Tin Tổng Hợp – 11/2/22
Các cảng Ukraina bị cô lập do các cuộc tập trận của Nga
Các cuộc đàm phán ngoại giao về hồ sơ Ukraina vẫn trong tình trạng bế tắc sau cuộc họp tại Berlin vào hôm qua 10/02/2022 giữa các cố vấn tổng thống Ukraina, Nga, Pháp và Đức trong khuôn khổ «công thức Normandie». Cố vấn tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, ông Andriy Yermak cho biết, các cuộc đàm phán không tiến triển, nhưng các bên sẽ gặp lại nhau trong những tuần tới.
Trong khi đó, biên giới Ukraina vẫn phải đối mặt với áp lực quân sự, và lần này là ở sườn phía nam tại vùng Biển Đen, nơi hải quân Nga bắt đầu tập trận.
Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình:
Trong những tuần gần đây, hải quân Nga đã điều động 6 tàu chiến từ biển Baltic đến Địa Trung Hải. Sau khi được tiếp nhiên liệu ở Syria, những chiến hạm này đã tiến vào eo biển Bosphorus và hiện đang ở biển Đen.
Điện Kremlin thông báo, từ Chủ nhật và kéo dài trong vòng một tuần, hải quân Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận, có bắn tên lửa và pháo quanh vùng Crimée ở biển Azov và biển Đen, sát thành phố lớn Odessa của Ukraina.
Đối với chính phủ Ukraina, đây là vụ phong tỏa biển Đen chưa từng có, chưa từng thấy từ 8 năm qua, bởi trong ít nhất một tuần, sẽ không có con tàu nào được ra vào hải phận Ukraina.
Trong những ngày tới, tất cả các cảng của Ukraina sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài do sự hiện diện quân sự của Nga, và với các cuộc tập trận quân sự khác đang diễn ra ở phía bắc, ở Belarus, đây thực sự là một vòng lửa bao quanh lãnh thổ Ukraina mà không ai biết ý định sau cùng của Nga thực sự là gì.
Nga lại tập trận ở biên giới với Ukraina
Quân đội Nga ngày 11/02/2022, cho biết sẵn sàng tiến hành những cuộc tập trận mới ở biên giới với Ukraina, bất chấp các cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Kiev và Matxcơva. Theo phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Nga, được AFP trích dẫn, khoảng 400 binh sĩ Nga sẽ thực hiện một «bài tập chiến thuật» tại vùng Rostov, gần biên giới với Ukraina.
Phan Minh
Biểu tình chặn cầu biên giới Canada-Mỹ: Thủ tướng Trudeau hứa ‘hành động nhanh’
Reuters – Thủ tướng Canada Justin Trudeau hứa với Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 11/2 sẽ có ‘hành động nhanh chóng’ để thực thi luật pháp đối với những cuộc biểu tình đang cản trở hành lang thương mại quan trọng của Mỹ và làm thiệt hại ngành sản xuất ô tô của cả hai nước, Tòa Bạch Ốc nói.
Các tài xế xe tải phẫn nộ về những quy định COVID tháng trước bắt đầu
chiếm thủ đô Canada trước khi tập trung xe cộ hôm 7/2 gần cây cầu xa lộ
Ambassador ở Ontario, cửa khẩu trên bộ bận rộn nhất Bắc Mỹ.
Các giới chức đang chuyển hướng hàng hóa để tránh thiệt hại sau khi
các hãng xe Ford, General Motors, công ty mẹ Stellantis của Chrysler, và
Toyota cắt giảm sản lượng.
Tỉnh Ontario của Canada đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày
11/2, đe dọa phạt tiền và bỏ tù những người biểu tình nếu họ không giải
tán.
Tổng thống Biden bày tỏ quan ngại về việc các nhà máy đóng cửa và sản
xuất bị trì trệ trong cuộc điện đàm với ông Trudeau, Tòa Bạch Ốc nói
trong một tuyên bố.
“Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng hành động của các cá nhân đang cản trở
lưu thông và thương mại giữa hai nước gây ảnh hưởng trực tiếp đáng kể
tới đời sống và sinh kế của người dân,” thông cáo của Toà Bạch Ốc nêu
rõ.
“Thủ tướng [Canada] hứa sẽ nhanh tay hành động trong việc thực thi
luật pháp, và Tổng thống [Mỹ] cảm ơn về các bước mà ông ấy và nhà chức
trách Canada đang làm để khôi phục lưu thông rộng mở trên các cầu xa lộ
dẫn tới Mỹ.”
Cuộc biểu tình “Đoàn xe Tự do” do các tài xế xe tải Canada phát động
hầu phản đối quy định bắt buộc các tài xế xuyên biên giới phải tiêm
chủng, nếu không phải bị cách ly. Họ cũng chiếm cứ những khu vực bên
ngoài các tòa nhà chính phủ tại thủ đô Ottawa và đã phong toả hai cửa
khẩu nhỏ khác của Mỹ.
Cuộc biểu tình đã gây cảm hứng cho các đoàn xe và các kế hoạch tương
tự tại Pháp, NewZealand, Úc và Mỹ. Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang làm việc
để đảm bảo là việc “Đoàn xe Tự do” sẽ đến thủ đô Washington vào đầu
tháng Ba sẽ “không làm gián đoạn thương mại hợp pháp.”
Tại Ontario, cảnh sát tránh dùng võ lực để giải tán người biểu tình.
Lãnh đạo Ontario ngày 11/2 tìm cách gây áp lực để người biểu tình giải
tán với lời đe doạ phạt tiền trên 78 ngàn đô la và trên một năm ngồi tù
nếu không tuân thủ.
Bộ trưởng An toàn Công cộng của Canada cho biết cảnh sát liên bang đã điều động các đơn vị tăng cường tới Ottawa, nơi các nhân viên công lực đã tiến hành 25 vụ bắt giữ.
Dân biểu Úc lại kêu gọi cho trường hợp tù nhân Châu Văn Khảm
RFA – 11-2-2022 – Dân biểu Liên bang Úc, Chris Hayes, lại có đánh động với Bộ Ngoại giao Chính phủ Camberra về trường hợp tù nhân Úc gốc Việt, Châu Văn Khảm đang thụ án 12 năm tại Việt Nam.
Ảnh minh hoa: Ông Châu Văn Khảm trong một sinh hoạt tại Úc – Courtesy of Việt Tân, Úc Châu
Trong lá thư đề ngày 4/2 gửi Ngoại trưởng Úc Marise Payne, ông Chirs
Hayes cho biết kể từ khi bị bắt và bị án tù suốt ba năm rưỡi vừa qua, vợ
và hai con của ông Châu Văn Khảm vẫn không được phép nói chuyện qua
điện thoại với ông này.
Dân biểu Chris Hayes thừa nhận Chính phủ Canberra có thực hiện những
chuyến thăm lãnh sự đối với tù nhân Châu Văn Khảm tại Việt Nam; tuy
nhiên ông thúc giục phía Canberra cần có thêm những hành động khác nữa
để chính phủ Hà Nội trả tự do cho ông này.
Ông Chris Hayes nêu trường hợp hai nhà hoạt động cho nhân quyền
Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm). Hai người này bị án tù
nhưng rồi nhờ sự vận động mạnh mẽ của các nước tiếp nhận nên đi lưu
vong. Ngoài ra, còn có trường hợp công dân Mỹ gốc Việt Michael Phương
Minh Nguyễn, bị giam cùng trại với ông Châu Văn Khảm, nhưng được trả tự
do về lại Hoa Kỳ nhờ những hoạt động của Bộ Ngoại giao Chính phủ
Washington.
Trong khi đó ông Châu Văn Khảm, 72 tuổi, vẫn bị cầm tù như một trường
hợp điển hình về chính trị vì có liên quan đến Đảng Việt Tân, chi nhánh
Úc Châu.
Chính phủ Hà Nội tố cáo Đảng Việt Tân, trụ sở chính ở Hoa Kỳ, là tổ
chức khủng bố; thế nhưng cáo buộc này bị Việt Tân bác bỏ hoàn toàn.
Ông Châu Văn Khảm bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt hồi tháng 1 năm
2019 khi về Việt Nam qua ngả Campuchia. Sau đó ông bị đưa ra xét xử cùng
với hai người khác tại Việt Nam là Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền.
Cả ba bị kết tội ‘khủng bố nhằm chống lại chính quyền nhân dân’.
Án tuyên đối với ông Châu Văn Khảm là 12 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Viễn 11 năm và ông Trần Văn Quyền 10 năm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/aus-kham-call-release-02112022072630.html
Nga – Belarus tập trận chung, phương Tây cảnh báo thời khắc ‘nguy hiểm’
Anh cho biết ‘thời khắc nguy hiểm nhất’ trong cuộc đối đầu của phương Tây với Moscow sắp xảy ra, khi Nga đã xây dựng được lực lượng gần khu vực Ukraine đồng thời tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở Belarus và Biển Đen.
Theo tờ Reuters, căng thẳng vẫn ở mức cao khi Ukraine cũng tiến hành tổ chức diễn tập quân sự cùng thời điểm, nhằm đáp trả động thái của Nga và Belarus. Đồng thời, Mỹ kêu gọi những công dân của mình rời khỏi nước này ngay lập tức do các mối đe dọa về hành động quân sự của Nga ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của tất cả các bên đều bày tỏ hy vọng có thể dùng ngoại giao giải quyết “cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ” như mô tả của Thủ tướng Anh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (Ảnh Getty Images)
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tuyên bố, quân đội nước này sẽ sử dụng cả máy bay không người lái Bayraktar, các tên lửa chống tăng NLAW và Javelin do các đối tác nước ngoài cung cấp cho các hoạt động tập trận kéo dài đến ngày 20/2.
Trong một nỗ lực ngoại
giao mới, Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã công du Moscow, cảnh báo người
đồng cấp Nga Sergei Lavrov về các biện pháp trừng phạt cứng rắn của
phương Tây nếu Ukraine bị tấn công. Ông Lavrov phản hồi rằng, Moscow ủng
hộ ngoại giao để hóa giải căng thẳng, đồng thời khẳng định Nga không có
kế hoạch tập kích hay đe dọa bất kỳ nước nào thông qua việc điều động
quân bên trong lãnh thổ và tập trận ở Belarus.
Nhà ngoại giao hàng đầu Nga cũng cáo buộc phương Tây đang sử dụng Ukraine như chiêu bài chống Moscow, đồng thời tố cáo Kiev âm mưu viết lại các thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột với các lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Trong một vòng ngoại giao mới, ngoại trưởng Anh đã phát biểu công khai với nhà ngoại giao hàng đầu của Nga tại các cuộc hội đàm ở Moscow, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến thăm trụ sở NATO ở Brussels, và các quan chức từ Nga, Ukraine, Đức, và Pháp sẽ gặp nhau ở Berlin để thảo luận về cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
“Thành thật mà nói, tôi không nghĩ rằng Moscow đã ra một quyết định nào đó về việc có tấn công hay không”, ông Johnson nói trong một cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Brussels. “Nhưng điều đó không có nghĩa là không có khả năng xảy ra một chuyện vô cùng thảm khốc trong thời gian ngắn”.
“Đây có lẽ là thời khắc nguy hiểm nhất theo quan điểm của
tôi. Trong vài ngày tới, đây là cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất mà
Châu Âu phải đối mặt trong nhiều thập niên, và chúng ta phải giải quyết
vấn đề đó một cách đúng đắn”, ông nói. “Và tôi nghĩ rằng cần phải kết
hợp các biện pháp trừng phạt với giải pháp quân sự và các hoạt động
ngoại giao”.
Ông Johnson sau đó nói với các phóng viên ở Ba Lan rằng, con đường phía trước là ngoại giao.
Gần 9 giờ đàm phán giữa Ukraine và Nga hôm thứ Năm đã không đạt được bước đột phá về việc ký kết một văn kiện chung, nhưng cả hai bên đã đồng ý tiếp tục trao đổi, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết sau cuộc hội đàm tại Berlin.
Nga cho biết các cuộc đàm phán với Ukraine, Pháp và Đức về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine không đạt được bất kỳ thỏa thuận mới nào, đồng thời chỉ trích điều mà nước này gọi là lập trường của Ukraine thiếu rõ ràng.
Tình thế có thể xấu đi một cách nhanh chóng
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi người Mỹ ở Ukraine cần rời đi ngay lập tức trước ‘mối đe dọa gia tăng’ bởi các hành động quân sự của Nga.
“Các công dân Mỹ nên rời đi ngay lập tức”, Tổng thống Joe Biden nói với NBC News trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng ta đang đối mặt với một trong những đội quân lớn nhất trên thế giới. Tình thế có thể xấu đi một cách nhanh chóng”.
Khi được hỏi liệu có kịch bản nào khiến ông gửi quân đến giải cứu những người Mỹ đang rời khỏi hay không, ông Biden trả lời: “Không có đâu. Đó sẽ là một cuộc chiến tranh thế giới khi người Mỹ và Nga nổ súng vào nhau. Chúng ta đang ở một thế giới rất khác so với chúng ta” đã từng”.
Nga ví cuộc đàm phán với Anh như ‘nói với người điếc’
Những nhận xét trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Anh Liz Truss bị người đồng cấp của bà, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, chỉ trích trong một cuộc họp báo.
“Tôi thực sự thất vọng vì cuộc đàm phán của
chúng tôi trở nên giống như cuộc nói chuyện ‘của kẻ câm với người điếc’.
Chúng tôi trông có vẻ lắng nghe nhưng không vào tai được điều gì”, Guardian dẫn lại lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov hôm 10/2.
Cuộc đàm phán Anh – Nga hôm 10/2 ở Moscow đã phơi bày khoảng cách giữa hai bên về vấn đề Ukraine khi ông Sergei Lavrov cho biết họ tìm thấy rất ít điểm chung.
Ông Lavrov nhận định cuộc đàm phán “không có sự tin tưởng. Chỉ là những khẩu hiệu được hô vang”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Anh Liz Truss (trái). Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga.
Ngoại trưởng Nga cũng cáo buộc các nhà ngoại giao Anh tới Moscow đàm phán “không chuẩn bị gì”.
Ông cho biết Ngoại trưởng Anh Truss đã không thay đổi giọng điệu của bà trong suốt cuộc họp kéo dài hai giờ và phớt lờ những lời giải thích của ông, trong khi lặp lại những tuyên bố và yêu cầu mà Anh đã đưa ra trước đó.
Bà Truss đã thách thức trực tiếp Ngoại trưởng Lavrov, cảnh báo “bất cứ hành động tấn công Ukraine nào của Nga đều phải chịu hậu quả lớn”.
“Tôi không thấy lý do nào khác cho việc Nga điều hơn 100.000 quân tới biên giới, ngoài việc đe dọa Ukraine”, bà nói. “Và nếu Nga nghiêm túc về ngoại giao, họ cần phải loại bỏ các mối đe dọa này”.
Trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Lavrov cho biết thêm quan hệ Anh – Nga đang ở “mức thấp nhất trong nhiều năm” và khẳng định Nga sẽ không bị khuất phục trước sức ép từ phương Tây.
Các nỗ lực giảm thang
Các cuộc hội đàm của bà Truss ở Moscow diễn ra theo đường lối ngoại giao con thoi từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã đến thăm Moscow và Kyiv trong tuần này. Trái ngược với các nhà lãnh đạo Mỹ và Anh, Macron đã giảm thiểu khả năng một cuộc xâm lược của Nga.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm “giảm thiểu khả năng tính toán sai lầm”.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark A. Milley lắng nghe câu hỏi của một thượng nghị sĩ trong phiên điều trần của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện về việc kết thúc các hoạt động quân sự ở Afghanistan và kế hoạch cho các hoạt động chống khủng bố trong tương lai trên Đồi Capitol vào ngày 28/9/2021 tại Washington, DC. (Hình ảnh Patrick Semansky-Pool / Getty)
Thúc giục giảm leo thang, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức và các đồng minh đã sẵn sàng đối thoại với Moscow và mong muốn một nền hòa bình.
Tuy
nhiên, hành động xâm lược quân sự hơn nữa đối với Ukraine “sẽ gây ra
những hậu quả rất nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và chiến lược đối
với Nga”, ông Scholz nói với các phóng viên tại Berlin.
Moscow
đã gây sức ép để tìm kiếm các nhượng bộ an ninh từ phương Tây, bao gồm
lời hứa không bao giờ kết nạp Ukraine vào NATO và ngăn chặn sự mở rộng
của liên minh quân sự.
Hôm thứ Năm, Liên minh Châu Âu (EU) cho biết họ đã gửi một lá thư duy nhất để đáp lại các đề xuất của Nga về an ninh châu Âu, NATO và Hoa Kỳ trước đó đã miêu tả các yêu cầu chính của Nga là không thể đáp ứng.
Tuần trước, ông Stoltenberg cho biết, sự kiện Quyết tâm đồng minh 2022 diễn ra từ ngày 10 – 20/2. Nga đã điều động khoảng 30.000 binh sĩ, bao gồm cả lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz cùng nhiều khí tài, kể cả các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander, tiêm kích Su-35 và máy bay chiến đấu Su-25SM, đến Belarus để tham gia cuộc tập trận này.
Nga đã tổ chức một cuộc họp giao ban dành cho các tùy viên quân sự chỉ kéo dài 8 phút và đưa ra thông báo về một cuộc tập trận đang được tiến hành, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
“Điều đó hoàn toàn không phù hợp với các thỏa thuận về tính minh bạch cho các cuộc tập trận quân sự lớn ở châu Âu. Đó là tin xấu”, quan chức này nói.
Huyền Anh –Theo Reuters
(AFP) – Lãnh đạo quân đội Mỹ và Belarus trao đổi điện đàm đề phòng sự cố. Lầu Năm Góc, ngày 10/02/2022, thông báo tổng tham mưu trưởng Mỹ, tướng Mark Milley, đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Belarus, tướng Viktor Goulevitch để cảnh báo khả năng xảy ra «những sự cố đáng tiếc» vào lúc Nga và Belarus bắt đầu cuộc tập trận lớn. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai lãnh đạo quân đội. Mục tiêu là nhằm giảm thiểu các rủi ro về «một sự cố» và trao đổi quan điểm «về an ninh châu Âu hiện nay». Tuy nhiên, thông báo của bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết chi tiết nội dung cuộc trò chuyện.
– Lãnh đạo quân đội Mỹ và Belarus trao đổi điện đàm đề phòng sự cố. Lầu Năm Góc, ngày 10/02/2022, thông báo tổng tham mưu trưởng Mỹ, tướng Mark Milley, đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Belarus, tướng Viktor Goulevitch để cảnh báo khả năng xảy ra «những sự cố đáng tiếc» vào lúc Nga và Belarus bắt đầu cuộc tập trận lớn. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai lãnh đạo quân đội. Mục tiêu là nhằm giảm thiểu các rủi ro về «một sự cố» và trao đổi quan điểm «về an ninh châu Âu hiện nay». Tuy nhiên, thông báo của bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết chi tiết nội dung cuộc trò chuyện.
(AFP) – Mỹ bán máy chiến đấu F-15 cho Indonesia. Mỹ đã thông qua việc bán 36 máy bay chiến đấu F-15 cho quốc gia Đông Nam Á này với giá 14 tỷ đô la vào hôm 10/02/2022. Trong cùng ngày, Jakarta cũng thông báo đã đặt mua 42 chiến đấu cơ Rafale của Pháp.
(AFP) – Anh: Lãnh đạo cảnh sát Luân Đôn từ chức. Bà Cressida Dick, hôm 10/02/2022, thông báo từ nhiệm trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin và nhất là sau một báo cáo nêu rõ thái độ phân biệt chủng tộc, kỳ thị nữ giới và phân biệt đối xử trong ngành cảnh sát ở thủ đô. Dưới sức ép của thị trưởng Sadiq Khan, bà Cressida Dick trong một thông cáo cho rằng bà «không có một chọn lựa nào khác là phải từ chức».
(AFP) – «Đoàn xe tự do» xuất hiện ở Pháp. Bất chấp lệnh cấm của cảnh sát Paris, hôm nay 11/02/2022 hàng trăm tài xế từ khắp nước Pháp tham gia phong trào «đoàn xe tự do» giống ở Canada, sẽ đổ bộ vào thủ đô để phản đối các biện pháp hạn chế chống dịch Covid-19 và phản đối việc giá nhiên liệu tăng cao.
(AFP) – Giáo sư Pháp Luc Montagnier, Giải Nobel Y Khoa nhờ phát hiện HIV, từ trần thọ 89 tuổi. Trong thập niên 1980 ông là một trong những người đã đóng góp nhiều trong quá trình xác định, nghiên cứu virus phá khả năng đề kháng HIV/ AIDS. Nhờ công trình này, ông và một đồng nghiệp được trao tặng giải Nobel Y Khoa 2008. Tuy nhiên đến cuối đời, giáo sư Montagnier đã đưa ra nhiều tuyên bố bị giới khoa học phản bác, đặc biệt là quan điểm chống vac-xin ngừa Covid. Theo các số liệu chính thức của Liên Hiệp Quốc, trên thế giới hiện vẫn có 38 triệu người nhiễm HIV và năm 2020, bệnh AIDS/SIDA là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của 680.000 người.
(AFP) – Đảng Cộng Sản Trung Quốc, liệu có là một «bà mai» hiệu quả? Ba ngày trước lễ tình nhân Saint-Valentin, AFP hôm 11/02/2022 ghi nhận, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc được trao thêm nhiệm vụ mới, đó là khuyến khích thanh niên, nhất là phụ nữ, lập gia đình. Với những người trên 30 tuổi vẫn chưa yên bề gia thất, Đảng sẵn sàng đứng ra « làm mai », tổ chức các cuộc gặp gỡ và kể cả hướng dẫn trong cách giao tiếp với người khác giới để tính đến chuyện trăm năm. Đảng phải can thiệp do năm 2020 chỉ có 8,14 triệu cặp thành hôn. Con số này giảm mạnh so với gần 13,5 triệu trong năm 2013. Và đây là dấu hiệu báo trước dân số Trung Quốc sẽ còn giảm đi thêm nữa.
(AFP) – Hội chợ rượu vang Pháp 2022 khai mạc tại Paris từ ngày 14 đến 16/02/2022. Giới trong ngành kỳ vọng nhiều vào sự kiện này sau hai năm xuất khẩu bị chựng lại dưới tác động của khủng hoảng y tế Covid-19 gây nên. Về khối lượng sản xuất, năm 2021, Pháp rơi xuống hạng 3, đứng sau Ý và Tây Ban Nha. Điểm son duy nhất là khách nước ngoài vẫn chuộng vang Pháp. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng 33% trong năm 2021.
(Reuters) – Elon Musk lạc quan về SpaceX. Ngày 10/02/2022, tỷ phú Elon Musk cho biết rằng ông rất tự tin về việc con tàu SpaceX mới của ông, được thiết kế cho các chuyến du hành lên Mặt Trăng và Sao Hỏa, sẽ đến quỹ đạo Trái Đất trong năm nay, bất chấp hàng loạt các rào cản về mặt kỹ thuật vẫn chưa được khắc phục.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220211-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p