Tin khắp nơi – 22/08/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 22/08/2019

Đối đầu Mỹ-Trung và bài học từ Chiến tranh lạnh

Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đang trên cao trào căng thẳng ở mọi phương diện, từ bảo vệ tự do hàng hải, chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đến cuộc chiến thương mại vẫn chưa thấy lối thoát.

Trên trang Foreign Policy, giáo sư Stephen M. Walt, chuyên ngành quan hệ quốc tế, trường hành chính công Kennedy School of Gouvernment, đại học Harvard, phân tích 5 bài học cần rút ra từ thời Chiến tranh lạnh để Mỹ có thể đánh bại Trung Quốc. RFI tiếng Việt tóm lược bài phân tích được đăng lại trên trang Slate ngày 09/08/2019.

1. Cần có những đồng minh tốt

Mỹ đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh lạnh, một phần là nhờ nền kinh tế thị trường có tầm quan trọng hơn, đa dạng và hiệu quả hơn nền kinh tế tập trung theo kiểu Xô Viết và phần khác nhờ vào sự thịnh vượng hơn của các đồng minh chính, so với đa số các nước đối tác của Liên Xô.

Một trong những mục tiêu khi thành lập khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và xây dựng một mạng lưới đồng minh ở châu Á là nhằm tạo đối trọng với Liên Xô. Ngoài ra, Mỹ đã tận dụng được chính sách “chia để trị” đối với những đối thủ cộng sản. Đây chính là trường hợp tổng thống Richard Nixon đã bắt tay với Trung Quốc năm 1972 khiến Nga bị cô lập thêm.

Vậy mà hiện nay, tổng thống Trump là một ví dụ điển hình cho điều “không được làm” về mặt đối ngoại. Ông đã rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để Trung Quốc tung hoành trong khu vực. Sai lầm nghiêm trọng hơn khi ông gây chiến thương mại với gần cả thế giới, kể cả những đồng minh ở châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc). Dù tổng thống Trump muốn châu Âu phải gánh vác nhiều hơn về quốc phòng của chính họ, nhưng việc xúc phạm các lãnh đạo châu Âu, đe dọa chiến tranh thương mại… không phải là cách hay để đạt được mục đích.

Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là một sai lầm lớn của chính quyền hiện nay, ảnh hưởng đến thanh danh của Mỹ về độ tin cậy và sáng suốt. Việc Washington để Israel, Ả Rập Xê Út và Ai Cập rộng tay hành động không tạo được bất kỳ lợi thế chiến lược nào cho Hoa Kỳ.

Kết quả là Mỹ vẫn tài trợ cho quốc phòng châu Âu, trong khi châu Âu mở rộng mạng lưới khách hàng ở Trung Đông và vẫn có lập trường thiếu cứng rắn đối với Trung Quốc. Thêm vào đó, thay vì “chia để trị ” như trong thời Chiến tranh lạnh, tổng thống Trump đang đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.

2. Đầu tư vào khoa học, công nghệ và giáo dục không phải là ô ích

Có được một nền kinh tế công nghệ tiến bộ nhất thế giới là một lợi thế vô cùng lớn của Mỹ, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa giúp quân đội Mỹ vượt qua đối thủ Liên Xô. Bừng tỉnh sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 năm 1957, chính quyền Mỹ đã thông qua Luật Giáo dục Quốc phòng Quốc gia và tạo điều kiện cho giáo dục trong lĩnh vực quốc phòng. Giảng dạy ngoại ngữ và văn hóa nước ngoài để đào tạo những chuyên gia có khả năng giúp hình thành chính sách đối ngoại từng là điểm quan trọng trong thời Chiến tranh lạnh.

Đáng tiếc là chính quyền tổng thống Trump có vẻ ít tôn trọng chuyên môn khoa học, kể cả lĩnh vực môi trường, và từng hai lần tìm cách loại nghiên cứu khoa học khỏi trợ cấp liên bang. Nhờ Quốc Hội can thiệp, ngành nghiên cứu thậm chí còn được tăng thêm ngân sách. Về chính sách đối ngoại, tổng thống Trump có vẻ cũng không thấy cần thiết phải có chuyên gia để thực hiện các dự án đề ra. Con rể của tổng thống được giao trọng trách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông là một ví dụ.

Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, dù vẫn thua Mỹ về nhiều lĩnh vực. Nhưng điều đáng chú ý là Trung Quốc đào tạo đội ngũ chuyên gia đông đảo để thi hành chính sách đối ngoại, trong khi Hoa Kỳ giảm số nhân viên của bộ Ngoại Giao và tổng thống Trump trông cậy vào những nhân vật không theo ngành đạo tạo phù hợp.

3. Cởi mở, minh bạch và trách nhiệm

Giáo sư Walt nhấn mạnh không một hệ thống chính trị nào, không một công chức nào là hoàn hảo. Nhưng những nền dân chủ có truyền thống tự do ngôn luận và các cơ quan truyền thông năng động, thường nhận ra sai lầm và sửa chữa chúng. Chiến tranh Việt Nam là một ví dụ. Mỹ đã nhận ra sai lầm, giảm chi phí bằng chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh rồi rút hẳn, điều mà Washington lẽ ra nên làm trước đó rất lâu.

Ngược lại, hệ thống Xô Viết, nơi tự do ngôn luận bị cấm, đã che giấu trong thời gian dài cuộc can thiệp vào Afghanistan, sự dã man trong những nhà tù goulag, thảm họa nguyên tử Tchernobyl…

Trung Quốc cũng làm tương tự dưới thời Mao Trạch Đông với hàng triệu người chết đói trong thời kỳ Bước đại nhảy vọt.

Từ lâu nay, “cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm” cũng gặp nguy ở Hoa Kỳ. Chính quyền Trump không phải là chính quyền đầu tiên chi phối sự việc theo ý muốn. Thế nhưng, tổng thống thứ 45 của Mỹ thậm chí coi các cơ quan truyền thông là “kẻ thù của dân tộc”. Ông tự cho mình là trọng tài duy nhất của sự thật và điều này làm ông lờ đi những sai lầm và tiếp tục lèo lái đường lối chính trị như không có gì xảy ra.

4. Thủ thế trong góc võ đài từng là một chiến lược hay

Tác giả bài viết nhắc lại chiến thắng của võ sĩ quyền anh Mohamed Ali trước George Foreman, đối thủ trẻ hơn, cao hơn và mạnh hơn, nhờ chiến lược thủ thế trong góc võ đài để phản công khi đối thủ bắt đầu kiệt sức.

Trong những năm 1950, phần lớn đồng minh của Mỹ là những cường quốc công nghiệp. Trong khi Matxcơva quy tụ hầu hết các chế độ theo chủ nghĩa Mác hoặc xã hội chủ nghĩa thuộc thế giới thứ ba, tương đối yếu về kinh tế và không giúp tăng cường liên minh quốc tế của Nga. Dĩ nhiên, Mỹ từng tìm cách phá liên minh đó và Nga thì cố bảo tồn. Việc Nga can thiệp vào Afghanistan từ năm 1979 có lẽ là cú hích để liên minh của Liên Xô tan rã nhanh hơn. Như chiến thuật của võ sĩ Ali, Mỹ để Liên Xô sa lầy vào cuộc chiến.

Theo giáo sư Walt, bài học rút ra là để đối thủ hao tổn tài chính mà lợi ích thì không nhiều, nhưng cũng đừng để bị cuốn vào trường hợp như vậy. Vậy mà dường như tổng thống Trump lại không hiểu điều này khi ông muốn ném tiền của Lầu Năm Góc qua cửa sổ như để tổ chức lễ diễu binh, tiếp tục gửi lính đến Afghanistan dù đang đàm phán rút quân, hỗ trợ Ả Rập Xê Út tham chiến ở Yemen, suýt gây chiến với Iran…

Nếu thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang là Chiến tranh lạnh, Washington không nên phí thêm thời gian, tiền bạc và mạng sống cho những vấn đề thứ yếu, mà phải tập trung vào việc xử lý mối quan hệ song phương quan trọng này. Tổng thống Trump vẫn chưa hiểu được rằng để chống Trung Quốc mạnh hơn nữa, phải bớt gây hấn ở nơi khác và cần vận động những nước khác ủng hộ nỗ lực của Mỹ hơn là đánh lại họ.

5. Những nước tử tế cuối cùng luôn thắng

Giáo sư Walt cho rằng Mỹ không phải là mô hình đạo đức mà toàn bộ người dân Mỹ tự hào. Tuy nhiên, trong thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã biết tận dụng từ việc bảo vệ những giá trị tự do, quyền con người và những giá trị chính trị khác. Lãnh đạo Mỹ tôn trọng các đồng nhiệm, dù có lúc họ giận dữ vì bất đồng.

Ngược lại, thế giới Cộng sản từng đầy rẫy oán hận, thù nghịch huynh đệ. Tướng Tito của Nam Tư bất đồng với Stalin ngay sau Thế Chiến II, tương tự như tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrouchtchev và Mao Trạch Đông trong những năm 1950. Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc đối đầu dọc sông Ussuri và Matxcơva định tấn công kho vũ khí nguyên tử vừa được Trung Quốc thiết lập. Nga còn can thiệp vào Đông Đức (1953), Hungari (1956), Séc và Slovakia (1968) để duy trì khối các nước chư hầu. Việt Nam chống lực lượng Khmer đỏ ở Cam Bốt và sau đó chống xâm lược Trung Quốc ở biên giới năm 1979.

Theo tác giả, dù có những bất đồng, đôi khi nghiêm trọng, nhưng hệ thống liên minh của Mỹ từng là một mô hình hài hòa hơn so với hệ thống của khối Cộng sản trong thời Chiến tranh lạnh.

Tổng thống Mỹ thứ 45 lại đang vượt qua làn ranh đỏ này. Ông khen ngợi những nhà độc tài như Vladimir Putin, Kim Jong Un, Mohammaed Ben Salman, Rodrigo Duterte hay Jair Bolsonaro. Ngược lại, ông coi thủ tướng Canada Justin Trudeau là “người yếu đuối”, tổng thống Pháp Macron là “ngớ ngẩn” và liên tục tấn công thủ tướng Đức Angela Merkel và đô trưởng Luân Đôn Sadiq Khan trên Twitter.

Giáo sư Walt cho rằng trong lĩnh vực đối ngoại, ở thế mạnh hơn luôn mang lại rất nhiều, nhưng cũng cần phải được lòng dân và được tôn trọng. Mỹ giành chiến thắng trong Chiến tranh lạnh là vì Mỹ mạnh hơn, bền bỉ hơn Liên Xô, nhưng cũng nhờ và những giá trị và hành động của Washington (tác giả nhắc lại một lần nữa, là Mỹ vẫn có những khuyết điểm và tính đạo đức giả) được lòng người hơn là những giá trị của Matxcơva. Hoa Kỳ vẫn có thể duy trì lợi thế này trong khi cuộc đối đầu với Trung Quốc ngày càng căng thẳng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190812-my-tq-cttm

 

Điều gì đã xảy ra

với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?

Một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã từng đến đến rất gần, giờ lại dường như ngày càng xa.

Mới chỉ hồi tháng 5 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và Trung Quốc dường như đã đến rất gần việc giải quyết những bất đồng thương mại. Nhưng sau đó, nó sụp đổ hoàn toàn.

Thỏa thuận “đình chiến” đạt được giữa Tổng thổng Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6 cũng đã bị phá vỡ.

Hiện tại, thị trường tài chính toàn cầu đang biến động, các ngân hàng trung ương khắp thế giới đang cố tránh cho nền kinh tế của mình khỏi kịch bản tồi tệ nhất bằng cách điều chỉnh chặt chẽ lãi suất, với dự đoán cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục và có thể kéo dài qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.

“Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đều đang gặp vấn đề trầm trọng”, Wendy Cutler, từng là nhà đàm phán thương mại của Mỹ, hiện là Phó Chủ tịch Viện chính sách xã hội châu Á cho biết. “Có

ngày càng ít niềm tin ở cả 2 phía, cộng với việc cả 2 bên đều cảm nhận rằng, họ có thể tốt hơn nếu không có một thỏa thuận, ít nhất là ở thời điểm này”.

Không ai chịu nhượng bộ

Những động thái trong hơn 1 tuần qua cho thấy căng thẳng đang gia tăng trở lại. Ngày 1/8, ông Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 1/9 tới – điều mà ông đã đe dọa từ trước.

Ngày 5/8, Trung Quốc cũng “phản đòn”: dừng mua nông sản Mỹ – một đòn tương đối mạnh nhằm vào căn cứ chính trị quan trọng của ông Trump ở Trung Tây, và để cho đồng Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua. Đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn, sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc so với các đối thủ nước ngoài.

Động thái của Bắc Kinh đã khiến Bộ tài chính Mỹ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1994. Bước đi này có thể mở đường cho các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, tới nay, đó vẫn chỉ là động thái mang tính biểu tượng của việc gia tăng hiềm khích giữa Mỹ và Trung Quốc.

“Cả hai bên thực ra đều đang kiềm chế”, theo Timothy Keeler, cựu Giám đốc Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ và hiện là một đối tác tại công ty luật Mayer Brown đánh giá.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung được dự báo sẽ còn tiếp tục dấy lên mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đã đang suy yếu. Nó làm biến động các thị trường tài chính, khiến cách hoạt động thương mại trở nên ảm đạm và làm các doanh nghiệp trở nên bối rối khi phải quyết định đặt các nhà máy sản xuất của mình ở đâu, tìm nguồn cung từ đâu và bán sản phẩm ở nước nào.

Khi các công ty đứng “giữa làn đạn” của thương chiến Mỹ-Trung và phải đưa ra những quyết định như vậy, họ sẽ khiến thương mại và tăng trưởng bị chùn nhịp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo thương mại thế giới sẽ giảm tốc trong năm 2019, năm thứ 2 liên tiếp.

Các ngân hàng trung ương cũng đang cố hạn chế thiệt hại kinh tế, mặc dù giảm lãi suất cho vay chỉ đem lại một lợi ích hạn chế khi lãi suất vốn đã thấp sẵn. Hôm 7/8, các ngân hàng trung ương của Indonesia, New Zealand và Thái Lan đã tuyên bố cắt giảm lãi suất.

“Chúng ta sẽ còn nói về Trung Quốc và cuộc chiến thương mại trong thập kỷ tới”, Nate Thooft, người đứng đầu bộ phận phân phối tài sản toàn cầu tại Công ty quản lý đầu tư Manulife dự đoán. “Nó sẽ không kết thúc một cách vĩnh viễn”.

Chính quyền Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với nhau về nhiều vấn đề gai góc. Phía Mỹ nói rằng, Trung Quốc đang “bịp bợp” để tìm cách thống trị các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và máy tính. Đặc biệt, chính quyền Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp các bí mật thương mại, buộc các công ty nước ngoài phải tiết lộ công nghệ và trợ cấp một cách không công bằng các công ty công nghệ Trung Quốc trong khi gây khó dễ cho các đối thủ nước ngoài.

Sẽ khó có thỏa thuận trong tương lai gần?

Đạt được một thỏa thuận cụ thể sẽ rất khó khăn, ít nhất là vì nó đòi hỏi Trung Quốc phải kiềm chế tham vọng của mình – yếu tố đã trở thành đặc trưng của Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 5, Mỹ và Trung Quốc dường đang hướng tới một dạng thỏa thuận có ý nghĩa. Nhưng bất ngờ, ngày 5/5, ông Trump cáo buộc Trung Quốc không giữ đúng cam kết đã đưa ra trước đó và ông tuyên bố sẽ nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, điều mà ông đã thực hiện chỉ 5 ngày sau đó. Chính quyền Mỹ cũng sẵn sàng tăng thuế với 300 tỷ USD hàng hóa nữa – một động thái leo thang sẽ nhắm vào gần như tất cả mọi sản phẩm mà Trung Quốc bán ở Mỹ.

“Mọi người đã quá lạc quan hồi đầu tháng 5”, Philip Levy, nhà kinh tế trưởng tại công ty vận tải Fexport ở San Fransisco, người từng làm cố vấn trong chính quyền Tổng thống George W. Bush, cho biết.

Ông Trump và ông Tập đã đề xuất một giai đoạn “đình chiến” hồi tháng 6/2019. Ông Trump đồng ý trì hoãn các biện pháp thuế quan mới khi các vòng đàm phán thương mại được nối lại.

Tuy nhiên, sau vòng đàm phán thứ 12 ở Thượng Hải hồi tháng 7/2019 dường như không đạt được tiến triển nào, ông Trump đã hủy bỏ giai đoạn đình chiến và tuyên bố chuẩn bị đánh thuế 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9. Ông cáo buộc Trung Quốc đã cố tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán đến năm 2020 để hy vọng ông sẽ thua trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và sau đó Trung Quốc có thể đàm phán lại với một Tổng thống của đảng Dân chủ.

Dù ông Trump nói đúng hay không, thì cũng không mấy người nghi ngờ gì phong cách thất thường của ông đã khiến ông khó có thể tin tưởng vào các cuộc đàm phán.

Trung Quốc có thể phải học bài học từ thỏa thuận của ông Trump với Mexico: sau khi gây áp lực với Mexico để buộc nước này phải đồng ý về một thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ được chỉnh sửa lại hồi năm ngoái, ông Trump từ chối hàng tháng liền về việc dỡ bỏ thuế quan đối với nhôm và thép Mexico. Và phải đến giữa tháng 5, ông Trump mới tuyên bố đang dỡ bỏ các biện pháp thuế quan đối với Mexico, sau khi bất đồng về vấn đề di cư được giải quyết.

Các yếu tố khác cũng đang khiến Mỹ và Trung Quốc khó có được sự thỏa hiệp. Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đang tới gần, ông Trump không có động lực đạt được một thỏa thuận thương mại bởi điều đó có thể vấp phải sự giận dữ từ các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ.

Trong khi đó, ông Tập, cũng có những lý do riêng để tránh những nhượng bộ có thể khiến ông có vẻ như yếu thế hơn. Đó là các cuộc biểu tình ở Hong Kong và sự kiện kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29784-dieu-gi-da-xay-ra-voi-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung.html

 

Hoa Kỳ đe dọa rút quân khỏi Đức

nếu nước này không tăng chi tiêu quốc phòng

Theo tin từ MSN, ông Richard Grenell, đại sứ Hoa Kỳ tại Đức, gợi ý rằng Hoa Kỳ nên rút hàng ngàn binh lính ra khỏi Đức, nếu Đức không tăng chi tiêu quốc phòng NATO như từng được yêu cầu.

Ông Grenell còn nói thật xúc phạm khi những người chi trả thuế Hoa Kỳ phải tiếp tục trả tiền để duy trì sự hiện diện của 50,000 binh sĩ Hoa Kỳ ở Đức. Trong khi đó, Đức lại để những khoản tiền dư giả cho các chương trình trong nước. Theo ước tính, tại Đức, có khoảng 34,000 binh sĩ Hoa Kỳ đang đóng quân trên khắp các căn cứ quân đội và không quân, và có 17,000 nhân viên hỗ trợ dân sự Hoa Kỳ. Ngoài việc phát biểu trước báo chí, ông Grenell còn chỉ trích trên mạng xã hội Twitter về việc Đức không chi tiêu cho quốc phòng.

Gần đây, Đức từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ trong việc tham gia nhiệm vụ an ninh hải quân để bảo vệ việc quá cảnh quốc tế qua eo biển Hormuz.

Trước sự việc này, ông Georgette Mosbacher, đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan, khẳng định rằng Ba Lan đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NATO và sẵn sàng chào đón quân đội Hoa Kỳ.

Các thành viên NATO được yêu cầu đóng góp 2% GDP vào chi tiêu quốc phòng. Trong đó, Hoa Kỳ là nước đóng góp nhiều nhất. Tổng thống Trump nhiều lần chỉ trích các thành viên NATO, đặc biệt là Đức vì không đẩy mạnh đóng góp nhiều hơn. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-de-doa-rut-quan-khoi-duc-neu-nuoc-nay-khong-tang-chi-tieu-quoc-phong/

 

Cố vấn John Bolton thúc giục London

cứng rắn hơn với Iran và Trung Cộng

Tin từ London – Theo tin từ Reuters, cố vấn an ninh John Bolton đã đến London hôm Chủ Nhật (11 tháng 8). Có khả năng ông Bolton sẽ thúc giục Anh Quốc tăng cường lập trường cứng rắn đối với Iran và công ty viễn thông Trung Cộng Huawei.

Sự kiện Vương quốc Anh chuẩn bị rời Liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 10 sẽ là một sự thay đổi địa chính trị lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai, do đó, nhiều nhà ngoại giao kỳ vọng Anh Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Trong hai ngày đàm phán, ông Bolton sẽ tập trung thảo luận về Brexit.  Tòa Bạch Ốc hy vọng củng cố mối quan hệ với chính phủ mới của Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau mối quan hệ căng thẳng với cựu Thủ tướng Theresa May.

Ông Bolton dự kiến sẽ thúc giục các viên chức Anh phối hợp thực thi các chính sách tương tự với Washington đối với Iran để gây áp lực lên nước này.  Cho đến nay, Anh Quốc vẫn luôn ủng hộ Liên minh châu Âu gắn bó với hiệp ước nguyên tử với Iran.Tuy nhiên, việc Iran bắt giữ một tàu chở dầu của Anh ở eo biển Hormuz khiến London phải cân nhắc lập trường cứng rắn hơn.

Ngoài ra, Tổng thống Doald Trump cũng đã thúc giục Anh quốc cứng rắn hơn đối với công ty viễn thông Huawei, do lo ngại công nghệ 5G của hãng này đặt ra rủi ro an ninh quốc gia. Dưới thời cựu Thủ tướng May, chính phủ Anh đã thông qua các nguyên tắc cho phép Huawei truy cập với quy mô hạn chế vào các phần không cốt lõi của mạng 5G. Nhưng Hoa Kỳ cho biết ông Bolton hy vọng sẽ thuyết phục chính phủ ông Johnson thay đổi quyết định này. Ông Bolton có thể lập luận rằng Huawei là một nhánh của chính phủ Trung Cộng, và phần cứng của hãng này có thể được sử dụng để giám sát các liên lạc đi qua hệ thống của Huawei. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/co-van-john-bolton-thuc-giuc-london-cung-ran-hon-voi-iran-va-trung-cong/

 

Nghi vấn

bao trùm quanh vụ tỷ phú Jeffrey Epstein tự sát

Tin từ New York – Theo hãng thông tấn AP dẫn lời một nguồn tin làm việc trong nhà tù, các quản ngục tại nhà giam của ông Jeffrey Epstein đã làm việc  tăng ca do sự thiếu hụt nhân sự, trong buổi sáng ông Epstein tự sát.

Người này cho biết đơn vị Special Housing Unit của Trung tâm Cải tạo Metropolitan chỉ có một quản ngục làm việc tăng ca năm ngày liên tiếp, và một người khác phải làm việc ngoài giờ bắt buộc. Nguồn tin của AP không được phép thảo luận công khai về hoạt động của nhà tù, và chỉ đồng ý tiết lộ với điều kiện ẩn danh. Theo tờ New York Times, các nhân viên trại giam đã không tuân theo các quy luật, và điều đó dẫn đến cái chết của ông Epstein.

Thông tin này khiến nguyên nhân tử sát của ông Epstein càng thêm bí ẩn.  Theo lời một viên chức hành pháp nói với tờ Times, quản ngục lẽ ra phải kiểm tra ông Epstein mỗi 30 phút, nhưng họ đã không làm vậy vào đêm trước khi ông tự sát.

Nguồn tin này tiết lộ ông Epstein đã bị giam giữ  một mình vào sáng thứ Bảy (10 tháng 8). Một viên chức tham gia cuộc điều tra đã nói với tờ báo rằng Bộ Tư pháp được thông báo rằng ông Epstein được giam giữ cùng với một tù nhân khác, và quản ngục sẽ kiểm tra phòng giam mỗi 30 phút.

Vào tối Chủ Nhật, giám đốc y tế của thành phố New York, bà Tiến sĩ Barbara Sampson, tuyên bố họ đã khám nghiệm tử thi của ông Epstein, nhưng vẫn cần thêm thông tin trước khi xác định nguyên nhân

tử vong. Ông Epstein đã được theo dõi vì có nguy cơ tự sát sau khi quản ngục phát hiện ông có vết bầm tím trên cổ vào hai tuần trước. Nhưng đến cuối tháng 7, lệnh theo dõi đã được bãi bỏ cho đến khi ông tử vong.

Bộ trưởng William Barr đã yêu cầu FBI và văn phòng thanh tra Bộ Tư pháp mở cuộc điều tra về cái chết của ông Epstein.

Hai người từng ở cùng nhà tù với ông Epstein nói rằng rất khó có thể tự tử trong nhà tù này, và chuyện ông Jeffrey tự sát là khó tin. Trên mạng bắt đầu đồn đoán về thuyết âm mưu quanh cái chết của ông tỉ phú này. Tổng thống Trump cũng tweet rằng ông Jeffrey biết nhiều tình tiết về cựu tổng thống Bill Clinton, và điều này có thể là một vấn đề. Bản thân tổng thống Trump cũng từng có quan hệ bạn bè với ông Jeffrey. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nghi-van-bao-trum-quanh-vu-ty-phu-jeffrey-epstein-tu-sat/

 

Guaido :

Maduro chuẩn bị giải tán Quốc Hội Venezuela

Thùy Dương

Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido hôm 11/08/2019 khẳng định chính quyền của tổng thống Nicolas Maduro đang chuẩn bị giải tán Quốc Hội, định chế duy nhất do phe đối lập kiểm soát.

Tổng thống tự phong Juan Guaido cho biết Quốc Hội Lập Hiến, một định chế thân tổng thống Nicolas Maduro, đã triệu tập phiên họp vào thứ Hai 12/08 nhằm công bố quyết định giải tán Quốc Hội.

Theo ông Guaido, việc chính quyền Maduro giải tán Quốc Hội là bất hợp pháp. Lãnh đạo đối lập dự báo biện pháp tiếp theo của chính quyền Nicolas Maduro là cho bắt hàng loạt dân biểu thuộc phe đối lập và tổ chức bầu cử Quốc Hội sớm.

Reuters nhận định những điều này, nếu xảy ra, sẽ càng làm nghiêm trọng cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, chấm dứt các cuộc thương lượng giữa chính quyền Maduro và các đồng minh của tổng thống tự phong Juan Guaido, qua trung gian của Na Uy, nhằm tìm lối thoát cho Venezuela.

Hiện Venezuela có hai Quốc Hội : Quốc Hội dưới sự kiểm soát của phe đối lập, do ông Guaido lãnh đạo và Quốc Hội Lập Hiến, thân tổng thống Maduro nhưng phe đối lập không công nhận tính chính đáng.

Quốc Hội Lập Hiến được bầu lên hồi tháng 07/2017 và hoạt động cho đến cuối năm 2020 nhằm soạn thảo một Hiến Pháp mới. Theo dự kiến, Hiến Pháp mới phải được công bố trước tháng 08/2019, nhưng cho đến nay Quốc Hội Lập Hiến vẫn chưa công bố một dự thảo nào.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190812-maduro-chuan-bi-giai-tan-quoc-hoi-venezuela

 

Nạn phá rừng Amazon tăng cao,

Đức cắt trợ cấp cho Brazil

Gia Hưng

Chính quyền Đức, vào ngày 10/08/2019, đưa ra thông cáo tạm dừng khoản trợ cấp nhằm bảo vệ rừng Amazon, do có thống kê cho thấy nạn phá rừng đã tăng cao kể từ khi thổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhậm chức.

Bộ trưởng Môi trường Đức Svenja Shulze phát biểu trên truyền hình Đức Tagesspiegel : « Chính sách của chính phủ Brazil trên khu vực rừng Amazon gây nhiều hoài nghi về tính xác thực của thông tin cho rằng mức độ tàn phá rừng đã giảm xuống ».

Theo hãng tin AFP, chính quyền Berlin sẽ tạm ngưng khoản trợ cấp 35 triệu euro ( 40 triệu đôla) dành cho các chương trình bảo tồn rừng và các chương trình bảo vệ tính đa dạng sinh học cho tới khi mức độ tàn phá rừng quay trở lại mức có thể chấp nhận được.

Từ năm 2008, chính quyền Đức đã tài trợ tổng cộng 95 triệu euro cho các dự án môi trường tại Brazil.

Theo thống kê của Viện Nghiên Cứu Vũ Trụ Quốc Gia Brazil (INPE) được công bố ngày 06/08, chỉ riêng trong tháng Bảy, diện tích rừng bị chặt phá tại rừng Amazon lên tới 2.254 km2, cao hơn 278% so với năm 2018.

Về phần mình, ngày 11/08, tổng thống Brazil Bolsonaro đã phủ nhận tầm quan trọng của khoản trợ cấp nói trên. Ông cho rằng Brazil « không cần gói cứu trợ này ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190812-nan-pha-rung-amazon-tang-duc-tuyen-bo-cat-tro-cap-brazil

 

Ứng cử viên bảo thủ đắc cử tổng thống Guatemala

Gia Hưng

Ứng cử viên đảng bảo thủ Alejandro Giammattei đã đắc cử tổng thống Guatemala hôm 11/08/2019. Với 58% tổng số phiếu, ông vượt xa đối thủ là cựu đệ nhất phu nhân Sandra Torres, chỉ thu được 42% số phiếu.

Sau chiến thắng này, ông Giammattei cam kết sẽ tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề nhập cư, cũng như giải quyết các vấn đề nóng bỏng trong nước.

Thông tín viên RFI tại khu vực Nam Mỹ John Patrick Buffe tường trình :

“Đây là lần thứ 4 liên tiếp ông Alejandro Giammattei tranh cử tổng thống, và nỗ lực của ông cuối cùng đã thành công. Ông vượt xa đối thủ của mình, bà Sandra Torres, người đã về nhất trong vòng đầu.

Nổi tiếng nóng tính và bốc đồng, vị bác sĩ thuộc đảng bảo thủ 63 tuổi này sẽ lãnh đạo một quốc gia chìm trong tham nhũng, bạo lực, và nạn nghèo đói. Để giải quyết tình trạng thiếu an ninh trong nước, ông tuyên bố sẽ tái lập án tử hình. Còn để giảm lượng người di dân từ Guatemala sang Hoa Kỳ, ông muốn giải quyết tận gốc tình trạng này bằng cách tạo thêm 1 triệu việc làm trong 4 năm tới.

Ông cũng cam kết sẽ chống tham nhũng, nhưng không cần đến sự trợ giúp của Ủy ban Liên Hiệp Quốc chống trình trạng tội phạm không bị trừng phạt tại Guatemala CICIG. Ủy ban này đã không được tổng thống đương nhiệm Jimmy Morales gia hạn nhiệm kỳ, và đã góp phần vào vụ  bắt giam ông Giammattei vào năm 2010.

Giammattei từng bị cáo buộc hành quyết 7 tù nhân khi ông lãnh đạo hệ thống nhà tù Guatemala. Ông đã ngồi tù 10 tháng, nhưng sau đó được thả do không đủ bằng chứng. Thay cho ủy ban CICIG, tổng thống tân cử sẽ lập một Ủy ban quốc gia chống tham nhũng”.

Cánh hữu nổi lên ở Nam Mỹ

Cũng trong ngày 11/08, tại Achentina, liên minh giữa ứng cử viên Alberto Fernandez và nữ cựu tổng thống Cristina Fernandez đã về đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ với 47% số phiếu, vượt qua tổng thống đương nhiệm Mauricio Macri (chỉ được 32% số phiếu ).

Từ năm 2009, vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, Achentina vẫn tổ chức một cuộc bỏ phiếu cho toàn bộ các chính đảng gọi là bầu cử sơ bộ, hay đúng hơn là thăm dò ý định bỏ phiếu của cử tri.

Với kết quả bầu cử tổng thống tại Guatemala và kết quả bầu cử sơ bộ tại Achentina, có thể thấy xu thế là cánh hữu đang dần nổi lên tại Châu Mỹ Latinh.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190812-ung-cu-vien-bao-thu-dac-cu-tong-thong-guatemala

 

Nổ súng bên trong một thánh đường Hồi Giáo

tại Na Uy

Tin từ Oslo — Theo tin từ Reuters, vào hôm Thứ Bảy (10 tháng 8), một người đàn ông đã thực hiện một vụ nổ súng tại một thánh đường Hồi Giáo gần thủ đô Oslo của Norway.

Theo cảnh sát, nghi can đã sát hại một người thân trong gia đình trước khi thực hiện vụ tấn công. Trong một cuộc họp báo, phụ tá cảnh sát trưởng Rune Skjold cho biết cảnh sát đã tìm thấy thi thể của một phụ nữ trẻ tại địa chỉ của nghi can.

Cảnh sát cho biết “một người đàn ông da trắng” đã bị bắt sau khi thực hiện một vụ tấn công có vũ trang tại al-Noor Islamic Centre gần Oslo. Những người có mặt ở thánh đường lúc đó đã khống chế tay súng và buộc nghi can phải ngừng bắn. Một người đàn ông lớn tuổi bị thương nhẹ trong vụ tấn công. Không rõ liệu vết thương có phải do bị bắn, hay bị thương trong nỗ lực kiềm chế tay súng.

Ông Skjold cho biết nghi can “là một công dân Norway trong khu vực khoảng 20 tuổi”. Giám đốc al-Noor Islamic Centre Irfan Mushtaq cho biết nghi can ” mang theo hai loại vũ khí giống như súng săn và một khẩu súng ngắn.”  Ông Mushtaq cho biết thêm rằng nghi can “mặc áo giáp và đội nón sắt, nhưng các thành viên của al-Noor Islamic Centre đã khống chế nghi can trước khi cảnh sát đến.”

Phát ngôn viên của al-Noor Islamic Centre Waheed Ahmed cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ nổ súng, chỉ có ba người có mặt bên trong thánh đường để chuẩn bị cho lễ Eid al-Adha diễn ra vào ngày 11 tháng 8.

Đầu năm 2019, al-Noor Islamic Centre đã đưa ra nhiều biện pháp an ninh bổ sung, sau khi xảy ra nổ súng tại hai nhà thờ ở New Zealand khiến hơn 50 người thiệt mạng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/no-sung-ben-trong-mot-thanh-duong-hoi-giao-tai-na-uy/

 

Na Uy: Kẻ tấn công đền thờ đạo Islam

có thể hành động một mình

Một vụ nổ súng tại một nhà thờ đạo Islam ở Na Uy đang được điều tra như một hành động khủng bố, theo cảnh sát.

Một tay súng đã nổ súng vào Trung tâm đạo Islam Al-Noor, ở ngoại ô thủ đô Oslo, vào thứ Bảy, 11/08/2019.

Một người bên trong nhà thờ đạo Islam đã chế ngự được tay súng và người can thiệp này đã bị thương trong quá trình này.

Mỹ: Hai vụ xả súng cùng ngày – liệu sẽ có gì thay đổi?

FBI bị chỉ trích vì vụ xả súng ở Florida

Na Uy sốc sau hai vụ tấn công đẫm máu

Mỹ: NRA ‘không ủng hộ bất kỳ lệnh cấm súng’

Nghi phạm đã bị bắt sau vụ tấn công.

Cảnh sát cũng buộc tội nghi phạm về tội giết người sau khi em gái 17 tuổi của người này đã được phát hiện chết ở một địa điểm khác.

Tôi đột nhiên nghe thấy tiếng la hét từ bên ngoài. Người đó bắt đầu nổ súng về phía hai người đàn ông khác..Nhân chứng

Quyền cảnh sát trưởng phụ trách chiến dịch, Rune Skjold nói rằng nghi phạm, được mô tả như một người đàn ông da trắng, đã được cảnh sát biết từ trước khi vụ việc xảy ra, nhưng không thể được mô tả như một người có tiền sử phạm tội.

Ông Skjold nói rằng người đàn ông dường như có quan điểm “cực hữu” và “chống người nhập cư” và đã bày tỏ cảm tình với Vidkun Quisling, lãnh đạo của chính phủ của Na Uy đã hợp tác trong thời gian chiếm đóng của Đức Quốc xã.

‘Hành động một mình’?

Nghi phạm dường như đã hành động một mình.

Chỉ có ba người ở bên trong nhà thờ đạo Islam tại thời điểm vụ tấn công.

Mohammad Rafiq, 65 tuổi, là một trong những người đầu tiên tiếp cận với kẻ tấn công.

Ông nói với hãng tin Reuters: “Tôi đột nhiên nghe thấy tiếng la hét từ bên ngoài. Người đó bắt đầu nổ súng về phía hai người đàn ông khác…”

Ông Rafiq nói thêm rằng sau đó ông đã ôm lấy kẻ tấn công, đè người này xuống và vật lộn để đánh bật vũ khí ra khỏi kẻ tấn công.

Irfan Mushtaq nói với kênh truyền hình địa phương TV2 rằng kẻ tấn công đã “mang theo hai vũ khí giống như súng bắn đạn gém và một khẩu súng lục”.

Ông Mushtaq kêu gọi chính phủ phải có hành động để ngăn chặn nhằm bảo vệ người dân theo đạo Islam.

“Trong nhiều năm qua, cảnh sát mật nói rằng người theo đạo Islam là những nguy cơ lớn nhất đối với đất nước này, nhưng nếu bạn nhìn hai sự cố lớn gần nhất của các hoạt động khủng bố, đó không phải là do tín đồ đạo Islam làm.”

Các nhà thờ Hồi giáo trước đó đã thực hiện các biện pháp an ninh tăng cường, sau khi một tay súng giết chết 51 người tại hai nhà thờ đạo Islam ở Thành phố Christchurch, New Zealand vào đầu năm 2019.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49313810

 

Tài xế chở nhiên liệu đình công:

Bồ Đào Nha trong tình trạng báo động

Thùy Dương

Ngày 12/08/2019, tại Bồ Đào Nha, các tài xế chở nhiên liệu bắt đầu đợt đình công vô thời hạn để đòi tăng lương cơ bản. Đây là đợt đình công thứ hai trong vòng 6 tháng qua, đẩy Bồ Đào Nha vào cảnh thiếu xăng dầu. Thủ tướng Antonio Costa hôm 10/08 tuyên bố nước này đang gặp khủng hoảng nhiên liệu.

Từ Lisboa, thông tín viên RFI Marie-Line Darcy cho biết thêm chi tiết:

« Người dân Bồ Đào Nha đã chuẩn bị trước cho đợt bãi công liên quan đến nhiên liệu và đã mua tích trữ xăng dầu từ ba ngày nay. Một phần ba trên tổng số 3.000 trạm xăng đã cạn xăng và dầu diesel. Đợt đình công bắt đầu từ ngày thứ Hai 12/08, nhưng cuộc đọ sức giữa nghiệp đoàn tài xế chuyên vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm với giới chủ đã kéo dài từ nhiều ngày nay.

Các cuộc thương lượng về việc tăng đáng kể mức lương cơ bản, hiện là 620 euro, vẫn chưa mang lại kết quả. Chính phủ đã  cố đóng vai trò trung gian hòa giải, nhưng cuối cùng lại có thái độ cứng rắn hơn.

Chính thủ tướng Antonio Costa hôm thứ Bảy vừa rồi tuyên bố tình trạng khủng hoảng nhiên liệu. Điều này cho phép xác định 320 trạm xăng dầu được coi là khẩn cấp, nơi mà các loại xe thuộc diện ưu tiên có thể đổ 15 lít trong mỗi lần mua.

Chính phủ khẳng định có đủ nhiên liệu dự trữ cho hai tháng, nhưng cũng cảnh báo là sẽ thi hành các biện pháp mạnh, nếu các tài xế của nghiệp đoàn không tuân thủ quy định về việc bảo đảm các dịch vụ tối thiểu.

Mối lo ngại là có cơ sở vì nó liên quan đến việc cung cấp nhiên liệu đúng vào tuần lễ có nhiều người đi nghỉ hè nhất trong tháng 08. Đợt đình công lần này được quyết định là sẽ kéo dài vô thời hạn ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190812-tai-xe-cho-nhien-lieu-dinh-cong-bo-dao-nha-trong-tinh-trang-bao-dong

 

Phe đối lập biểu tình ‘lớn nhất tại Moscow kể từ 2011’

Hàng chục ngàn người đã tham dự cuộc biểu tình đối lập lớn nhất ở Moscow kể từ năm 2011, các giám sát viên độc lập nói.

Có tới 60.000 người được cho là đã tập trung trong mưa hôm thứ Bảy, 10/8, để đòi bầu cử công bằng.

Cuộc biểu tình được chính thức cho phép nhưng hàng chục người đã bị bắt khi họ chuyển đến các khu vực khác; nhiều người bị bắt bên ngoài văn phòng của Tổng thống Vladimir Putin ở trung tâm thành phố.

Hàng trăm người tham dự các cuộc biểu tình không được cấp phép vào hai ngày thứ Bảy liên tiếp vừa qua đã bị giam giữ. Đây là cuộc biểu tình thứ năm trong một tháng.

Nhiều người dân Moscow không hài lòng về việc các ứng viên đối lập bị cấm tranh cử cuộc bầu cử cấp thành phố vào tháng 9, nhưng sự tức giận đã tăng lên sau chứng cớ rõ ràng về sự tàn bạo của cảnh sát trong những tuần trước.

Hàng ngàn người biểu tình tại Moscow đòi bầu cử công bằng

Nga: Hơn 1.000 người biểu tình bị bắt ở Moscow

Một số thành phố khác của Nga cũng có đã các cuộc biểu tình đồng lòng với Moscow hôm thứ Bảy, khiến hàng chục người bị giam giữ.

Cuộc biểu tình này và biểu tình vào ngày 20 tháng 7 được chính quyền thành phố cho phép.

Các vụ bắt giữ mới nhất diễn ra sau khi các nhóm biểu tình rời khỏi cuộc biểu tình chính thức bên ngoài trung tâm thành phố. Giới lãnh đạo đối lập đã khuyến khích mọi người tham gia cuộc “tản bộ” trái phép sau đó.

Tổ chức theo dõi người tham gia biểu tình có tên The White Counter đếm được 49.900 người tại cuộc tuần hành được cho phép ở Moscow.

Nhưng tổ chức này sau đó cho biết nhiều người đã kéo đến qua các đường phố hai bên, tăng số lượng lên trên 50.000.

Cảnh sát thì ước tính con số thấp hơn, khoảng 20.000.

Một số người biểu tình mang biểu ngữ với những khẩu hiệu như “Hãy cho chúng tôi quyền bỏ phiếu!” Và “Các người đã nói dối chúng tôi quá đủ rồi.”

Những người khác giơ hình ảnh của các nhà hoạt động bị bắt tại các cuộc biểu tình trước đó.

Chính trị gia phe đối lập, Lyubov Sobol, một đồng minh của người lớn tiếng chỉ trích Điện Kremlin, Alexei Navalny, đã bị cảnh sát giam giữ trước khi cuộc biểu tình xảy ra.

Khoảng 600 người bị bắt giữ sau một cuộc biểu tình trái phép vào cuối tuần trước, trong lúc có các báo cáo về sự bạo lực của cảnh sát. Hơn 1.000 đã bị bắt giữ vào tuần trước.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49320350

 

Nga yêu cầu Google ngừng quảng cáo

các sự kiện biểu tình bất hợp pháp

Vào hôm Chủ Nhật (11/8), cơ quan giám sát truyền thông nhà nước Nga cho biết họ đã yêu cầu Google ngừng quảng cáo “các sự kiện tập thể bất hợp” pháp trên YouTube.

Vào hôm thứ Bảy (10/8), hàng chục ngàn người Nga đã tiến hành các cuộc biểu tình chính trị lớn nhất của quốc gia trong tám năm qua, bất chấp một cuộc đàn áp để yêu cầu các cuộc bầu cử tự do cho cơ quan lập pháp của thành phố Moscow. Nhiều chương trình YouTube đã phát trực tiếp sự kiện này. Cơ quan giám sát Roscomnadzor cho biết một số cá nhân đã mua các công cụ quảng cáo từ YouTube để truyền bá thông tin về các cuộc biểu tình bất hợp pháp, bao gồm cả những cuộc biểu tình với mục đích phá rối các cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, họ còn tuyên bố rằng nếu Google không đáp ứng yêu cầu này, Nga sẽ xem như Google đã thực hiện “hành vi can thiệp vào các vấn đề có chủ quyền của họ”, cũng như gây “ảnh hưởng thù địch và cản trở các cuộc bầu cử dân chủ ở Nga”. Nếu Google không thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự kiện được quảng bá, Nga sẽ có quyền phản hồi một cách tương ứng.

Trong năm năm qua, Nga đã đưa ra các luật cứng rắn hơn, kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận nhiều hơn, yêu cầu các công cụ tìm kiếm xóa bỏ một số kết quả tìm kiếm, dịch vụ nhắn tin… (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nga-yeu-cau-google-ngung-quang-cao-cac-su-kien-bieu-tinh-bat-hop-phap/

 

Ngăn cản đối lập tranh cử,

Putin muốn bảo vệ quyền lực

Tú Anh

Khi Vladimir Putin được tổng thống Boris Eltsine bổ nhiệm thủ tướng, nhiều người Nga nghĩ rằng viên trung tá tình báo chưa có tiếng tăm sẽ tiếp nối chính sách dân chủ hóa thời hậu Cộng sản trong ổn định.

Hai mươi năm sau, các biện pháp trấn áp bất chấp luật pháp trong mùa bầu cử địa phương vào tháng 9, cho phép giới phân tích suy đoán tổng thống Nga bằng mọi giá bám chặt quyền hành.

Theo AFP, trong những tuần lễ vừa qua, sự kiện chính quyền Nga không cho đối lập ứng cử vào chức vụ thị trưởng nhân bầu cử thành phố, đứng đầu là Matxcơva, vào tháng 09/2019, cũng như hành động đàn áp tối đa của cảnh sát cho thấy rõ là chính quyền Putin không che dấu dụng ý.

Dụng ý đó là, sau 20 năm cầm quyền, thay đổi Hiến Pháp để có thể trở lại điện Kremlin cho đến mãn đời, tổng thống Nga Putin chưa chịu về hưu chính trị.

Ngày 09/08/1999, cách nay đúng 20 năm, khi tổng thống Eltsine giới thiệu giám đốc cảnh sát liên bang FSB, hậu thân của KGB, vào ghế thủ tướng, nhiều nhà bình luận tại Matxcơva tin rằng vây cánh của Eltsine đã tìm được người thừa kế để chấm dứt tình trạng rối loạn chính trị và bất ổn an ninh ở vùng Kavkaz. Thật vậy, Vladimir Putin là cánh tay mặt của thị trưởng Saint Petersburg, Anatoli Sobtchak, một nhân vật thuộc xu hướng dân chủ tự do.

Trong giai đoạn đầu, Vladimir Putin tỏ ra cởi mở trong chính trị đối nội lẫn đối ngoại, nhưng rồi sau chiến tranh Tchetchnia lần thứ hai, Nga thắng, Putin bắt đầu thay đổi. Theo nhà phân tích Nga Konstantin Kakachev, Putin ngày nay không phải là Putin 1999-2000. Từ tự do, ông trở thành bảo thủ và làm Tây phương thất vọng. Xung khắc với Tây phương biến Putin thành « phản động » theo nghĩa ủng hộ bất cứ chế độ độc tài nào như Bachar Al Assad, rồi xâm chiếm Crimée, võ trang cho lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraina, như nhận định của nhà bình luận Georgui Bovt.

Trong nước, nhân danh ổn định chính trị, Putin liên kết với quan điểm bảo thủ của Chính thống giáo, chống Tây phương « đồi trụy » và qua đó kiểm duyệt truyền thông, đàn áp tự do ngôn luận.

Cũng theo nhà báo Nga Georgui Bovt, tổng thống Putin và phe thân cận tìm đủ mọi cách để trụ lại.

Hậu Putin : Còn nước còn tát

Ngăn cấm đối lập tranh cử địa phương cũng là biện pháp bảo vệ quyền lực. Với uy tín 40%, mất gần 30 điểm so với kết quả bầu cử tổng thống lần chót, tổng thống Nga cảm thấy tương lai không ổn. Đảng Nước Nga Thống Nhất còn thê thảm hơn. Trong cuộc bầu cử tháng 9 này, tại Matxcơva, không một chính trị gia phe chính quyền dám tranh cử dưới ngọn cờ Đảng Nước Nga Thống Nhất.

Theo giáo sư Valery Solovei, cho dù nghị viện thủ đô chỉ là một định chế không quan trọng, nhưng phe Putin sợ mất ghế, dù ít. Chỉ cần vài ba nghị viên đối lập đắc cử là đủ làm mất mặt chính quyền. Đó là chưa kể cặp mắt tò mò của họ ngó vào ngân sách 40 tỷ đôla đang được quản lý một cách mờ ám.

Áp dụng đúng phương châm « trong chiến tranh, mọi phương tiện đều tốt », Tư pháp do điện Kremlin kiểm soát loại trừ các ứng cử viên đối lập bằng mọi cách : chữ ký giả, đạp làn ranh trong khi xếp hàng nộp đơn… Sự kiện này cho thấy phe Putin bị dao động tinh thần, khi mà hết cuộc bầu cử này cho đến bầu cử khác, uy tín đảng cầm quyền yếu dần, cho dù được « hỗ trợ » ngầm.

Đối lập càng bị đàn áp thì phản ứng của dân càng mạnh, huy động từ vài trăm người lúc đầu rồi lên đến vài ngàn và hàng chục ngàn. Cuối tuần qua, 50 ngàn người đã xuống đường tại thủ đô. Biết trước Putin sẽ không lùi, đối lập Nga tung ra chiến lược gọi là « bầu cử thông minh » : kêu gọi cử tri dồn phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào miễn là hạ được đảng Nước Nga Thống Nhất.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190812-nga-giac-mo-truong-tri-sau-20-nam-cam-quyen-cua-putin

 

Ukraina phản đối Putin đi mô tô tới Crimée

Gia Hưng

Ngày 11/08/2019, ngoại trưởng Ukraina lên tiếng phản đối kịch liệt việc tổng thống Nga Vladimir Putin đi mô tô tới thăm bán đảo Crimée một ngày trước đó.

Hôm thứ Bảy, 10/08, ông Putin đã đi môtô tới thành phố Sebastopol tại bán đảo Crimée nhằm tham dự buổi trình diễn xe mô tô của câu lạc bộ xe Sói Đêm Đây là câu lạc bộ mô tô theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi tiếng tại Nga và ủng hộ hết mình chủ nhân điện Kremlin. Mặc áo blouson đen, tổng thống Nga lái một chiếc mô tô phân khối lớn, hiệu Ural của Liên Xô.

Phát biểu trước các thành viên câu lạc bộ, ông Putin nói rằng họ là « tấm gương cho thế hệ trẻ ». Ông Putin chụp hình cùng các thành viên Sói Đêm. Những tấm hình này sau đó được đăng tải lên các phương tiện truyền thông nhà nước ngay vào lúc tại Nga có hơn 50.000 người dân đang biểu tình yêu cầu bầu cử tự do.

Đây được coi là một hành động khiêu khích chính quyền Ukraina của nguyên thủ Nga. Ngoại trưởng Ukraina hôm 11/08 cho rằng chuyến đi của ông Putin « là một hành vi vi phạm chủ quyền và lãnh thổ Ukraina một cách thô bạo”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190812-ukraina-phan-doi-putin-di-mo-to-toi-crimee

 

Dân Palestine và cảnh sát Israel

đụng độ tại thánh địa Jerusalem

Vào hôm Chủ nhật (11/8), cảnh sát Israel đã bắn lựu đạn âm thanh để giải tán người Palestine trong các cuộc đối đầu bên ngoài nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa của Jerusalem, nơi hàng chục ngàn tín đồ Hồi giáo tụ tập để tham dự ngày lễ Eid al-Adha.

Một dịch vụ xe cứu thương của Palestine cho biết rằng ít nhất 14 người Palestine đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Đài phát thanh công cộng Kan của Israel cho biết bốn sĩ quan cảnh sát đã bị thương.

Các nhân chứng cho biết hai bên đã nảy sinh ẩu đả, và đám đông đã bỏ chạy khi những quả lựu đạn phát nổ. Được người Do Thái tôn sùng là Núi Đền, nơi có hai ngôi đền Do Thái trong Kinh thánh. Trong khi đó theo Hồi giáo đây là Thánh địa, và khu vực này là một trong những địa điểm nhạy cảm nhất trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Tình hình căng thẳng đã gia tăng tại khu vực này vào đầu sự kiện Eid al-Adha, khi ngày lễ này diễn ra trùng với ngày nhịn ăn Tisha B’Av của người Do Thái trong năm nay. Trong một tuyên bố, cảnh sát cho biết họ đã bố trí lực lượng tại địa điểm này để dự đoán các vụ gây rối và “giải tán những kẻ bạo loạn”. Họ ước tính rằng số lượng tín đồ Hồi giáo tại địa điểm này là khoảng 60,000.

Bà Hanan Ashrawi, một viên chức cấp cao của Tổ chức Giải phóng Palestine, đã cáo buộc Israel về hành vi gây căng thẳng tôn giáo và chính trị. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/dan-palestine-va-canh-sat-israel-dung-do-tai-thanh-dia-jerusalem/

 

Lực lượng ly khai ở Yemen giành được quyền

kiểm soát ở  thành phố cảng Aden

Tin từ Aden — Vào hôm Thứ Bảy (10 tháng 8), lực lượng ly khai ở miển Nam Yemen giành được quyền kiểm soát phần lớn thành phố cảng Aden từ các liên minh thân chính phủ được quốc tế công nhận ở nước này.

Liên minh thân chính phủ do Saudi dẫn đầu đã đe dọa thực hiện các hành động quân sự để ngăn chặn cuộc chiến, và ra lệnh cho lực lượng ly khai rút khỏi các trại quân sự của chính phủ mà họ đã chiếm giữ ở Aden.

Trước đó, chính phủ của Tổng Thống Abd-Rabbu Mansour Hadi đã gọi hành động của lực lượng ly khai Southern Transitional Council (STC), vốn được hậu thuẫn bởi Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), là một cuộc đảo chính. Phát ngôn viên của liên minh, ông Turki al-Malki, cho biết chính phủ đã kêu gọi STC ngay lập tức rời khỏi Aden, và rút lui khỏi những vị trí mà họ đã chiếm được.

Bạo lực tại Aden đã làm phức tạp hóa các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài 4 năm tại Yemen. Theo Reuters, 4 ngày đụng độ giữa STC và liên minh thân chính phủ đã khiến ít nhất chín thường dân và hơn 20 binh sĩ thiệt mạng.

Một viên chức STC cho biết nhóm này hiện đang đàm phán với liên minh để chiếm lấy dinh tổng thống một cách hòa bình. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Saudi Arabia Khalid bin Salman kêu gọi các phe ở Aden hãy ưu tiên đối thoại. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/luc-luong-ly-khai-o-yemen-gianh-duoc-quyen-kiem-soat-o-thanh-pho-cang-aden/

 

Liên minh do Saudi dẫn đầu

đánh trả lại phe ly khai ở Yemen

Vào hôm Chủ nhật (11/8), liên minh do Saudi dẫn đầu đã can thiệp vào Aden để hỗ trợ chính phủ Yemen, sau khi phe ly khai miền Nam chiếm được thành phố cảng.

Giao tranh đã nổ ra vào ngày 8 tháng 8 để giành quyền kiểm soát thành phố cảng đóng vai trò là trụ sở tạm thời của chính phủ Yemen. Liên Hiệp Quốc cho biết sự việc này đã khiến 40 người thiệt mạng và làm bị thương 260 người.

Liên minh Hồi giáo Sunni do Saudi lãnh đạo cho biết họ đã tấn công một khu vực gây “đe dọa trực tiếp” đối với chính phủ của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi, nhưng lại không cung cấp thông tin chi tiết.

Cơ quan báo chí Saudi cho biết, vua Salman của Saudi Arabia đã gặp gỡ ông Hadi vào hôm Chủ nhật tại khu vực Mecca, bên lề cuộc hành hương haj. Hãng tin này cho biết cuộc họp “đã thảo luận về những nỗ lực để đạt được sự an ninh và ổn định” tại Yemen.

Khi trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters, một viên chức địa phương cho biết rằng liên minh đã nhắm vào lực lượng ly khai xung quanh dinh tổng thống ở huyện Crater. Ông Hadi hiện có trụ sở tại thủ đô Riyadh của Saudi.

Truyền hình Saudi đã trích lời phe liên minh, đồng thời cho biết rằng đây chỉ là chiến dịch đầu tiên, và Hội đồng Chuyển tiếp miền Nam (STC) vẫn có cơ hội rút lui. Vài giờ sau thông báo của phe liên minh, lực lượng STC vẫn không có dấu hiệu chuẩn bị rời khỏi các trại quân sự của chính phủ mà họ đã chiếm giữ vào hôm thứ Bảy (10/8). (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/lien-minh-do-saudi-dan-dau-danh-tra-lai-phe-ly-khai-o-yemen/

 

Seoul thông báo

rút Nhật khỏi danh sách đối tác thương mại tin cậy

Gia Hưng

Chính phủ Hàn Quốc hôm nay, 12/08/2019, chính thức thông báo sẽ rút tên Nhật Bản khỏi danh sách các đối tác thương mại tin cậy vào tháng 9 tới.

Cụ thể, theo hãng tin Yonhap, bộ Thương Mại Hàn Quốc sẽ chia các nước đối tác xuất khẩu vào ba danh sách, thay vì hai danh sách như hiện tại. Cho tới nay, Nhật Bản nằm trong danh sách 29 quốc gia được Seoul ưu tiên xuất khẩu, cũng là các nước thành viên của 4 hiệp định kiểm soát xuất khẩu. Nhưng kể từ tháng 9, riêng Nhật Bản sẽ được đưa vào danh sách mới được lập ra.

Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yun-mo ngày 12/08 cho biết Nhật Bản sẽ được đưa vào một danh sách dành cho các nước “không tuân thủ quy tắc xuất khẩu quốc tế”.

Ông nói : “Chúng ta cần phải áp dụng một chế độ kiểm soát xuất khẩu mới, vì thực tế rất khó làm việc với một quốc gia thường xuyên vi phạm các quy định cơ bản về kiểm soát xuất khẩu hay áp dụng một hệ thống bất hợp pháp”.

Biện pháp mới này của chính quyền Seoul đồng nghĩa với việc các công ty Hàn Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ phải nộp 5 loại tài liệu khác nhau thay vì 3 loại như hiện nay, và quá trình duyệt đơn cũng sẽ mất 15 ngày, nhiều hơn 10 ngày so với hiện tại.

Vào đầu tháng Tám, Nhật Bản đã ban hành một dự luật về việc xóa tên Hàn Quốc khỏi danh sách cách đối tác thương mại tin cậy. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 28/08.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190812-hq-rut-nb-hoi-danh-sach-doi-tac-thuong-mai-tin-cay

 

Biểu tình ở Hong Kong: Cảnh sát bắn đạn hơi cay

vào trạm tàu điện đóng kín

Cảnh sát Hong Kong tiếp tục đụng độ với những người biểu tình khi thành phố này bước vào tuần thứ 10 của biểu tình và bất ổn.

Cảnh sát đã bắn hơi cay khắp thành phố vào tối Chủ nhật vào cả một nhà ga đường sắt.

Tại quận Wan Chai, người biểu tình ném bom xăng và gạch về phía cảnh sát chống bạo động, và cảnh sát đã phản ứng bằng cách lao vào tấn công người biểu tình bằng dùi cui.

Một số người, bao gồm cả một sĩ quan cảnh sát đã bị thương trong các vụ đụng độ.

Cảnh sát cũng bị quay phim khi đang bắn đạn cao su ở cự ly gần bên trong ga tàu điện ngầm, trong khi các sĩ quan khác được nhìn thấy đánh người bằng dùi cui trên thang cuốn.

Hai tháng biểu tình nổ ra bởi một dự luật dẫn độ gây tranh cãi cho thấy không có dấu hiệu giảm bớt, với cả hai bên đều cứng rắn lập trường.

Mặc dù chính quyền hiện đã đình chỉ dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, nhưng những người biểu tình muốn nó được rút bỏ hoàn toàn.

Yêu cầu của họ còn mở rộng sang việc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát, và buộc nhà lãnh đạo Đặc Khu trưởng Carrie Lam phải từ chức.

Có gì mới nhất?

Vào chiều Chủ nhật, một cuộc biểu tình ôn hòa trong Công viên Victoria của thành phố đã gây ra các cuộc đụng độ khi những người biểu tình di chuyển ra khỏi khu vực và diễu hành dọc theo một con đường lớn bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.

Có một số cuộc đối đầu ở một số quận trung tâm và cảnh sát đã sử dụng đạn cao su trong một nỗ lực để giải tán những người biểu tình. Cảnh sát bắn đạn hơi cay trong khu mua sắm sầm uất ở Tsim Sha Tsui cũng như tại Wan Chai.

Một hình ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một người phụ nữ, người được cho là bị bắn bởi một viên đạn của cảnh sát, bị chảy máu nhiều từ mắt.

Những người biểu tình đã bắt đầu áp dụng các chiến thuật mới, tấn công vào nhiều khu vực trong các nhóm nhỏ hơn và chạy đi trước khi cảnh sát đến, theo Stephen McDonell của BBC, người đang ở trong thành phố.

Đạn hơi cay cũng được bắn trong vào một trạm tàu ​​điện ngầm ở Kwai Fong, và truyền thông địa phương cho biết đây là lần đầu tiên cảnh sát bắn hơi cay vào một trạm tàu ​​điện ngầm kín để giải tán người biểu tình.

Một video khác xuất hiện cho thấy cảnh sát xông vào một ga tàu điện ngầm và bắn vào những người biểu tình ở một khoảng cách rất gần. Một số sĩ quan cũng được quay phim đuổi theo và đánh người biểu tình bằng dùi cui trên thang cuốn.

Truyền thông địa phương cho biết nhiều cảnh sát đã ăn mặc như những người biểu tình để thực hiện các vụ bắt giữ bất ngờ vào tối Chủ nhật.

Ở những nơi khác, hai quả bom xăng đã được ném vào phía cảnh sát và ít nhất một sĩ quan bị bỏng.

Chủ nhật cũng là ngày thứ ba của cuộc biểu tình ngồi tại sân bay quốc tế của Hong kong. Hiện chưa có báo cáo nào về các vụ bắt giữ ở đó và các chuyến bay vẫn đang hoạt động như dự kiến.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49315757

 

Sân bay Hong Kong hủy chuyến

do hàng ngàn người biểu tình

Sân bay Quốc tế Hong Kong hủy các chuyến bay khởi hành từ đây hôm thứ Hai, trong lúc các cuộc biểu tình chống chính phủ đã bước sang ngày thứ tư liên tiếp ở trong sân bay.

Giới chức nói các hoạt động của sân bay đã bị “ảnh hưởng nghiêm trọng” bởi các cuộc biểu tình ngồi.

Hong Kong biểu tình kéo sang tuần thứ 10

Hong Kong: Chủ nhật vẫn biểu tình, bất chấp lệnh cấm

Hong Kong: Hãng Cathay Pacific bị TQ ‘phát động tẩy chay’

Trong thông cáo hôm thứ Hai, Cơ quan Quản lý Sân bay Hong Kong nói họ hủy tất cả các chuyến bay mà hành khách chưa làm thủ tục lên máy bay.

Hơn 160 chuyến bay theo lịch lẽ ra sẽ cất cánh sau 18:00 giờ địa phương (10:00GMT) đều không bay nữa.

Họ khuyến cáo người dân không ra sân bay, nhưng nói thêm các chuyến bay đang tới Hong Kong sẽ được phép hạ cánh.

Giới chức nay đang nỗ lực mở lại sân bay vào lúc 06:00 thứ Hai.

Khoảng 75 triệu hành khách di chuyển qua sân bay Hong Kong – một trong những điểm quá cảnh quốc tế lớn – vào năm 2018.

Người biểu tình trong sân bay

Hàng ngàn người vẫn đang tụ tập tại một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới.

Nhiều người đã lên án hành động của cảnh sát hôm Chủ Nhật 11/8. Những đoạn phim quay được cho thấy cảnh sát xịt hơi cay và bắn vũ khí không sát thương ở cự ly gần vào người biểu tình.

Một số người biểu tình lấy khăn bịt mắt, gợi lại hình ảnh một phụ nữ bị chảy máu mắt rất nhiều hôm Chủ Nhật, sau khi người này bị cảnh sát bắn một vật nhọn vào.

Sau hơn hai tháng, các cuộc biểu tình hàng loạt và tình hình bất ổn ở Hong Kong, được châm ngòi bởi dự luật dẫn độ gây tranh cãi, không có dấu hiệu suy giảm.

Cathay Pacific sẽ đuổi việc các nhân viên ‘ủng hộ hay tham gia biểu tình’

Trong một diễn biến có liên quan, Cathay Pacific, cảnh báo nhân viên rằng họ có thể bị đuổi nếu “ủng hộ hoặc tham gia vào các cuộc biểu tình trái phép” ở Hong Kong, trong lúc áp lực từ Bắc Kinh đang gia tăng.

Lời cảnh báo do Tổng giám đốc Rupert Hogg của hãng gửi cho nhân viên hôm thứ Hai ngày 12/8.

Hôm thứ Sáu, Trung Quốc ra lệnh cho hãng này phải đình chỉ các nhân viên ủng hộ biểu tình ở Hong Kong.

Cathay đã đuổi việc hai nhân viên và đình chỉ một phi công hồi cuối tuần đáp lại yêu cầu này của chính phủ.

Hãng Cathay Pacific, hãng hàng không tiêu biểu của Hong Kong, đang ở trong tình thế khó khăn vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài, điều làm cho Bắc Kinh tức giận.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49318550

 

Kinh tế Hồng Kông

bị ảnh hưởng nặng nề vì biểu tình

Khách sạn trống phòng, thương mại đình trệ, ngay cả công viên Disneyland cũng vắng khách : nền kinh tế Hồng Kông với đầu tàu là ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc biểu tình đòi dân chủ, kéo dài 2 tháng nay mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

AFP ngày 11/08/2019 nhận định Hồng Kông đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997. Các cuộc biểu tình liên tiếp trong những ngày qua đã kéo theo những hệ lụy kinh tế.

Ngành du lịch bị thiệt hại nhiều nhất trong 2 tháng căng thẳng chính trị vừa qua. Trong tháng 07/2019, số phòng khách du lịch đặt đã giảm 50%. Lượng khách đặt phòng trước cho tháng 8 và tháng 9 cũng giảm đáng kể trong bối cảnh nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Úc, Nhật Bản, cảnh báo công dân nước này hạn chế đến Hồng Kông.

Ngay cả công viên giải trí nổi tiếng Disneyland cũng bị ảnh hưởng. Giám đốc điều hành Disneyland, Bob Iger, hôm 06/08 cũng đã phải thừa nhận « các cuộc biểu tình làm giảm lượng khách đến công viên ».

Ông Edward Yau, quan chức đặc trách thương mại và phát triển kinh tế của Hồng Kông, cảnh báo : « Tình hình Hồng Kông trong những tháng gần đây đang đặt nền kinh tế và người dân địa phương vào tình trạng đáng lo ngại, thậm chí là nguy hiểm ».

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị, nền kinh tế Hồng Kông cũng chịu nhiều tác động không nhỏ từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nền kinh tế của đặc khu hành chính bị đình trệ kể từ quý I năm 2019 : mức tăng trưởng chỉ đạt 0,6% so với 4,6% cùng kỳ năm 2018. Theo dự báo, kinh tế của Hồng Kông quý II năm 2019 cũng sẽ khó đạt kết quả tốt.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190812-kinh-te-hong-kong-bi-anh-huong-nang-ne-vi-bieu-tinh

 

TQ gánh hiệu ứng ngược vì đánh nông sản Mỹ

Hạ giá đồng nhân dân tệ, ngừng nhập khẩu nông sản để đấu Mỹ, Trung Quốc đối mặt khó khăn.

Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu nông sản Mỹ để phản ứng việc ông Trump áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này lại đang khiến quốc gia đông dân này khan hiếm thực phẩm, đẩy giá thực phẩm lên cao.

Dữ liệu mới của Trung Quốc công bố ngày 9/8 cho thấy, giá thực phẩm đang tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.

Đặc biệt là giá thịt lợn – loại thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm của người Trung Quốc – đã tăng 27%. Loại hàng hóa này khan hiếm một phần bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi. Thực tế thịt lợn của Mỹ mới chỉ “mon men” tiến vào thị trường Trung Quốc chứ chưa thể tác động một cách mạnh mẽ tới nguồn cung loại sản phẩm này trên thị trường tỷ dân.

Dịp Trung Quốc bị dịch tả lợn châu Phi hoành hành được cho là cơ hội trời cho để các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn Mỹ xâm nhập vào thị trường lớn này nhưng mức thuế nhập khẩu lên đến 62% đang làm dòng hàng xuất cảng chậm ì ạch.

Bên cạnh thịt lợn thì hoa quả, trái cây cũng tăng giá lên tới 39,1%. Trong các tin tức trước đó, truyền thông Hồng Kông (Trung Quốc) đã tiết lộ về các container chở cherry, nho Mỹ đã phải nằm cảng cả tuần trời mà không được thông quan vào Trung Quốc.

Điều này cũng gây nên tình trạng thiếu nguồn cung cho thị trường Trung Quốc.

Nhu yếu phẩm tăng dễ đẩy Trung Quốc rơi vào lạm phát. Các chuyên gia kinh tế cho rằng,  lạm phát có thể tăng cao hơn trong thời gian ngắn hạn, nhưng họ tin rằng Bắc Kinh vẫn còn một loạt các lựa chọn để giảm thiểu các tác động.

Đơn cử như việc Trung Quốc có hàng dự trữ trong kho lương thực của Chính phủ, có thể kiểm soát giá các nhu yếu phẩm để giảm tốc độ tăng giá lương thực.

Ông Iris Pang, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại ING (Tập đoàn ING là một ngân hàng và dịch vụ tài chính đa quốc gia Hà Lan có trụ sở chính tại Amsterdam) cho rằng, việc tung hàng dự trữ trong kho của chính phủ có thể làm dịu lạm phát giá lương thực.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa nguồn cung nông sản từ trước khi có thương chiến với Mỹ.

Việc đẩy mạnh giao thương với các thị trường nông sản lớn như Nga, Brazil cũng góp phần bù đắp một lượng nông sản lớn bị thiếu hụt do việc đình chỉ nhập khẩu nông sản Mỹ.

Mặt hàng đậu tương được cho là một trong những “con dao sắc” trong kế hoạch tấn công vào nông sản của Trung Quốc với Mỹ, hiện đã được Trung Quốc tìm các nguồn cung khắp nơi trên thế giới. Nga và Brazil là 2 quốc gia đã mở cánh cổng chào đón các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc.

Ngừng mua đậu tương Mỹ, Trung Quốc cũng có thể tìm nguồn khác với giá cao hơn.

Vào năm 2014, Bắc Kinh đã chủ động hoán đổi chuyển mua ngô Mỹ sang ngô Ukraine, cắt giảm 90% lượng mua từ Mỹ.

Sự chuyển dòng nguồn gốc các sản phẩm nông sản đổ về Trung Quốc thực sự chưa làm thay đổi cơ bản nguồn cung từ Mỹ vốn có nên đã đẩy giá cả hàng hóa leo thang.

Bên cạnh đó, các quốc gia nói trên cũng có thể dùng chiêu thức ép giá với các doanh nghiệp Trung Quốc khi nắm rõ các tiến trình trong thương chiến. Từ đó, thúc đẩy các nhà nhập khẩu Trung Quốc phải mua hàng với giá cao hơn.

Rory Green – chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc tại viện TS Lombard cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ chấp nhận từ chối thẳng tay các đơn hàng nông sản Mỹ để mua hàng với giá cao hơn.

“Có rất nhiều cớ cho các nhà xuất khẩu tranh thủ cuộc chiến thương mại để tăng giá bán của họ. Điều này sẽ xảy ra và là một cú đánh nghiêm trọng hơn cho Trung Quốc” – ông Rory Green nhận xét.

Tuy nhiên, vì các mặt hàng thực phẩm như đậu nành, trái cây và thịt lợn đều có tính linh hoạt, nếu một vài nhà cung cấp nào đó tăng giá quá cao, Trung Quốc có thể đi gõ cửa nơi khác.

Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm các sản phẩm nông nghiệp từ châu Âu để giảm thiểu thiệt hại từ việc thắt chặt hàng nhập khẩu của Mỹ, cùng với việc tăng cường tính bền vững trong nước.

Giảm sự phụ thuộc nguồn cung vào một đối tượng duy nhất có thể là phương án tăng cường an ninh lương thực của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc  sẽ mất đi “con tin” trong đàm phán thương mại với Mỹ.

Các chuyên gia nhận định, giá cả leo thang ở Trung Quốc có thể sẽ không thúc đẩy bất cứ quyết định nào ở cấp thượng tầng chính trị Trung Quốc nhưng nó sẽ là dấu hiệu để nhắc nhở Trung Quốc cẩn trọng với chiến lược hạ giá đồng nhân dân tệ của mình.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29777-tq-ganh-hieu-ung-nguoc-vi-danh-nong-san-my.html

 

Bắc Đới Hà năm nay

và vấn đề sinh tử của Tập Cận Bình

Cái gọi là Hội nghị Bắc Đới Hà của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra thường niên vào cuối tháng Bảy đầu tháng Tám, năm nay đối với Tập Cận Bình không còn là vấn đề quan trọng, bởi vì lâu nay Tập không cho phái Giang một cơ hội nhỏ nhoi nào. Vì thế mà Bắc Đới Hà năm nay chỉ mang tính hình thức, mục đích như để tập huấn và thông báo tình hình mà thôi.

Bắc Đới Hà năm nay Tập Cận Bình gặp phải những thách thức gì: rõ ràng có ba vấn đề nổi bật hiện nay để truy cứu trách nhiệm, đó là cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, Hồng Kông biểu tình, kinh tế suy thoái. Cho nên có phân tích cho rằng, mọi động thái của Tập Cận Bình tại Bắc Đới Hà năm nay sẽ tập trung vào thoái thác trách nhiệm trước ba vấn đề nan giải này.

Trước hết là cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Thực trạng bất bình đẳng thương mại này hình thành là xuất phát từ trò ma quái của phe Giang Trạch Dân sau khi đưa Trung Quốc gia nhập WTO, trách nhiệm của Tập Cận Bình chỉ là chưa thể điều chỉnh lại được mà thôi. Đáng lẽ những thỏa thuận giữa Trump – Tập là cơ hội điều chỉnh, nhưng đã bị phái Giang phá hỏng. Việc phá hỏng này là do các ủy viên Ban Thường vụ phe Giang như Hàn Chính, Vương Hộ Ninh cùng nhóm đặc vụ cùng phe gây ra bằng nhiều mánh khóe như chụp mũ, tung tin giả… khiến giao ước ban đầu mà Tập Cận Bình và Lưu Hạc đàm phán với Mỹ bị đổ vỡ.

Còn về tình hình Hồng Kông, trong nhóm 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị thì ông Hàn Chính là nhân vật phụ trách địa bàn này. Trên thực tế, từ nguồn gốc dự luật dẫn độ cùng cách xử lý tình hình Hồng Kông đều gắn chặt với chỉ đạo của Hàn Chính và thao túng của Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ tại Hồng Kông, tất cả đều thống nhất với mong muốn làm nhiễu loạn tình hình Hồng Kông của cựu lãnh đạo Tăng Khánh Hồng. Hàn Chính chống lại “ba không” của Tập Cận Bình gồm không để đổ máu, không nổ súng, không cho quân đồn trú can thiệp; biện pháp ôn hòa của Tập Cận Bình nhìn chung hợp ý của Trump.

Thứ ba là suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2011 là hệ quả của thể chế ĐCSTQ dưới thao túng của Giang Trạch Dân, còn cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ chỉ là đòn bồi thêm. Mức tăng trưởng 10% của Trung Quốc từ năm 2010 giảm dần theo từng năm, đến năm 2016 còn 6,7%. Năm 2018 sau cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ giảm còn 6,4%, năm 2019 còn thấp hơn, dù sao tác động của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ làm sụt giảm kinh tế Trung Quốc chưa đến 1%.

Vì vậy, dù Tập Cận Bình không cho phái Giang cơ hội gây rối tại Bắc Đới Hà, nhưng nếu phái Giang muốn mượn cớ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, tình hình biểu tình Hồng Kông và suy thoái kinh tế để phế bỏ họ Tập là điều rất khó khăn, vì bản thân Tập Cận Bình không chịu trách nhiệm chính trong ba vấn đề này.

Có quan điểm cho rằng, vấn đề cơ bản nhất và nghiêm trọng nhất mà Tập Cận Bình đối diện là tính bất hợp pháp của ĐCSTQ trong cầm quyền, cho nên quyền lực này có thể mất bất cứ lúc nào. Đây mới đúng là vấn đề cốt lõi gây thách thức nhất với Tập Cận Bình trước Bắc Đới Hà năm nay.

Vấn đề này có thể phân tích qua hai phương diện:

Thứ nhất, trong quan hệ giữa nhân dân và chính phủ thì chính quyền ĐCSTQ không có tính hợp pháp. Hôm 17/7 khi gặp gỡ những nhân sĩ tôn giáo tín ngưỡng bị bức hại đến từ 17 nước khác nhau, Trump đã chia sẻ về quan hệ giữa nhân dân và chính phủ: quyền lợi của nhân dân đến từ Thần chứ không phải từ chính phủ. Thực tế, cả quyền lực và tính hợp pháp của chính phủ đều do Thần trao cho loài người, mọi người có quyền lợi dùng phiếu bầu lập ra chính phủ. ĐCSTQ đã tước đoạt quyền lợi bầu cử và tín ngưỡng của nhân dân, cho nên chính phủ của ĐCSTQ là bất hợp pháp. Nhưng ĐCSTQ luôn dùng lý do phát triển kinh tế để biện hộ cho tính hợp pháp của chính phủ, truyền thống pháp trị tại Hồng Kông do người Anh để lại đã bị làm cho biến dạng thành bất hợp pháp (không có bầu cử dân chủ đích thực), trắng trợn dùng tính phi pháp của ĐCSTQ áp đặt lên cộng đồng người Hoa, người Hồng Kông, trước toàn thế giới. Đây là vấn đề căn bản mà Tập Cận Bình với tư cách người đứng đầu ĐCSTQ tất phải đối diện tại Bắc Đới Hà.

Thứ hai, ĐCSTQ là một thế lực tội phạm vô cùng tàn ác, không chỉ đã bức hại chết đến 80 triệu người dân ngay trong thời hòa bình mà thủ đoạn bức hại cũng không còn tính người, ví như cưỡng bức lấy nội tạng trên quy mô lớn đối với học viên Pháp Luân Công để hủy diệt nhóm tín ngưỡng này, loại tội ác chống lại loài người bằng cả cỗ máy nhà nước này khiến ĐCSTQ không còn tư cách tối thiểu để cầm quyền và kế tục lịch sử.

Điều này khiến Tập Cận Bình đứng trước lựa chọn sinh tử quyết định vận mệnh: nếu thuận theo ý dân và từ bỏ chủ nghĩa cộng sản mà Trump phát động, giải thể đảng Cộng sản, bắt Giang Trạch Dân xử tội, chấm dứt bức hại, chuyển quyền lực dựa trên bầu cử theo ý dân, vậy thì cả cuộc chiến thương mại và vấn đề Hồng Kông cũng được hóa giải; trái lại cứ cố giữ ĐCSTQ thì tất yếu sẽ suy bại theo nó.

Nếu Tập Cận Bình suy nghĩ thấu đáo và cương quyết hành động thì không khó giải quyết những vấn đề nan giải hiện nay. Ở một ý nghĩa nào đó, việc giải quyết những vấn đề như cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, tình hình biểu tình Hồng Kông, và suy thoái kinh tế lại không nằm ở tự thân những vấn đề này, mà vấn đề là phải từ bỏ chế độ độc tài ĐCSTQ thì tất yếu sẽ thay đổi được Trung Quốc. Đây không phải vấn đề quan niệm lý thuyết, mà là vấn đề thực tế vô cùng quan trọng và cấp bách.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29690-bac-doi-ha-nam-nay-va-van-de-sinh-tu-cua-tap-can-binh.html

 

Ba thanh niên Trung Cộng

giết tài xế taxi Lạng Sơn để cướp xe

Tin Vietnam.-  Báo Một thế giới ngày 11 tháng 8 năm 2019 loan tin, vào tối ngày 8 tháng 8, 3 nam thanh niên người Trung Cộng thuê đã xe taxi của ông Nguyễn Hùng M, 53 tuổi, ở thành phố Lạng Sơn mang biển số 12K-1020 đang đậu ở khu vực cửa qua quốc tế Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn chở về Hà Nội.

Sau khi nhờ một người phiên dịch, ông M đồng ý chở 3 người Trung Cộng này với giá 1,5 triệu đồng. Khi ông M chở 3 tên này trên đến địa bàn tỉnh Bắc Giang, thì chúng thực hiện dã tâm giết ông M để cướp chiếc xe hơi. Sau khi giết ông M, chúng lái chiếc xe đi theo hướng Tây Bắc, nhưng khi xe đi đến khu vực giáp gianh giữa tỉnh Hòa Bình và Sơn La thì xe bị sa lầy,  xe bị cháy.  3 kẻ thủ ác đã bỏ lại xe, rồi đi bộ dọc sông Đà.

Sau khi không liên lạc được với ông M, người thân của ông đã trình báo sự việc lên công an. Đến chiều ngày 9 tháng 8, công an tỉnh Sơn La đã bắt giữ 3 đối tượng trên. Về phần ông M., sau khi bị giết, ông bị các đối tượng ném xuống sông Đà. Thi thể ông đã được tìm thấy ở dưới sông, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình.

Tại hiện trường chiếc xe taxi bị bỏ lại trên đường, phía công an phát hiện phần kính xe bị vỡ, và có dính máu. Rất có thể trong lúc bị sát hại ông M đã chống cự quyết liệt nhưng vẫn bị giết. Hiện tại danh tính của 3 đối tượng trên vẫn chưa được công bố trên truyền thông nhưng hình ảnh thì tràn ngập trên mạng xã hội facebook.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/ba-thanh-nien-trung-cong-giet-tai-xe-taxi-lang-son-de-cuop-xe/

 

Tàu Hải Dương Trung Cộng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam

chỉ là để tiếp nhiên liệu?

Theo bản tin của tờ Hoa Nam Bưu Điện Buổi Sáng, tàu khảo sát của Trung cộng đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng các dấu hiệu căng thẳng có thể vẫn tồn tại.

Trích dẫn dữ kiện theo dõi, ông Ryan Martinson, phó giáo sư của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Cộng tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, cho biết tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã rời bải Tư Chính  và đang ở khu vực Đá Chữ Thập ở Biển Đông vào hôm thứ Tư 7 tháng 8. Tàu khảo sát đã ở bãi Tư Chính được coi là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cản trở công việc thăm dò dầu khí của cộng sản Việt Nam được thực hiện với công ty dầu khí Rosneft của Nga. Căng thẳng sau đó nổ ra khi cả hai quốc gia bố trí tàu bảo vệ bờ biển tới khu vực và cộng sản Việt Nam yêu cầu các tàu Trung Cộng rời đi.

Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến có trụ sở tại Washington cho biết dữ kiện theo dõi tàu từ công ty phân tích hàng hải Windward cho thấy tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hộ tống bờ biển của họ vẫn ở trong khu vực. Các tàu của cộng sản Việt Nam đã bám sát tàu Hải Dương Địa Chất 8 khi nó quay trở lại khu vực Đá Chữ Thập và bây giờ dường như đang lảng vảng ngay bên ngoài Việt Nam. Đá Chữ Thập là một hòn đảo nhân tạo, do Trung Cộng kiểm soát và được xây dựng trên một rạn san hô ở Biển Đông mà Việt Nam và Philippines đang tranh chấp.

Việt Nam đã bố trí một giàn khoan dầu khí trong Bãi Tư Chính và bắt đầu hoạt động với Rosneft vào ngày 15 tháng 5.  Trung Cộng trước đây đã chặn công việc thăm dò dầu khí Việt Nam. Trung Cộng vừa tổ chức một cuộc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam cho biết việc huấn luyện quân sự đã vi phạm chủ quyền.

Ông Collin Koh, một nhà nghiên cứu của Chương trình An ninh Hàng hải cho biết, nếu Bắc Kinh có ý định chấm dứt tình trạng bế tắc bằng cách rút tàu khảo sát, tại sao con tàu không quay trở lại cảng nhà mà lại đi qua Đá Chữ Thập? Vì vậy, một giả thuyết có khả năng là trạm dừng Đá Chữ Thập chỉ để tiếp nhiên liệu. Và điều này có nghĩa là con tàu có thể quay trở lại Bãi Tư Chính. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tau-hai-duong-trung-cong-roi-khoi-lanh-tho-viet-nam-chi-la-de-tiep-nhien-lieu/

 

Nghệ sĩ Trung Quốc

tẩy chay thương hiệu Coach và Givenchy

Các đại sứ thương hiệu ở Trung Quốc của các nhãn hàng thời trang từ Coach đến Givenchy đã hủy hợp đồng đại diện vì cho rằng các sản phẩm của những công ty này vi phạm chủ quyền của Trung Quốc khi coi Hong Kong và Đài Loan là các quốc gia, theo Reuters.

Đây là những thương hiệu mới nhất gặp rắc rối về các vấn đề chính trị ở Trung Quốc, vốn ngày càng quyết đoán hơn trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình và muốn các công ty nước ngoài làm kinh doanh ở Trung Quốc cũng phải tuân thủ theo.

Trước đó, hôm 11/8, nhãn hàng thời trang của Ý Versace và giám đốc nghệ thuật Donatella Versace của nhãn hàng này đã xin lỗi sau khi bị người sử dụng mạng xã hội Trung Quốc chỉ trích vì một trong những chiếc áo thun của họ có in rằng Hong Kong và Ma Cao là các quốc gia.

XEM THÊM:

Versace xin lỗi vì áo phông gây tranh cãi ở Trung Quốc

Siêu mẫu Liu Wen, đại sứ của nhãn hàng Coach ở Trung Quốc, cho biết trên mạng xã hội Weibo hôm 12/8 rằng cô đã hủy hợp đồng với nhãn hiệu có trụ sở ở New York vì sự cố tương tự, do in rằng Đài Loan là một quốc gia, mặc dù Bắc Kinh nói rằng hòn đảo tự trị này là một tỉnh phản loạn, theo Reuters.

“Tôi xin lỗi tất cả mọi người vì những thiệt hại mà tôi đã gây ra do sự lựa chọn thương hiệu không cẩn thận của tôi!” cô Liu nói trên trang Weibo. Bình luận này của cô có tới hàng trăm ngàn lượt “thích”.

Cô viết thêm: “Tôi yêu quê hương, và tôi kiên định bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.”

Công ty Coach, thuộc công ty mẹ là Tapestry Inc., cho biết đã phát hiện ra “sự thiếu chính xác nghiêm trọng” vào tháng 5/2018 và đã ngay lập tức thu hồi tất cả áo thun từ các kênh trên toàn cầu. Công ty này nói thêm rằng họ “thành thật” hối tiếc vì lỗi thiết kế.

“Chúng tôi cũng đã xem xét lại quy trình của chúng tôi để đảm bảo tuân thủ và đã tăng cường quá trình phát triển sản phẩm nội bộ của chúng tôi để tránh sự cố tương tự xảy ra trong tương lai,” Coach cho biết.

“Coach tôn trọng và ủng hộ quyền chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.”

Tương tự, nam ca sĩ Trung Quốc Jackson Yee cho biết trên trang Weibo rằng anh cũng đã cắt đứt quan hệ với nhãn hàng Givenchy thuộc LVMH sau khi áo thun của nhãn hàng này bị chỉ trích vì có in thông tin Hong Kong và Đài Loan là các quốc gia.

https://www.voatiengviet.com/a/nghe-si-trung-quoc-tay-chay-thuong-hieu-coach-va-givenchy/5038538.html

 

Philippines có thể nhờ Mỹ hỗ trợ giám sát

vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông

Đó là tuyên bố của ông Salvador Panelo, người phát ngôn của tổng thống Philippines, ngày 11-8 về việc nước này có thể nhờ Mỹ hỗ trợ giám sát vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Theo báo Inquirer, ông Salvador Panelo cho rằng không có gì sai trong việc Philippines nhờ tới sự giúp đỡ của Mỹ trong vấn đề này.

Tuyên bố của ông Panelo đưa ra trong bối cảnh nhiều báo cáo gần đây cho thấy tàu Trung Quốc đã xuất hiện bất thường trong các vùng biển của Philippines. Trong đó có việc hai tàu khảo sát của Trung Quốc đã bị phát hiện đi vào vùng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ thuộc biển tây Philippines (cách Philippines gọi tên Biển Đông).

Ông Panelo cũng nói việc Philippines cho phép sự hiện diện của tàu Trung Quốc trên vùng biển của họ cũng đã chứng tỏ Philippines là “chủ” của khu vực đó.

“Chỉ riêng hành động đó thôi cũng đã cho thấy anh là chủ, vì anh là người cho phép. Nếu anh không là chủ thì sao anh có thể cho phép?”, ông Panelo trả lời phỏng vấn báo Inquirer.

Về đề xuất tỉ lệ chia sẻ tài nguyên 60-40 của Trung Quốc ở Biển Đông, ông Panelo cho rằng việc này có thể sử dụng như một “đòn bẩy thương lượng”.

Trước đó Bộ trưởng quốc phòng Philippines, ông Delfin Lorenzana, thừa nhận Philippines không đủ năng lực như Mỹ để giám sát mọi tàu thuyền đi vào vùng lãnh hải nước này.

Trong trao đổi với trang Inquirer.net, ông Lorenzana cũng nói tổ chức nghiên cứu Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) tại Mỹ đã cung cấp những hình ảnh cho thấy các tàu Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng EEZ của Philippines.

Ông Lorenzana cũng đồng tình với phát biểu của người phát ngôn tổng thống Panelo, cho rằng không có vấn đề gì trong việc Philippines tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ trong việc giám sát EEZ của nước này.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29781-philippines-co-the-nho-my-ho-tro-giam-sat-vung-dac-quyen-kinh-te-o-bien-dong.html

 

Singapore cấm buôn bán ngà voi

Hôm 12/8, chính phủ Singapore cho biết sẽ cấm buôn bán ngà voi trên thị trường nội địa từ tháng 9/2021, và như vậy, theo Reuters, đóng cửa một thị trường tiêu thụ quan trọng đối với ngà voi bị săn trộm.

Hãng tin này nhận định rằng nhu cầu từ các nước châu Á như Trung Quốc và Việt Nam, nơi ngà voi được dùng làm đồ trang sức và trang trí, đã khiến nạn săn trộm gia tăng khắp châu Phi.

Việc buôn bán ngà voi trên thị trường quốc tế đã bị cấm từ năm 1990 theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), một hiệp ước quốc tế được hầu hết các quốc gia ký kết.

Nhưng các nhà hoạt động vì môi trường nói rằng ngà voi có thể được ngụy trang và vẫn được kinh doanh hợp pháp, miễn là được mua bán trong các cửa hàng có giấy phép trên đường phố và trên mạng.

Ủy ban Công viên Quốc gia Singapore, một cơ quan chính phủ, thông báo lệnh cấm buôn bán ngà voi trong nước hôm 12/8, cũng là Ngày Voi Thế giới.

“Với lệnh này, việc bán ngà voi và các sản phẩm làm từ ngà voi, và việc trưng bày công khai ngà voi và các sản phẩm làm từ ngà voi cho mục đích kinh doanh sẽ bị cấm,” tuyên bố cho biết.

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ ngà voi lớn nhất, đã cấm buôn bán trong nước vào năm 2017.

Ước tính mỗi ngày có tới 100 con voi châu Phi bị giết bởi những kẻ săn trộm tìm kiếm ngà, thịt và các bộ phận cơ thể.

Các nhà hoạt động vì môi trường ước tính số voi châu Phi chỉ còn lại khoảng 400.000 con.

https://www.voatiengviet.com/a/singapore-cam-buon-ban-nga-voi/5038779.html

 

Ấn Độ áp đặt lại lệnh giới nghiêm tại Kashmir

trước khi lễ hội Hồi Giáo diễn ra

Tin từ Srinaga, Ấn Độ — Vào Chủ Nhật (11/8), chính quyền Ấn Độ thiết lập lại lệnh giới nghiêm tại khu vực Kashmir trước khi lễ hội Hồi giáo Eid diễn ra.

Hành động trên diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ lo lắng rằng các cuộc tụ tập đông đúc có thể gây ra những cuộc biểu tình  nhằm chống lại việc New Delhi xóa bỏ quy chế tự trị của khu vực tranh chấp Kashmir. Vào Chủ Nhật tuần trước, Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho phong tỏa khu vực Kashmir, cắt đứt liên lạc, giam giữ hơn 300 nhà  chính trị cùng các nhà hoạt động, và đưa ra một lệnh giới nghiêm với nhiều cảnh sát và quân đội nhằm ngăn chặn sự di chuyển người dân.

Nhằm thắt chặt sự kìm kẹp đối với khu vực Kashmir vốn có tranh chấp với nước láng giềng Pakistan, Ấn Độ quyết định hủy bỏ điều khoản trong hiến pháp cho phép vùng Jammu và Kashmir được quyền tự trị. Đồng thời Chính phủ Ấn Độ cũng bãi bỏ lệnh cấm mua tài sản đối với người bên ngoài khu vực trên.

Vào thứ Sáu (9/8), lệnh giới nghiêm được nới lỏng ở thành phố Srinagar thuộc khu vực Kashmir trong thời gian cầu nguyện của người Hồi giáo. Tuy nhiên các cuộc biểu tình bùng bổ sau đó bởi những thanh niên ủng hộ sự tự do và độc lập. Họ bị cảnh sát giải tán bằng hơi cay và đạn cao su. Vào Chủ nhật (11/8), phóng viên Reuters trông thấy một chiếc xe cảnh sát lái xung quanh thành phố Srinagar, thông báo chính phủ Ấn Độ sẽ áp đặt lại lệnh giới nghiêm, và yêu cầu mọi người ở trong nhà. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/an-do-ap-dat-lai-lenh-gioi-nghiem-tai-kashmir-truoc-khi-le-hoi-hoi-giao-dien-ra/

 

Thủ tướng Pakistan so sánh Ấn Độ với phát xít

Thủ tưởng Pakistan Imran Khan đã có nhiều phản ứng dữ dội trong suốt một tuần qua, sau khi chính quyền New Delhi hủy bỏ quy chế tự trị của vùng Cachemire thuộc Ấn Độ.

Trên mạng Twitter hôm 11/09/2019, ông Imran Khan đã so sánh chính quyền Ấn Độ với chế độ phát xít. Từ Islamabad, thông tín viên RFI Sonia Ghezali cho biết chi tiết :

« Hiện giờ đang có một mưu đồ thay đổi thành phần dân cư ở Cachemire bằng cách xóa sổ các dân tộc : Liệu thế giới có để yên như họ đã từng làm với Hitler ? » Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã viết như vậy trên Twitter.

Đây không phải lần đầu tiên ông Imran Khan cáo buộc chính quyền New Delhi có ý đồ diệt chủng tại khu vực Jammu và Cachemire do Ấn Độ kiểm soát. Nhiều quan chức chính phủ Pakistan, chẳng hạn ngoại trưởng, cũng đã có những lời tố cáo tương tự từ hôm thứ Hai tuần trước.

Thủ tướng Pakistan cũng cảnh báo cộng đồng quốc tế về RSS, tổ chức thiện nguyện viên quốc gia, một phong trào dân tộc cực đoan của người Hindu. Tư tưởng của đảng BJP cầm quyền của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng bắt nguồn từ RSS.

Theo thủ tướng Pakistan, « chủ thuyết về người Hindu thượng đẳng của phong trào RSS, cũng giống như chủ thuyết người da trắng thượng đẳng của phát xít Đức, không ngừng lan rộng tại vùng Cachemire do Ấn Độ chiếm đóng. Tư tưởng này sẽ dẫn việc loại trừ người Hồi giáo ở Ấn Độ và rất có thể sẽ nhắm vào cả Pakistan ».

Các từ ngữ được dùng rất mạnh. Nhưng bài phát biểu nói trên đang được lan truyền rộng rãi tại Pakistan, đặc biệt trong những tổ chức bảo vệ quyền của người Cachemire.

Chính phủ Pakistan kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động. Lời kêu gọi này được các phong trào bảo vệ vùng Cachemire ủng hộ. Trong số các lời kêu gọi, lời vận động đấu tranh chống « những kẻ đàn áp Ấn Độ » ngày càng được truyền bá rộng rãi ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190812-thu-tuong-pakistan-so-sanh-an-do-voi-phat-xit