thiết bị nghiên cứu từ miền Nam sang miền Bắc, với lý do có cấm vận quốc tế.

Theo giới phân tích, điều này phản ánh sự lo ngại nguy cơ vi phạm lệnh cấm vận và sự bất bình của Washington trước khả năng hai miền gia tăng trao đổi thương mại, kinh tế trong lúc tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên bị bế tắc.

Ban đầu, Hàn Quốc dự tính tiến hành điều tra, thăm dò thực địa vào cuối tháng 10 để tổ chức lễ khởi công dự án vào cuối tháng 11/2018. Do trục trặc, Seoul tính tới việc làm lễ khởi công vào cuối năm 2018.

Dự án đường sắt nối liền Nam-Bắc Triều Tiên là một nỗ lực hợp tác Liên Triều chủ chốt mà lãnh đạo hai nước hồi tháng Tư vừa qua, đã đồng ý thúc đẩy, nhằm phát triển quan hệ kinh tế cân bằng và phồn thịnh giữa hai miền.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181122-han-quoc-tim-kha-nang-mien-cam-van-de-thuc-hien-du-an-duong-sat-lien-trieu

 

Hàn Quốc phá bỏ lò mổ chó lớn nhất

Các nhà hoạt động bảo vệ súc vật ở Hàn Quốc vừa giành được một thắng lợi : Hôm nay, 22/11/2018, chính quyền tại một địa phương ở Hàn Quốc bắt đầu phá bỏ hệ thống lò mổ chó lớn nhất ở nước này.

Hệ thống lò mổ Taepyeong-dong, nằm tại Seongnam, ở phía nam thủ đô Seoul, bao gồm 6 lò chuyên giết mổ chó, có thể « xử lý » hàng trăm con chó cùng một lúc, và là một trong những nguồn cung cấp chính cho các nhà hàng thịt chó ở Hàn Quốc. Chính quyền địa phương cho biết là các lò mổ sẽ được tháo dỡ trong vòng hai ngày và khu này sau đó sẽ được xây dựng thành một công viên.

Các nhà hoạt động bảo vệ súc vật vẫn lên án những người điều hành hệ thống lò mổ Taepyeong-dong về việc hành hạ chó, giết chúng một cách tàn bạo, thậm chí chích điện cho chết ngay trước mặt những con chó khác đang bị nhốt trong lồng. Theo tổ chức Humane Society International của Mỹ, khi đến các lò mổ này hôm nay, các nhà hoạt động bảo vệ súc vật đã tìm thấy các thiết bị chích điện vào chó, cùng với nhiều xác chó bị bỏ lại.

Trên trang blog của mình, hiệp hội Những người Triều Tiên bảo vệ quyền của súc vật rất phấn khích viết : “Đây quả là một thời điểm lịch sử. Việc này sẽ mở đường cho việc đóng cửa các lò chuyên giết mổ chó khác trên khắp Hàn Quốc và đẩy nhanh sự suy tàn của ngành công nghiệp thịt chó nói chung.”

Đối với dân Triều Tiên, thịt chó từ lâu vẫn là món « quốc hồn quốc túy ». Theo các thẩm định, mỗi năm có đến 1 triệu con chó được đưa lên bàn ăn. Nhưng theo hãng tin AFP, truyền thống ẩm thực này đang mai một dần. Ngày càng có nhiều người dân Hàn Quốc xem chó là bạn của người hơn gia súc nuôi để ăn. Các thế hệ trẻ thì lại càng không ăn thịt chó, trong bối cảnh mà giới hoạt động bảo vệ súc vật có tiếng nói ngày càng mạnh.

Theo kết quả một cuộc thăm dò được thực hiện năm ngoái, có đến 70% người dân Hàn Quốc không ăn thịt chó, nhưng chỉ có 40% yêu cầu cấm ăn thịt chó. Tuy vậy, khoảng 65% số người được hỏi cho rằng nên chăn nuôi và giết mổ chó trong những điều kiện tốt hơn.

Hiện giờ ở Hàn Quốc không có quy định nào về giết mổ chó. Các nhà chăn nuôi chó muốn chính phủ đưa ngành này vào trong cùng quy định đối với các gia súc. Nhưng các nhà hoạt động bảo vệ súc vật thì yêu cầu phải cấm triệt để việc giết mổ chó làm món ăn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181122-han-quoc-pha-bo-lo-mo-cho-lon-nhat

 

Chính trị gia PNG hiến kế độc

nhằm tránh “bẫy thuộc địa” của TQ

Juffa và những chính trị gia đối lập khác đã phê phán Thủ tướng Peter O’Neill vì sự thân thiết của ông với Trung Quốc.

Juffa, thống đốc tỉnh Oro, đồng thời là lãnh đạo đảng đối lập trong quốc hội Papua New Guinea (PNG), cảnh báo rằng PNG có nguy cơ trở thành thuộc địa của Trung Quốc và cho là người dân địa phương không được lợi từ các dự án hạ tầng xây dựng trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc.

Mối lo biến thành thuộc địa

Trung Quốc và Australia là những nhà viện trợ cơ bản cho Papua New Guinea khi họ cạnh tranh để giành tầm ảnh hưởng bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng mà nước này rất cần.

Chia sẻ với SCMP, ông Juffa khẳng định: Sự cẩn trọng và minh bạch là rất cần thiết trước các khoản viện trợ và đầu tư từ Trung Quốc cũng như các nước khác.

Juffa còn nói: “Chúng tôi phải nỗ lực duy trì chủ quyền. Nếu không làm như vậy chúng tôi sẽ trở thành thuộc địa của Trung Quốc”.

“Hiện giờ tôi không nghĩ rằng chúng tôi đang sở hữu nền kinh tế [của mình]. Nếu bạn muốn độc lập thật sự, bạn phải sở hữu nền kinh tế”.

Juffa và những chính trị gia đối lập khác đã phê phán Thủ tướng Peter O’Neill vì sự thân thiết của ông với Trung Quốc.

Trong chuyến công du tới Bắc Kinh hồi tháng 6, ông O’Neill đã quyết định tham gia vào sáng kiến trị giá 900 tỉ USD của Trung Quốc, siêu dự án nhằm xây dựng hạ tầng để cải thiện kết nối thương mại và đầu tư quanh khu vực, cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, sáng kiến này đã trở thành đề tài gây tranh cãi ở rất nhiều trong số các nước tham gia.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng, những quốc gia nghèo hơn có nguy cơ chồng chất thêm nhiều khoản nợ không thể chống đỡ nổi để chi trả cho các dự án hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng. Sri Lanka đã buộc phải chuyển giao quyền sử dụng cảng biển với 1 hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm.

“Tấm gương” Mahathir

Ông Juffa cho rằng Papua New Guinea phải học hỏi từ Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad khi nói tới chuyện đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ông Mahathir đã hủy bỏ các dự án thuộc sáng kiến Vành đai – Con đường trị giá 22 tỉ USD hồi tháng 8, ngay sau khi ông trở lại nắm quyền, vì lo ngại về tính kinh tế.

“Chúng tôi cần nhìn vào những gì ông Mahathir đang làm. Ông ấy rất lo ngại cho tương lai và chủ quyền của Malaysia, ông ấy không muốn đất nước trở thành thuộc địa của Trung Quốc. Đó là điều chúng tôi cần ở đây”, Juffa nói.

“Chúng tôi có thể đón nhận tầm ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng chúng tôi cần họ dựa trên những điều khoản của chúng tôi, chúng tôi cần thông báo cho họ về luật pháp của mình, thực tế rằng họ đang ở trên đất nước chúng tôi và phải có yếu tố tôn trọng”.

PNG nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế quốc tế khi các lãnh đạo của 21 quốc gia thành viên APEC quy tụ tại đây để tham dự hội nghị ở thủ đô Port Moresby.

Các nhà tài trợ đã giúp PNG giải quyết chi phí tổ chức APEC nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, lối chi tiêu hoang phí – bao gồm cả quyết định mua 40 chiếc Maserati để đưa đón các đại biểu tới địa điểm diễn ra hội nghị – không mang lại bất cứ lợi ích nào cho người dân địa phương.

Ông Juffa khẳng định phần lớn người dân không biết APEC là cái gì hoặc “ai đã cho chính phủ tiền để làm tất cả những chuyện này, hoặc họ đã phải từ bỏ cái gì”.

Juffa cũng nhận định, chất lượng các dự án hạ tầng mà Trung Quốc rót tiền thì tệ hơn của Australia. Điều này củng cố quan điểm cho rằng PNG không nên về phe với một nước.

“Chúng tôi có thể chấp nhận viện trợ Trung Quốc nhưng các dự án phải được áp tiêu chuẩn của Australia. Như vậy chúng tôi mới biết rằng các con đường được xây sẽ có chất lượng cao”, Juffa nói.

Australia – nhà tài trợ nước ngoài lớn nhất của Papua New Guinea – đã cam kết tăng cường viện trợ để cung cấp một khoản hỗ trợ phát triển chính thức ước tính khoảng 572 triệu AUD trong giai đoạn 2018-2019, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

Đầu tư của Trung Quốc tại Papua New Guinea – phần lớn ở dạng các dự án hạ tầng như xây dựng đường xá và cảng biển – tăng lên 2, 46 tỉ USD trong năm ngoái, so với 860 triệu năm 2016 – theo dữ liệu của trung tâm Theo dõi Đầu tư Toàn cầu Trung Quốc.

“Trung Quốc có quyền lực và giàu có. Chúng tôi muốn duy trì chủ quyền của mình. Chúng tôi có thể phát triển, mở rộng và hiện đại hóa ở tốc độ của chúng tôi bằng cách duy trì lập trường của một quốc gia độc lập”, ông Juffa nói.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24887-chinh-tri-gia-png-hien-ke-doc-nham-tranh-bay-thuoc-dia-cua-tq.html