Tin Việt Nam – 05/05/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 05/05/2017

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (giữa) cùng ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự bữa trưa tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC, vào ngày 04 tháng 5 năm 2017

 

Việt Nam nhấn mạnh vai trò của Mỹ tại Đông Nam Á

Đại diện Ngoại giao Việt Nam tại hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN Mỹ diễn ra ngày 4 tháng 5 tại Washington DC lên tiếng khẳng định tầm quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao kết quả đạt được trong hợp tác ASEAN và Mỹ thời gian qua, khẳng định tiếp tục các cam kết và đà phát triển quan hệ ASEAN Hoa Kỳ là phù hợp với lợi ích hai bên.

Đại diện Việt Nam nhân dịp này cũng bày tỏ lo ngại trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do tại khu vực này. Ông Nguyễn Quốc Dũng nói rằng đây là mối quan tâm chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực, bao gồm Hoa Kỳ.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng đề xuất một số lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa ASEAN và Mỹ trong thời gian tới bao gồm thúc đẩy sáng tạo, kinh tế số, hợp tác biển và ứng phó với khủng bố, an ninh mạng, hợp tác bảo vệ nguồn nước Sông Mekong và đối phó với biến đổi khí hậu.

www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-stressed-us-role-in-the-region-0505201709…

 

Gần 600 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt

Gần 600 ngư phủ Việt Nam bị bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Indonesia thời gian qua.

Tin từ Đại sứ quán Việt Nam ở Jakarta cho biết ngư dân và tàu thuyền Việt Nam đến vùng biển Indonesia để đánh bắt  cá càng ngày càng nhiều. Họ đã bị tuần duyên Indonesia bắt giữa và đưa vào các đảo lân cận để xử lý. Tòa Đại sứ Việt Nam ở Jakarta đã yêu cầu nhà chức trách Indonesia trả lại tài sản và cho phép những người bị bắt được trở về vì lý do nhân  đạo.

Số liệu chính thức của Indonesia cho thấy con số ngư dân bị bắt gồm 580 người và 72 tàu cá từ các tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang, Kiên Giang , Phú Yên, Bình Thuận.

Tuy nhiên theo người phụ trách công tác lãnh sự trong đại sứ quán Việt Nam ở Indonesia, ông Nguyễn Thanh Giang, những con số ngư dân bị bắt mà cơ  quan chức năng Indonesia đưa ra không trùng khớp với thực tế . Ông nói tòa đại sứ Việt Nam ở Ondonesia đang tìm hiểu và cập nhật thông tin liên quan trong công tác bảo hộ công dân để sớm đưa họ về nước.

www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/nearly-600-vns-fishermen-caught-in-indo-050…

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung Quốc

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 5, Chủ tịch Trần Đại Quang của Việt Nam công du Trung Quốc và tham dự Diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế ‘Một vành đai, Một con đường’.

Truyền thông Trung Quốc vào chiều ngày 5 tháng 5 dẫn lời của phát ngôn nhân Cảnh Sảng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chuyến thăm của chủ tịch nước Việt Nam sang Hoa Lục bắt đầu từ ngày 11 và kết thúc vào ngày 15 tháng 5.

Tại Trung Quốc, ông Trần Đại Quang sẽ có những cuộc họp với lãnh đạo Bắc Kinh. Mục đích nhằm trao đổi quan điểm về việc củng cố mối quan hệ láng giềng được cho là hữu nghị.

Hai phía tăng cường hợp tác thông qua những cuộc gặp cấp cao của hai phía, trao đổi mậu dịch cũng như văn hóa.

Theo phát ngôn nhân Cảnh Sảng thì Trung Quốc mong muốn có những nổ lực chung với phía Việt Nam thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII khai mạc vào sáng ngày 5/5 tại Hà Nội, và két dài trong 5 này, bế mạc vào thứ Tư tuần tới 10/10/2017.

Hiện nay dư luận chú ý đến việc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng sẽ quyết định về trường hợp của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, theo đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng.

Xin nhắc lại, hôm 26/4 vừa qua Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM, vì những sai phạm của ông Thăng trong thời gian làm Bí thư Ban thường vụ Đảng ủy, hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ 2009 đến 2011.

www.rfa.org/vietnamese/…/vietnam-president-to-visit-china-05052017145321.html

 

Dân lại bắt giữ viên chức để phản đối lấy đất

Một nhóm công nhân, kỹ thuật viên bị người dân huyện Lục Nam, Bắc Giang bắt giữ khi chuẩn bị thực hiện đo đạc xác định ranh giới xây dựng dự án công viên nghĩa trang An Phúc Viên.

Chủ tich UBND huyện Lục Nam, ông Hà Quốc Hợp, xác nhận vụ việc xảy ra sáng thứ Sáu, 5 tháng 5, ở xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Cũng theo ông, chính quyền địa phương có mặt kịp thời để xử lý vụ việc.

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 156/QĐ-UBND phê duyệt Dự án Công viên nghĩa trang An Phúc Viên. Quyết định này đang gây bức xúc cho người dân địa phương.

Ngày 15 tháng 4 vừa qua, khoảng 30 nhân viên công lực bị người dân thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt giữ để yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng giải toả đất đai. Cuộc khủng hoảng chỉ được giải quyết vào sáng ngày 22 tháng tư, ông Nguyễn Đức Chung cùng các một số sĩ quan cao cấp của bộ Công An xuống làng Đồng Tâm, đối thoại với người dân và ký giấy hứa không truy tố dân làng cũng như sẽ điều tra vụ đất đai

www.rfa.org/…/local-residents-detained-land-officials-in-bac-giang-05052017091121..

 

VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý?

Nếu lãnh đạo và quản lý đúng, phù hợp quy luật khách quan, thì mới có nền kinh tế thị trường trong Chủ nghĩa Xã hội, một cựu phó trưởng ban Tuyên giáo TW Đảng CSVN nói khi Hội nghị Trung ương 5 nhóm họp.

“Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào,” Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng viết trong bài Cần hiểu đúng để không làm sai” trên VietnamNet hôm 05/5/2017.

Đảng CS: 12 đại án của năm 2017

Bàn tròn của BBC thảo luận Hội nghị TW5

Trung ương 5 và vấn đề ‘nhất thể hóa’

Theo nhà lý luận này của Đảng CSVN thì chính sách của nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, dựa vào các quy luật của thị trường để điều tiết chính nó, ông viết tiếp:

“Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế.

“Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các “nhóm lợi ích”.

Cần kinh tế thị trường đầy đủ

Blogger Người Buôn Gió nói về ông Trịnh Xuân Thanh

Dư luận mạng viết về đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng

‘Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5’

Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, Đại hội XII của Đảng CSVN đã khẳng định sự cần thiết của một nền ‘kinh tế thị trường đầy đủ’, ông nhận định:

“Đó là quan điểm đúng đắn nhằm bảo đảm cho kinh tế thị trường không bị biến dạng bởi sự chủ quan duy ý chí. Tiếp đến, nếu phân loại sâu hơn thì, kinh tế thị trường trong CNXH sẽ là một nền kinh tế thị trường xã hội.”

“Trong đó, có vai trò đáng kể của nhà nước đối với việc điều tiết nền kinh tế vì mục tiêu xã hội. Nhà nước điều tiết một cách khoa học chứ không phải can thiệp thô bạo vào thị trường, càng không làm thay hoặc chống lại thị trường.”

Bình luận với BBC hôm thứ Sáu, một nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính từ Hội khoa học kinh tế cho rằng bài viết của tác giả Vũ Ngọc Hoàng đã: “nêu ra được một số điểm đáng lưu ý, như nhà nước không nên kinh doanh, và không để các cơ quan hành chính, công quyền và lực lượng vũ trang làm kinh tế, doanh nghiệp.

“Ông Hoàng cũng đã ‘khéo léo’ nhấn mạnh Việt Nam cần đến một ‘nền kinh tế thị trường đầy đủ’ trong lúc nhà nước cần điều tiết ‘khoa học’ chứ không nên can thiệp thô bạo, tuy nhiên ông vẫn chưa dám nói mạnh, nói trực diện về đâu là lực cản, là ‘thủ phạm’ của cản trở đổi mới, cải tổ, mà vẫn phải mượn các lời lẽ, trích dẫn kinh điển của chủ nghĩa Marx vì có lẽ là để thận trọng,” vẫn ý kiến này bình phẩm.

Ai cấp tiến, ai bảo thủ?

Trong Tọa đàm Trực tuyến của BBC Việt ngữ trên Facebook Live và YouTube tuần này về Hội nghị Trung ương 5 nhóm họp, một số ý kiến bàn về kinh tế và đường lối của Đảng trong lĩnh vực này đã được chia sẻ và bàn bạc.

Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nêu quan điểm khá thẳng thắn về đường lối đã được cam kết của cải tổ kinh tế Việt Nam và đâu, cũng như ai là lực cản, ông nói:

“Chúng ta (Việt Nam) đã cam kết chuyển sang hay là đổi mới thể chế kinh tế sang kinh tế thị trường, đấy là một cam kết rất mạnh mẽ và cứu Việt Nam khỏi khủng hoảng trong những năm 1980 và 1990, điều đó tuy là cam kết rồi, nhưng phải hành động như thế nào, đó là những cái mà chúng ta thấy luôn luôn không có một đường lối một cách nhất quán và cụ thể.

“Tôi lấy thí dụ, như Tiến sỹ Nguyễn Quang A (khách mời cùng tại Bàn tròn của BBC) nói về kinh tế tư nhân, đáng lẽ chúng ta phải làm cái này sớm hơn, thí dụ như chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường thì chúng ta phải tôn trọng những nguyên tắc của kinh tế thị trường, trong đó có kinh tế tư nhân, trong đó có sở hữu tư nhân.

“Cũng như chúng ta chỉ nói về kinh tế tư nhân mà không nói gì về sở hữu tư nhân một cách mạnh mẽ, được xác lập một cách đảm bảo lâu dài cũng như các hợp đồng có tính chất tự nguyện của các công ty tư nhân và một cách kiểm soát chủ nghĩa cơ hội, thì không thể tiến được.

“Như vậy những người theo cam kết ban đầu của chúng ta (Việt Nam) về chuyển đổi (sang) kinh tế thị trường một cách chi tiết, cụ thể và có đường lối rõ ràng, thì đấy là những người cấp tiến, thế còn những người chống lại hoặc tìm cách này, cách kia với lý do để ổn định xã hội, ổn định này, ổn định kia, dưới chiêu bài này, chiêu bài kia, thì đều là những cái có tính chất giáo điều, mà không phù hợp với quá trình đổi mới này,” chuyên gia về chính sách công từ Học viện Chính sách & Phát triển nói với Bàn tròn.

Ném chuột sợ vỡ bình?

Trong một bài viết tuần này được đặc trên trang điểm báo của Viet-studies, chuyên mục kinh tế, một nhà quan sát chính trị-xã hội Việt Nam, ông Nguyễn Quang Dy nêu quan điểm:

“Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước 3 nguy cơ có thể cản đường đổi mới: Thứ nhất, đồng tiền Việt Nam có thể bị mất giá từ 4% đến 5% trong năm 2017. Thứ hai, tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục sụt giảm, ảnh hưởng đến thương mại và thu hút FDI của Việt Nam. Thứ ba, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với các FTA mới đang gặp nhiều khó khăn, có thể làm suy giảm động lực cải cách thể chế của Việt Nam.

“Tăng trưởng thực sự của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 5% (theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh). Thảm hoạ môi trường biển do nhà máy Formosa Vũng Áng gây ra từ tháng 4/2016 đến nay làm cho hàng trăm ngàn ngư dân phá sản. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, bị hạn hán và ngập mặn nặng nề, làm sản xuất lúa gạo bị tổn hại nghiêm trọng. Về chăn nuôi, giá heo giảm xuống mức kỷ lục hiện nay, đang làm nông dân điêu đứng.”

Tác giả cũng đề cập tới một khủng hoảng kép ở Việt Nam mà ông coi là ‘nguy cơ’, đồng thời chia sẻ quan điểm làm thế nào để chống tham nhũng hiệu quả bên cạnh bài toán về sở hữu, mà ông nhấn mạnh nhu cầu cần phải ‘tư hữu hóa đất đai’ và ‘tài sản công’, ông Nguyễn Quang Dy viết trong phần kết của bài viết:

“Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cả khủng hoảng kinh tế lẫn xã hội và chính trị. Không phải chỉ có dân chúng mất niềm tin, doanh nghiệp hoang mang, mà cả cán bộ cao cấp cũng nhấp nhổm chuồn ra nước ngoài (mỗi khi bị truy cứu trách nhiệm). Hội nghị TW5 sẽ mở màn cho một đợt thanh trừng mới, đẩy tranh giành quyền lực lên một tầm cao mới. Nhưng nếu không cải cách thể chế (chính trị) thì không thể tránh được khủng hoảng chính trị.

“Muốn chống tham nhũng, trước hết phải kiểm soát quyền lực (bằng tam quyền phân lập). Thứ hai là phải tư hữu hoá đất đai và tài sản công. “Đánh chuột sợ vỡ bình” là một nghịch lý chết người do thể chế hiện nay đang làm hệ thống phân liệt. Bắt xong sâu này sẽ có sâu khác, nếu cái lồng ấp sâu vẫn còn nguyên. Diệt xong hổ này sẽ có hổ khác nếu nguyên nhân sinh ra và nuôi dưỡng hổ báo vẫn còn.

“Đã đến lúc phải dũng cảm thay đổi thể chế (thậm chí phải thay bình mới) thì may ra mới giải được nghiệp chướng hiện nay để thoát hiểm. Xét cho cùng, nguy cơ của dân tộc Việt Nam không phải chỉ là “thù trong” mà còn là “giặc ngoài”. Vì vậy, nếu không sớm dẹp được “thù trong”, thì làm sao có thể chống được “giặc ngoài”, tác giả bài viết có tựa đề ‘Đấu đá giữa kỳ & vận mệnh quốc gia’ kết luận.

Dám làm hay không?

Hội nghi Trung ương 5 khóa 12 của BCHTƯ đảng CSVN đang nhóm họp có hai nội dung chính là bàn về đường lối kinh tế và vấn đề tổ chức của Đảng, theo truyền thông chính thống Việt Nam, trả lời Bàn tròn thứ Năm của BBC về việc liệu ban lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam có dám đẩy mạnh tới cùng các cải tổ và đặc biệt là chống tham nhũng một cách căn cơ, triệt để và công tâm hay không, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đáp:

“Trong lúc xã hội đang rất ngổn ngang, Việt Nam đang gặp những vấn đề rất đau đầu, lẽ ra giới lãnh đạo cần phải đoàn kết lại, để đưa ra những chính sách thật là phù hợp với Việt Nam để đẩy sự nền kinh tế và sự phát triển xã hội lên.

“Rất đáng tiếc tôi có thể nói rằng chuyện mà người ta làm, tôi nhắc lại đây là cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ đảng với nhau, việc chính thì không làm, mà đi làm những việc nội bộ và thực sự đó là một điều rất đáng tiếc.

“Có dám làm hay không? Ở đây có hai ý, tức là thanh trừng lẫn nhau, thì tôi nghĩ chắc chắn là ông Nguyễn Phú Trọng rất kiên quyết để làm việc đó, vấn đề là ông ấy có thể làm được hay không là tùy vào tương quan lực lượng giữa phe của ông ấy và phe nghịch với ông ấy.

“Còn chuyện có dám làm hay không về vấn đề đổi mới đường lối kinh tế, xã hội, chính trị, thì tôi có thể nói rằng chắc chắn là không, chừng nào mà ông Nguyễn Phú Trọng còn nắm chức Tổng Bí thư.

“Bởi vì ông ấy là người kiên quyết nhất giữ đường lối kinh tế, xã hội rất là bảo thủ từ trước đến nay, và chừng nào ông còn ở đó, và nếu ông ấy thành công trong việc ‘thanh trừng’ ông (Đinh La) Thăng và một vài người nữa thuộc phe của ông (Nguyễn Tấn) Dũng cũ, thì nó càng củng cố sức mạnh của ông ấy,

“Và như thế càng không có một sự thay đổi gì trong đường lối và chính sách cả, đấy là về cái có dám hay không dám là như vậy,” Tiến sỹ Quang A nói với BBC Tiếng Việt.

Mới quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm Bàn tròn của BBC nhân Hội nghi Trung ương 5 nhóm họp.

 www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39819071

Đảng CS: 12 đại án nhắm vào nhiều ngân hàng

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã khai mạc hôm 5/5 tại Hà Nội.

Trong diễn văn khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ rệt.”

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

‘Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5’

VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý?

Theo thông báo của Ban này, có 12 vụ án quan trọng được lên kế hoạch về kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2017.

Đáng chú ý, 5 trong 12 vụ này đều liên quan giai đoạn hai trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đây là giai đoạn hai của vụ án liên quan ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch VNCB.

Ông Danh và các đồng phạm bị cáo buộc rút khoảng gần 7.000 tỷ đồng của VNCB, đem gửi tại ba ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank, dùng số tiền đó bảo lãnh cho 29 lượt công ty của Phạm Công Danh vay tiền.

Ông Danh bị tòa phúc thẩm tháng Giêng 2017 giữ nguyên án 30 năm tù vì hai tội cố ý làm trái và vi phạm quy định cho vay, liên quan giai đoạn một của vụ án.

Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến các thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (VNCB).

Vụ này cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến hành vi của Phạm Thị Trang.

Cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, vụ này được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016.

Bà Trang bị cáo buộc giúp ông Danh huy động tiền.

Tuy vậy, báo chí trong nước nói bà Trang đã “trốn sang Mỹ”.

‘Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5’

‘Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5’

Vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” liên quan đến hành vi của nhóm Hội đồng tín dụng ngân hàng Đại Tín gồm Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác.

Vụ này cũng được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín Hoàng Văn Toàn bị Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam vào tối 10/1/2017.

Ngân hàng Đại Tín là tiền thân Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB.

Ông Toàn cùng các đồng phạm bị cáo buộc có dấu hiệu rút ra hơn 12.000 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Tín để sử dụng riêng.

Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn.

Vụ này cũng được Hội đồng xét xử sơ thẩm khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Bà Hứa Thị Phấn nắm giữ hơn 84% cổ phần Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng) trước khi bán cho ông Phạm Công Danh.

Hôm 24/3/2017, nhà của bà ở TPHCM bị khám xét.

Bà bị cáo buộc cùng với các ông như Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam “thao túng toàn bộ hoạt động” của Ngân hàng Đại Tín, rút ruột hàng ngàn tỉ đồng.

Vụ án “Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex)

Khởi tố từ tháng Bảy 2014, vụ này gây lùm xùm vì đến năm 2016 người ta được biết rằng một số lãnh đạo Vinaconex không bị khởi tố.

Vụ án liên quan nhiều lần vỡ đường ống nước sông Đà, gây ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn hộ dân.

Đến tháng Tám 2016, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu xem xét lại vụ việc “không khởi tố cựu lãnh đạo Vinaconex” có liên quan.

Trong số người không bị khởi tố có ông Phí Thái Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT, sau này là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Văn Tuân, Tổng Giám đốc, Tô Ngọc Thanh, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chăm (đều là thành viên HĐQT).

Truyền thông Việt Nam khi đó dẫn lời một số người nói việc này có thể bỏ lọt tội phạm cũng như tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự.

Hội nghị TW 5 của Đảng CS sắp họp 

‘Tự chuyển hóa’ từ đâu đến ?

Vụ án “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico)

Khởi tố ngày 24/2/2015, vụ án liên quan ông Phan Minh Nguyệt, nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Hadico.

Khi vụ án được khởi tố năm 2015, ông Nguyệt bị bắt tạm giam khi đang là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hà Nội.

Đến tháng Sáu 2016, Bộ Công an mới hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Phan Minh Nguyệt và 5 đồng phạm.

Ông Phan Minh Nguyệt bị đề nghị truy tố hai tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Tham ô tài sản.

Tháng Tư năm nay, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố ông Phan Minh Nguyệt.

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group)

Đây là vụ liên quan cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch HĐQT Housing Group.

Mặc dù dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại Cầu Diễn, Hà Nội chưa được chính quyền TP Hà Nội phê duyệt và cấp phép xây dựng, bà Nga vẫn ký kết 752 hợp đồng góp vốn và thu 377 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Thông tin lộ ra nói ra khi bị bắt, bà Nga khai đã chi 1.5 triệu USD cho một doanh nghiệp vàng, bạc đa quý tại Hà Nội để nhờ lo các thủ tục để bà Nga ứng cứ Đại biểu Quốc hội.

Tuy vậy, doanh nghiệp này phủ nhận.

Tháng Sáu 2015, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết bãi miễn tư cách đại biểu của bà Châu Thị Thu Nga.

Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Công ty cho thuê tài chính (BLC Hà Nội) thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

Ông Bùi Văn Khen (Nguyên giám đốc BLC Hà Nội), Nguyễn Việt Hưng (Trưởng phòng kinh doanh) bị khởi tố vì tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Họ bị cáo buộc giải ngân cho công ty Xi măng Lào Cai số tiền là 11,8 tỉ đồng khi chủ đầu tư không có khả năng thanh toán.

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Chi nhánh Tây Sài Gòn thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH Đầu tư thương mại giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh

Ông Huỳnh Công Thiện, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Thiện Linh, bị bắt tạm giam ngày 12/1/2016.

Hai cán bộ ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn cũng bị bắt tạm giam khi đó.

Ông Thiện bị cáo buộc làm giả hồ sơ vay vốn tại BIDV, vay được 100 tỷ đồng trong khi mất khả năng chi trả.

Vụ án “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Chi nhánh 6 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)

Vụ này liên quan ông Dương Thanh Cường, từng bị tuyên án chung thân vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Agribank.

Tại phiên xử ông Cương, hội đồng xét xử khởi tố thêm một vụ án khác về tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” liên quan Agribank.

Vụ án “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)

Vụ này được tách ra từ một vụ khác đã xử tháng 12 năm 2015 ở Agribank chi nhánh 7, với mức án 20 năm tù cho bị cáo Phạm Văn Cử (nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh 7) về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Khi đó ông Cử lại bị khởi tố thêm tại tòa về hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ.

www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39793579

 

Nguyễn Hữu Tấn bị giết hay tự cắt cổ?

Gia đình và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy nói với VOA-Việt ngữ rằng họ không tin anh Nguyễn Hữu Tấn, người bị tạm giam theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam ở tỉnh Vĩnh Long, chết do tự cắt vào cổ.

Em trai của anh Tấn, anh Nguyễn Hữu Tài, nói anh không tin anh Tấn chết do tự sát:

“Em không tin điều mà anh Tấn tự tử trong đồn công an vì trong đồn công an canh giữ nghiêm ngặt, không thể nào lọt vật nhọn hay vật bén được. Không thể nào trong phòng lại có hung khí bén nhọn để tự tử.”

Trước đó vào ngày 4/5, báo Vĩnh Long cho biết UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp báo thông tin chính thức về vụ “nghi phạm Nguyễn Hữu Tấn tự sát” trong Trại tạm giam Công an tỉnh.

Dựa trên thông tin được cung cấp trong cuộc họp báo thì Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Vĩnh Long hôm 2/5 đã ra lệnh “bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Hữu Tấn để điều tra về hành vi phát tán tài liệu chống phá nhà nước” theo Điều 88 của BLHS.

Đến sáng 3/5, trong quá trình cán bộ điều tra ghi lời khai, anh Nguyễn Hữu Tấn xin một điếu thuốc để hút và sau đó xin nước để uống. Khi cán bộ điều tra ra khỏi phòng để gọi người mang nước đến thì Tấn lấy con dao rọc giấy ở bên trong chiếc cặp của cán bộ điều tra đặt bên cạnh ghế làm việc, tự cắt vào mạch máu 2 bên cổ để tự sát.”

Báo Vĩnh Long trích lời Đại tá Phạm Văn Ngân, Phó Giám đốc Công an tỉnh, nói rằng cha và vợ của anh Tấn đã “khẳng định Tấn không hề bị đánh đập và nhục hình” và rằng việc này có camera trại tạm giam ghi hình và gia đình đã xem qua.

Anh Tài nói cha và vợ anh Tấn có xem camera nhưng họ không thể xác nhận người trong camera là anh Tấn. Anh Tài cho biết:

“Có Muội, vợ của anh Tấn, và ba của anh Tấn vô được để gặp anh Tấn, nhưng vô tới thì anh Tấn đã chết tại trại tạm giam. Chị Muội lúc đó thì ngất xỉu, còn thầy của em lúc đó tay chân bủn rủn, mà xem camera thì xem chỉ được một đoạn camera.”

Ông Nguyễn Hữu Quang, cha của anh Nguyễn Hữu Tấn nói trong một clip do anh Tài ghi âm rằng ông không rõ khuôn mặt của người được cho là anh Tấn trong camera, và ông cũng thắc mắc tại sao người cầm dao trong camera lại mặc đồ tù, trong khi anh Tấn mới bị tạm giam chưa xét xử:

Theo tôi thấy khi nào người tù khi nào có kết án thì mới mặc đồ tù, còn con tôi vẫn còn trong vòng điều tra mà lại mặc đồ tù, thành ra không nhìn ra được con tôi. Thấy cái tướng như vậy đi ngang qua. Không thấy rõ mặt nữa
Ông Nguyễn Hữu Quang

“Theo tôi thấy khi nào người tù khi nào có kết án thì mới mặc đồ tù, còn con tôi vẫn còn trong vòng điều tra mà lại mặc đồ tù, thành ra không nhìn ra được con tôi. Thấy cái tướng như vậy đi ngang qua. Không thấy rõ mặt nữa. Cầm dao gạch 2-3 cái. Con mắt của tôi thấy cũng không rõ.”

Ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy nói với VOA rằng theo ông, công an đã dàn dựng cái chết của anh Tấn:

“Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy chúng tôi rất đau lòng khi nhận được tin Nguyễn Hữu Tấn đã mất. Cháu Tấn là một người hết sức hiền từ, nhân hậu, chỉ biết lo làm ăn. Nhưng công an tỉnh Vĩnh Long đã ép cung, tra tấn cho đến chết. Cuối cùng họ giàn dựng lên một hiện trường giả để cho là Tấn đã tự sát chết để chạy tội.”

Trong một thông cáo gửi cho LHQ và cộng đồng quốc tế ngày 4/5, Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy đặt nghi vấn:

“Chúng tôi nghĩ rằng tại sao phòng hỏi cung lại có sẵn dao để ông Tấn tự cắt cổ, và tự cắt sao đầu gần lìa khỏi cổ, sao trên đầu có nhiều vết thương khiến đầu nhiều chỗ bị mềm nhũn, và trong lúc hỏi cung lúc nào nghi can cũng có ít nhất là hai người theo dõi thì làm sao tự sát?”

Trao đổi với VOA-Việt ngữ, anh Nguyễn Hữu Tài nói anh Tấn bị cáo buộc vi phạm điều 88, nhưng cá nhân anh không biết vi phạm điều 88 là gì:

“Theo em nghĩ ảnh không biết gì về hoạt động mà nhà cầm quyền nói là theo điều 88. Em chỉ thấy là có cái khăn màu vàng trong những hộp nước yến, mà bất cứ hộp nào cũng có. Nhà cầm quyền nói đó là vật chứng để khởi tố, buộc tội anh Tấn phạm theo điều 88.”

Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy cũng đồng ý với anh Tài rằng bị kết tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” chỉ vì một tấm vải màu vàng là hoàn toàn không hợp lý:

“Chuyện cờ vàng là một cách dựng chuyện để bắt ông Tấn, vì khi mọi việc đã xảy ra thì cờ vàng chỉ là một miếng vải màu vàng dùng để trang hoàng trong những hộp nước yến, chứ công an không tìm ra được lá cờ nào của Việt Nam Cộng Hòa.”

Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy nói:

“Dựng chuyện bắt người, dùng nhục hình bức cung dẫn đến cái chết thương tâm một con người, một tín đồ PGHH, là một việc làm hết sức khó hiểu trong một cái chết đầy bí ẩn, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải làm sáng tỏ vấn đề, trả lại công bằng cho nạn nhân.”

Ông Điền nói thêm:

“Nguyễn Hữu Tấn là một công dân tốt, trong sạch thế mà bị hàm oan. Như vậy là phải trả lại sự công bằng cho gia đình ấy, và trả lại sự công bằng cho đại gia đình Phật giáo Hòa Hảo chúng tôi, nếu không thì bữa nay tín đồ này, ngày mốt tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác. Tôi hết sức là đau lòng.”

Nguyễn Hữu Tấn là một công dân tốt, trong sạch thế mà bị hàm oan. Như vậy là phải trả lại sự công bằng cho gia đình ấy, và trả lại sự công bằng cho đại gia đình Phật giáo Hòa Hảo chúng tôi, nếu không thì bữa nay tín đồ này, ngày mốt tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác.

Ông Nguyễn Văn Điền

“Theo tôi thấy khi nào người tù khi nào có kết án thì mới mặc đồ tù, còn con tôi vẫn còn trong vòng điều tra mà lại mặc đồ tù, thành ra không nhìn ra được con tôi. Thấy cái tướng như vậy đi ngang qua. Không thấy rõ mặt nữa. Cầm dao gạch 2-3 cái. Con mắt của tôi thấy cũng không rõ.”

Ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy nói với VOA rằng theo ông, công an đã dàn dựng cái chết của anh Tấn:

“Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy chúng tôi rất đau lòng khi nhận được tin Nguyễn Hữu Tấn đã mất. Cháu Tấn là một người hết sức hiền từ, nhân hậu, chỉ biết lo làm ăn. Nhưng công an tỉnh Vĩnh Long đã ép cung, tra tấn cho đến chết. Cuối cùng họ giàn dựng lên một hiện trường giả để cho là Tấn đã tự sát chết để chạy tội.

Trong một thông cáo gửi cho LHQ và cộng đồng quốc tế ngày 4/5, Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy đặt nghi vấn:

“Chúng tôi nghĩ rằng tại sao phòng hỏi cung lại có sẵn dao để ông Tấn tự cắt cổ, và tự cắt sao đầu gần lìa khỏi cổ, sao trên đầu có nhiều vết thương khiến đầu nhiều chỗ bị mềm nhũn, và trong lúc hỏi cung lúc nào nghi can cũng có ít nhất là hai người theo dõi thì làm sao tự sát?”

Trao đổi với VOA-Việt ngữ, anh Nguyễn Hữu Tài nói anh Tấn bị cáo buộc vi phạm điều 88, nhưng cá nhân anh không biết vi phạm điều 88 là gì:

“Theo em nghĩ ảnh không biết gì về hoạt động mà nhà cầm quyền nói là theo điều 88. Em chỉ thấy là có cái khăn màu vàng trong những hộp nước yến, mà bất cứ hộp nào cũng có. Nhà cầm quyền nói đó là vật chứng để khởi tố, buộc tội anh Tấn phạm theo điều 88.”

Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy cũng đồng ý với anh Tài rằng bị kết tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” chỉ vì một tấm vải màu vàng là hoàn toàn không hợp lý:

“Chuyện cờ vàng là một cách dựng chuyện để bắt ông Tấn, vì khi mọi việc đã xảy ra thì cờ vàng chỉ là một miếng vải màu vàng dùng để trang hoàng trong những hộp nước yến, chứ công an không tìm ra được lá cờ nào của Việt Nam Cộng Hòa.”

Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy nói:

“Dựng chuyện bắt người, dùng nhục hình bức cung dẫn đến cái chết thương tâm một con người, một tín đồ PGHH, là một việc làm hết sức khó hiểu trong một cái chết đầy bí ẩn, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải làm sáng tỏ vấn đề, trả lại công bằng cho nạn nhân.”

Ông Điền nói thêm:

“Nguyễn Hữu Tấn là một công dân tốt, trong sạch thế mà bị hàm oan. Như vậy là phải trả lại sự công bằng cho gia đình ấy, và trả lại sự công bằng cho đại gia đình Phật giáo Hòa Hảo chúng tôi, nếu không thì bữa nay tín đồ này, ngày mốt tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác. Tôi hết sức là đau lòng.”Nguyễn Hữu Tấn là một công dân tốt, trong sạch thế mà bị hàm oan. Như vậy là phải trả lại sự công bằng cho gia đình ấy, và trả lại sự công bằng cho đại gia đình Phật giáo Hòa Hảo chúng tôi, nếu không thì bữa nay tín đồ này, ngày mốt tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác.

Ông Nguyễn Văn Điền

Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy cho rằng dùng nhục hình bức cung là chuyện thường ngày xảy ra tại Việt Nam.

“Tính đến nay trên cả nước có bao nhiêu trường hợp tự tử trong đồn công an, và cuối cùng mọi chuyện cũng đâu vào đó, những người bức cung vẫn an nhiên tự tại, và nạn nhân vẫn mãi mãi ôm mối hận ngàn thu”. 

www.voatiengviet.com/a/nguyen-huu-tan-bi-giet-hay-tu-cat-co/3839749.html